Lý giải nguyên nhân móng chân mọc ngược
Móng chân cái của tôi bị lún trong thịt làm tôi thường bị đau, nhất là khi có va chạm nhẹ đầu ngón chân. Nhà tôi không ai bị như thế, không biết tại sao tôi lại có móng kiểu vậy?
Nguyễn Hưng (Bắc Ninh)
Ảnh minh họa
Hiện tượng bạn kể là móng mọc ngược. Móng mọc ngược có thể do cắt tỉa móng không đúng và đi giày chật. Một số môn thể thao khiến người tập liên tục đá một vật hoặc gây áp lực lên chân trong thời gian dài có thể gây ra tổn thương móng chân và làm tăng nguy cơ móng chân mọc ngược.
Video đang HOT
Ngoài ra còn có thể gặp các nguyên nhân như tình trạng bệnh lý của móng dẫn đến thay đổi bất thường của bản móng: nấm móng, loạn dưỡng…
Vệ sinh chân không đúng cách, chẳng hạn như không giữ cho bàn chân của bạn sạch sẽ hoặc khô ráo cũng có thể dẫn tới hiện tượng này.
Người già cũng có thể có nguy cơ cao hơn vì móng chân dày lên theo tuổi. Nếu không được điều trị hoặc không được phát hiện, móng chân mọc ngược có thể nhiễm trùng, thậm chí nhiễm trùng xương. Biến chứng có thể đặc biệt nghiêm trọng nếu người bệnh bị tiểu đường.
Để ngăn ngừa móng quặp, bạn nên: Cắt móng chân thẳng. Đừng uốn cong móng theo hình cong của mặt trước ngón chân. Giữ móng chân ở độ dài vừa phải. Cắt móng chân bằng đầu ngón chân. Nếu cắt móng chân quá ngắn, áp lực từ giày lên ngón chân có thể khiến móng đâm vào mô. Mang giày vừa với chân.
Giày gia tăng nhiều áp lực lên ngón chân có thể khiến móng dài ra và đâm vào mô xung quanh. Nếu công việc khiến bạn có nguy cơ bị thương ở ngón chân, hãy mang giày bảo hộ, chẳng hạn như giày có mũi bọc kim loại. Nếu bị tiểu đường, hãy kiểm tra bàn chân hàng ngày và đi khám bác sĩ để được tư vấn.
20 triệu phụ nữ biết tự bảo vệ trước bệnh lao
Là một trong những mục tiêu của Chương trình chống lao Quốc gia Việt Nam. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới hằng năm và gần 1,6 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu.
Phụ nữ tham gia tuyên truyền phòng chống bệnh lao.
Việt Nam vẫn nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hằng năm của cả hộ gia đình.
70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung.
Theo các báo cáo, hằng năm cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức cao, trên 90% với bệnh nhân lao mới, 75% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân đa kháng thuốc sử dụng phác đồ ngắn hạn. Những người tử vong do lao chủ yếu là chưa được phát hiện và điều trị kịp thời.
Để mọi người bệnh có thể được phát hiện và điều trị kịp thời, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và đặc biệt là của phụ nữ và cả cộng đồng, không kỳ thị mặc cảm mà chủ động tham gia phát hiện bệnh khi có triệu chứng.
Do đó, Chương trình chống lao Quốc gia Việt Nam đặt ra mục tiêu có ít nhất 20 triệu phụ nữ trong 20 triệu gia đình Việt Nam có kiến thức và thực hành bảo vệ chính gia đình họ không mắc bệnh lao. Hội Phổi Việt Nam vừa thành lập Chi hội Phụ nữ và đây sẽ là nòng cốt trong công tác tuyên truyền hướng dẫn phòng, chống lao đến từng hội viên, phụ nữ trong toàn quốc.
Được biết Chương trình Chống lao quốc gia ở Việt Nam hiện nay có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc mà nòng cốt là Bệnh viện Phổi Trung ương, có Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB)... giúp Chương trình đạt mục tiêu đã đề ra là đến năm 2030 giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20/100.000 người dân và giảm số người chết do bệnh lao, để người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao.
Xử trí khi trẻ bị sốt Trẻ sốt chưa đến 38,5 độ C, không chán ăn, bứt rứt thì không dùng thuốc hạ sốt, có thể chườm bằng khăn mềm, bổ sung nước và dinh dưỡng. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết sốt cao là triệu chứng chứ không phải bệnh. Sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể,...