Lý giải vì sao trình độ tiếng Anh của người Việt đứng thứ 5 châu Á
Theo kết quả khảo sát thường niên do EF (công ty đào tạo ngôn ngữ đa quốc gia) thực hiện, Việt Nam xếp hạng thứ 5 châu Á và 29 trên thế giới về trình độ tiếng Anh.
Sáng 27.11, tại Hà Nội, Tổ chức giáo dục EF Education First (Thụy Sĩ) tổ chức họp báo về bản báo cáo chỉ số thông thạo tiếng Anh của các nước trên toàn thế giới. Trong đó, trình độ thông thạo tiếng Anh của người Việt Nam đứng thứ 5 châu Á và đứng thứ 29 trên thế giới.
Ông Minh Trần – Giám đốc nghiên cứu và hợp tác học thuật của EF Education First – cho biết, hiện nay, các bài kiểm tra tiếng Anh có chất lượng cao như Cambridge English FCE, TOEFL, TOEIC, IELTS được nhiều thí sinh tham dự nhưng chi phí đắt đỏ. Còn bài thi tiếng Anh theo tiêu chuẩn EF (EFSET) được xây dựng dựa trên nền tảng của các nghiên cứu và phân tích cơ sở. Các đề mục kiểm tra đã được soạn thảo bởi những chuyên gia soạn bài thi giàu kinh nghiệm… Do đó, bài kiểm tra của EF đạt tiêu chuẩn như các bài kiểm tra quốc tế thông dụng khác và hoàn toàn miễn phí.
Ông Minh Trần (ngoài cùng bên trái) – Giám đốc nghiên cứu và hợp tác học thuật của EF.
Giám đốc nghiên cứu và hợp tác học thuật của EF Education First cho hay: “Năm 2015, chúng tôi công bố ấn bản thứ 5 của Bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ EF (EF EPI). Đây là bảng xếp hạng lớn nhất trên thế giới về năng lực Anh ngữ giữa các quốc gia. Bản báo cáo năm nay xếp hạng 70 quốc gia từ nhiều nguồn dữ liệu của 910.000 người trưởng thành học tiếng Anh trên toàn thế giới”.
Theo đó, quốc gia có chỉ số thông thạo tiếng Anh cao nhất là Thụy Điển với 70,94 điểm (trên thang điểm 100), quốc gia thấp nhất là Lybia với 37,86 điểm. Tại châu Á, quốc gia có chỉ số thông thạo tiếng Anh cao nhất là Singapore với 61,80 điểm, thấp nhất là Campuchia với 39,15 điểm. Trình độ tiếng Anh của người Việt Nam đứng thứ 5 châu Á với 53,81 điểm, sau Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Trong báo cáo của EF cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ thông thạo Anh ngữ và mức độ cạnh tranh của nền kinh tế. Theo đó, những nước thông thạo tiếng Anh sẽ có tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người cao hơn, tỉ lệ người trẻ được giáo dục, đào tạo hoặc có việc làm tăng lên…
Trong những năm gần đây, ở châu Á, Việt Nam và Ấn Độ có xu hướng học tiếng Anh tăng lên. Các nước như Thái Lan, Trung Quốc có xu hướng giảm nhu cầu học tiếng Anh. Năm 2015, Việt Nam đứng thứ 29 về trình độ tiếng Anh trên toàn thế giới và lên 4 bậc (33) so với năm 2014 là điều dễ hiểu.
Theo thống kê của một website dạy học tiếng Anh miễn phí, tỉ lệ người Việt Nam đăng ký học và truy cập nhiều hơn các nước khác.
Video đang HOT
Trình độ tiếng Anh của người Việt Nam đang ở mức độ trung bình và đứng thứ 29 trên thế giới, thứ 5 ở châu Á.
Khi được hỏi, tại sao trình độ tiếng Anh của người Việt Nam lại cao hơn Thái Lan, ông Minh Trần lý giải: “Trong báo cáo của EF, chúng tôi đang sử dụng 3 kỹ năng là đọc, nghe và ngữ pháp. Do người Việt Nam học ngữ pháp rất tốt nên có thể hiểu phần nào trình độ tiếng Anh của người Việt Nam xếp trên Thái Lan. Tất nhiên, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ thêm phần nói và hướng tới kiểm tra toàn bộ 4 kỹ năng thì chắc thứ hạng sẽ khác”.
Theo danviet.vn
Người Việt "yếu" ngoại ngữ và tư duy "tạm đủ"
Tư duy "tạm đủ" thể hiện ở nhiều lĩnh vực, mà học và sử dụng ngoại ngữ là một ví dụ.
Người VN không yếu ngoại ngữ...
Có thể không cần bàn thêm về tầm quan trọng của ngoại ngữ[1] trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Khi mà nguồn tài nguyên nước ngoài sẵn sàng gõ cửa, ngoại ngữ là chìa khóa để chúng ta có thể tiếp thu được những tri thức và đón nhận những cơ hội mới.
Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể khẳng định rằng, xét về mặt bằng chung, người Việt Nam không hề yếu ngoại ngữ, nhất là đối với thế hệ trẻ. Phần lớn các bạn có trình độ tiếng Anh đủ để giao tiếp với người nước ngoài. Chuyện ra đường gặp các bạn trẻ nhiệt tình làm "hướng dẫn viên" cho du khách nước ngoài không còn là hiếm. Rất nhiều bảng hiệu trên đường, thực đơn trong nhà hàng hay các sản phẩm trong siêu thị nước ta... có nội dung được thể hiện song ngữ tiếng Việt/ Anh, thậm chí chỉ có... tiếng Anh!
Điều này rất khác với các nước khác. Khi đến Hàn Quốc, người nước ngoài sẽ gặp khó khăn hơn nhiều khi giao tiếp, vì ở đây tiếng Anh không phổ biến đến thế. Đi taxi, muốn miêu tả địa điểm cũng không dễ, còn vào siêu thị thì cố gắng "nhìn nhãn đoán công dụng". Đến Pháp, Ý tình trạng cũng tương tự đối với các bảng hiệu hoặc sản phẩm bày bán, dù người dân ở đây có thể sử dụng tiếng Anh thông thạo.
Như vậy, rõ ràng xét về mặt bằng chung, chúng ta thậm chí còn sử dụng ngoại ngữ nhiều hơn nhiều nước khác. Nhưng vì sao chúng ta vẫn bị xem là yếu ngoại ngữ?
Trong thời đại toàn cầu hóa, ngoại ngữ rất quan trọng. (Ảnh minh họa)
...chỉ là chưa đủ "giỏi đến cùng"
Bởi, theo tôi, chúng ta chỉ "biết" ngoại ngữ, chứ chưa thực sự sử dụng được nó như một ngôn ngữ để phục vụ cho công việc. Một ngôn ngữ khi chưa được sử dụng để đạt mục đích cuối cùng của người truyền đạt thì chưa được xem là thông thạo.
Thông thạo một ngôn ngữ nhất định nghĩa là có thể sử dụng nó truyền tải nội dung chúng ta muốn, phục vụ tốt cho công việc của chúng ta, tùy theo từng cấp độ yêu cầu của công việc đó. Chẳng hạn, đối với người lái taxi, đó là biết được chính xác khách hàng muốn đến địa điểm nào, những chỉ dẫn kèm theo và giao tiếp được với họ. Đối với hướng dẫn viên du lịch là khả năng giới thiệu cho du khách về những địa điểm và khả năng điều hành chuyến đi.
Yêu cầu thông thạo ngoại ngữ đối với tầng lớp lao động "cao cấp" còn cao hơn thế rất nhiều. Đối với bác sĩ, yêu cầu đó là có thể nghiên cứu các tài liệu bằng ngoại ngữ, tư vấn cho bệnh nhân nước ngoài, và cao hơn, có bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế. Đối với luật sư là khả năng nghiên cứu pháp luật nước ngoài, tư vấn, tham gia tranh tụng bằng ngoại ngữ. Đối với các giảng viên là có thể viết những bài nghiên cứu, giảng dạy bằng ngoại ngữ, v.v...
Tiếc rằng, điều này chúng ta lại rất thiếu. Nói cách khác, chúng ta đang thiếu hụt một nguồn nhân sự có thể sử dụng "tiếng Anh cao cấp", những người đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu một "Việt Nam mới" ra thế giới!
Theo số liệu thống kê [2], năm 2012, Việt Nam có 1.731 bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí quốc tế, so với 5.804 của Thái Lan, 7.828 của Malaysia, 10.125 của Singapore. Ngoại ngữ chưa đủ "giỏi" phải chăng cũng là một nguyên nhân cho con số "khiêm tốn" này?
Ngoại ngữ đương nhiên không phải là thước đo trí tuệ của một cá nhân hay một quốc gia. Nhưng nếu không có ngoại ngữ, hay chính là "ngôn ngữ" trong cộng đồng quốc tế, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong ngoại giao hay cao hơn nữa thể hiện tinh hoa của dân tộc. Điều này lý giải phần nào tại sao mặc dù người Việt về mặt bằng chung có thể "khá" ngoại ngữ, nhưng lại vẫn non yếu trong việc đưa các sản phẩm trí tuệ ra thế giới, cũng như thể hiện vai trò trong cộng đồng thế giới.
Tư duy "tạm đủ"
Như vậy gốc của vấn đề là gì khi người Việt ở một góc độ nhất định vẫn bị xem là "yếu ngoại ngữ"? Không thể biện hộ rằng VN nằm trong khu vực không sử dụng tiếng Anh để biện hộ. Vì nhìn xung quanh Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... tuy hệ thống chữ cái toàn toàn khác hệ Latin nhưng họ có rất nhiều đại diện làm việc khắp nơi trên thế giới. Và cũng không thể viện dẫn do "nước đang phát triển" để bào chữa, vì thực ra, thông thạo một ngoại ngữ không phải là một vấn đề quá khó đến mức phải giàu có mới làm được, nhất là đối với lao động trình độ cao.
Theo cá nhân người viết, điều này một phần xuất phát từ "tư duy tạm đủ" đã ăn sâu vào tính cách của người Việt Nam. Tư duy 'tạm đủ' của người Việt không chỉ thể hiện trong vấn đề học ngoại ngữ mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Đó là tư duy tiểu nông, chỉ cần mưa thuận gió hòa, đủ ăn đủ mặc là... đủ. Biết tiếng Anh sơ sơ đủ dùng là đủ, có tấm bằng đủ xin việc là đủ, chỉ cần biết tiếng Anh thôi là đủ, không cần ngôn ngữ khác, học Đại học thôi là đủ, đi làm lương đủ ăn là đủ...
Đương nhiên, mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau về nhu cầu và khả năng của bản thân, tuy nhiên khi cái tư duy "tạm đủ" là đặc tính phổ biến, nó sẽ trở thành tác nhân kéo lùi sự phát triển của dân tộc đó.
Khi VN mở cánh cửa ra thế giới, người Việt được đi ra nước ngoài nhiều hơn, có thể chúng ta sẽ nhận ra như vậy chưa "đủ". Một trình độ tiếng Anh trung bình chưa đủ giúp chúng ta viết được một bài nghiên cứu có giá trị để được đăng tải trên các tạp chí quốc tế, chưa đủ giúp chúng ta có thể tranh luận một cách nghiêm túc cùng các đồng nghiệp nước ngoài.
Một vài bằng cấp chưa đủ để người tuyển dụng "hoảng sợ". Một kiến thức hời hợt về thế giới từ những cuộc du lịch ngắn ngày, chụp ảnh và check-in hơn là tìm hiểu sâu về văn hóa - lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật chưa đủ để bạn ba hoa về những vùng đất đã đi qua trước bạn bè thế giới, khi cơ hội trải nghiệm của họ nhiều hơn nhiều lần.
Nếu còn giữ tư duy học tập và làm việc "vừa đủ", học vì bằng cấp, hình thức, còn quan điểm làm việc để khoe mẽ hơn là vì khát vọng thực sự của bản thân, thì việc người Việt tụt hậu với thế giới sẽ còn là một vấn đề lâu dài, không chỉ trong chuyện học ngoại ngữ.
-----
[1]: Hiện ở VN gần như đánh đồng ngoại ngữ là tiếng Anh, vấn đề này xin được bàn trong một dịp khác.
[2]: Hoàng Mạnh Thắng, So sánh số lượng bài báo đăng trên tạo chí khoa học quốc tế của Việt Nam và các nước trong khu vực trong 5 năm gần đây (2008-2012), Hdcdgsnn.gov.vn, cập nhật ngày 03/07/2014.
Vũ Kim Hạnh Dung (Đại học Kinh tế - Luật TPHCM)
Theo Tuần Việt Nam
Giúp giáo viên tiếng Anh thi lấy chứng chỉ FCE Đề án mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tất cả giáo viên tiêng Anh nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. Theo đó, việc học và thi lấy chứng chỉ FCE là một trong những đòi hỏi bắt buộc. Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" của Chính...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Vóc dáng hiện tại của Võ Hạ Trâm, chỉ 1 bức ảnh mà thấy rõ sự khác biệt
Sao việt
23:20:14 07/05/2025
Lời khai của gã chồng cũ sát hại nữ giáo viên ở Gia Lai
Pháp luật
23:18:23 07/05/2025
Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư
Sức khỏe
23:16:05 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025