Lý giải nguyên nhân Apple tiếp tục mất giá
Hôm qua, cổ phiếu Apple tiếp tục sụt giảm nặng nề.
Với mức đóng cửa 510 USD, giảm thêm 4% so với phiên trước, cổ phiếu của Apple đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ mùa đông năm trước, sau khi có một ngày mất giá kỷ lục vào tuần trước. Cổ phiếu Apple đã tăng mạnh trong năm nay, từ mức 400 USD lên mức 700 USD vào cuối tháng 9 vừa rồi.
Điều gì đã xảy ra?
Apple đối mặt với một số vấn đề cơ bản cần phải giải quyết, nếu không muốn cổ phiếu giảm sâu thêm. Các vấn đề đó là:
Apple cắt giảm lượng đặt hàng iPhone cho quý sau
Theo như hãng UBS và một số nguồn khác, Apple đã cắt giảm những yêu cầu “lắp ráp” máy từ 35 – 40 triệu đơn vị, xuống chỉ còn 25 – 30 triệu đơn vị.
Điều này khiến cho sản phẩm quan trọng iPhone có thể đạt lượng bán ra thấp hơn cả những dự đoán của Phố Wall. Và nó cũng cho thấy, iPhone 5 phải là lực đẩy khổng lồ mà Apple cần để tiến lên.
Bị nhà đầu tư dìm giá để tránh thuế
Cổ phiếu Apple đã tăng giá khủng khiếp trong năm qua, và một số nhà đầu tư có vẻ đang muốn ghìm giá của Apple, nhằm mục đích trách một mức thuế cao.
Trong khi Mỹ đang đối diện với vách đá tài khóa*, thì dù thế nào, các nhà đầu tư cũng không muốn đối diện với một tỷ lệ thuế cao cho khoản đầu tư của họ vào Apple
Trong ngắn hạn, Apple sẽ không có sản phẩm bom tấn
Vì những sản phẩm được ra mắt gần đây không có nhiều hấp dẫn, các nhà phân tích đều không tin rằng Apple có thể ra mắt một sản phẩm hấp dẫn từ giờ cho tới mùa hè năm sau.
Điều đó khiến cho các nhà đầu tư ngắn hạn có lý do để bán cổ phiếu Apple đi.
Lợi nhuận biên siêu cao của Apple có thể sẽ không còn nữa
Vì rơi vào cạnh tranh với đối thủ Android, Apple đang ngày càng phải bán ra các sản phẩm có lợi nhuận biên thấp, giống như iPad Mini, hay thậm chí phải ra mắt iPhone giá rẻ để lấy lại sức hút.
Video đang HOT
Sản phẩm Android ngày một tốt lên, khiến sản phẩm của Apple mất đi thế mạnh so với trước.
Vì thế, doanh thu của Apple có thể sẽ tăng, nhưng lợi nhuận của hãng thì có lẽ sẽ tiến chậm hơn. Một Apple trái ngược với 5 năm về trước.
Sản phẩm cách mạng Apple TV bị trì hoãn tới năm sau
Chiếc TV được mong đợi của Apple có thể sẽ phải đợi tới cuối năm 2013 mới có thể ra mắt. Các nhà phân tích chưa biết chắc về sản phẩm này, cũng như cách Apple phân phối sản phẩm.
Rất nhiều công ty đã cố gắng sáng chế lại TV trong vòng 15 năm qua, và hầu hết họ đều thất bại. Apple cũng đang bị ngành công nghiệp TV ngăn cản, bởi họ sẽ làm tất cả khả năng có thể để gây khó dễ cho Apple bước vào ngành TV.
Thị trường smartphone bước vào giai đoạn phát triển mới
Khi những người ở mức thu nhập trung bình hầu hết đã sở hữu smartphone. Smartphone bắt đầu tới với những người ở lớp thu nhập thấp hoặc ở các quốc gia mới nổi như Việt Nam.
Vì thế, các smartphone giá rẻ sẽ gia tăng thị phần chiếm giữ của chúng.
Apple chưa từng bán smartphone giá rẻ, và nếu như hãng làm thế, sẽ ép vào lợi nhuận biên của mình.
Các đối thủ của Apple đang siết chặt vòng vây
Các đối thủ, như Samsung, đang tiến công mạnh mẽ nhiều mặt trận, từ smartphone tới máy tính bảng. Apple cũng không còn giữ được vị thế vượt trội trong mắt người dùng và các nhà phân phối.
Vấn đề này cũng đã tống thêm một đòn vào lợi nhuận biên của Apple.
Apple đã thực sự bước vào thời kỳ hậu Steve Jobs
Khi mà mọi người cùng ngóng trông xem công ty thành công này có thể làm được thế hệ sản phẩm kế tiếp nào đáng kể hay không.
Steve Jobs đã ra đi, mãi mãi.
Những vấn đề trên đang đè nặng vào giá cổ phiếu Apple.
Tuy vậy, hãng không phải chỉ đối mặt với toàn tin xấu.
Hiện giá cổ phiếu Apple đang ở mức rẻ, nếu so với việc nó đang được giao dịch ở mức gấp 12 lần cổ tức trên mỗi cổ phiếu.
Mức này không phải là bất ngờ. Vào giữa thập niên 1990, các công ty phần cứng như HP, Dell đều có mức cổ phiếu gấp 8 tới 12 lần so với cổ tức.
Ở mức gấp 12 lần, Apple ở mức rẻ chấp nhận được, so với toàn bộ thị trường.
Cũng nên nhớ rằng, Apple đang có tới khoảng 125 tỷ USD tiền mặt.
*fiscal cliff – thuật ngữ chỉ những nan giải về tài chính nước Mỹ phải đối mặt trong năm 2013 – khi phải lựa chọn giữa tăng thuế để bổ sung vào ngân quỹ, hay giảm thuế để phát triển, nhưng sẽ bị thâm hụt ngân sách).
Theo Genk
iPhone bị nhiều nhà mạng quay lưng
Một trong những quan ngại lớn nhất về cổ phiếu Apple chính là mối nguy hại khi lợi nhuận biên siêu cao của hãng này đang dần rơi rụng khi mà công ty bán các sản phẩm ít lợi nhuận hơn và thị trường smartphone bước sang một giai đoạn phát triển mới.
iPad của Apple đang có dấu hiệu sụt giảm lợi nhuận biên so với iPhone. Và iPad Mini, sản phẩm được cho rằng sẽ ngốn mất doanh số của iPad màn hình lớn, giống như việc giảm lợi nhuận biên (hay ít nhất là giảm số tiền kiếm được) so với iPad màn hình lớn.
Khi mà Apple càng bán được nhiều iPad hơn trong "rổ" sản phẩm của mình, lợi nhuận biên sẽ giảm hơn.
Một cú đánh lớn vào lợi nhuận biên của Apple có thể sẽ đến từ iPhone, sản phẩm hiện đang đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Apple.
Từ khi ra mắt iPhone vào năm 2007, Apple vẫn giữ được mức giá 600 USD cho iPhone, nhờ vào sự vượt trội của iPhone so với các điện thoại khác, các nhà mạng ở các thị trường chính và khao khát của người dùng với chiếc điện thoại này.
Thế nhưng, thị trường smartphone đã bước vào một giai đoạn phát triển mới, khi mà giá là một vấn đề được người dùng cực kỳ quan tâm khi mới bắt đầu sử dụng smartphone. Các đối thủ của Apple đã đuổi kịp hãng và các nhà mạng ở một số quốc gia bắt đầu giảm trợ giá cho iPhone.
Vì những lý do trên, các smartphone Android đã qua mặt Apple khá xa trên thị trường toàn cầu. Hiện nay, Android chiếm 75% thị phần smartphone toàn cầu, so với 15% của Apple.
Nhu cầu smartphone giá rẻ ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số thị trường mới phát triển như Việt Nam, sẽ tiếp tục gia tăng. Đó cũng là mảng thị phần phát triển nhất sẽ tiếp tục gia tăng trong vòng vài năm tới. Nếu muốn tiếp tục giữ được thị phần, Apple có thể buộc phải hạ giá smartphone.
Cùng với đó, khi mà một số nhà sản xuất smartphone như Samsung đã bằng hoặc vượt Apple, Apple đang mất dần giá trị với các nhà mạng.
Sự trợ giá của nhà mạng ở các thị trường như Mỹ và châu Âu đã giúp iPhone tới vừa tầm tay của nhiều người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận khổng lò cho Apple. Tuy vậy, ở một số thị trường, nhà mạng bắt đầu giảm hoặc bỏ chính sách trợ giá, khiến cho iPhone trở nên đắt đỏ hơn.
Giá cả là một yếu tố tác động cực mạnh tới quyết định chọn mua smartphone của người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi.
Và giờ đây, một số nhà mạng bắt đầu đẩy gánh nặng chi phí về phía Apple. Các nhà mạng này từ chối phân phối iPhone, trừ phi Apple cắt giảm các yêu cầu về tài chính.
Nhà mạng dẫn đầu ở Nga, OAO Mobile Telesystems, chưa hề bán iPhone 5 theo dạng hợp đồng.
OAO đã bán tất cả các phiên bản trước của iPhone. Nhưng nhà mạng này cho rằng yêu cầu của Apple đang khá cao.
Nhà phân tích Denis Kuskov của hãng nghiên cứu Telecomdaily cho biết "Apple không những đẩy phần chi phí quảng cáo cho nhà mạng, mà còn bắt họ phải trả chi phí vận chuyển, lưu kho và chi phí sửa chữa. Kết quả là, các nhà mạng phải bán thiết bị ở mức giá cao, hoặc chịu lỗ khi bán hàng".
Nhà mạng lớn thứ 2 của Nga cũng sẽ không bán iPhone 5. Nhà mạng này đã ngừng bán iPhone từ năm 2010.
Và mới nhất, Apple phải chịu sự từ chối khá phũ phàng từ nhà mạng lớn nhất Trung Quốc: China Mobile.
Các nhà đầu tư phố Wall đã chờ đợi Apple ký hợp đồng với China Mobile hàng năm trời, để có thể mở cửa cho iPhone được bán tới tay hơn 650 triệu thuê bao của nhà mạng này.
Hai hãng này vẫn đang thảo luận, nhưng họ chưa đạt được một thỏa thuận nào cả. Dựa theo những lời CEO của China Mobile nói tuần trước, chướng ngại vật không phải chỉ là công nghệ (do China Mobile chạy mạng khác với chuẩn quốc tế).
CEO Li Yue nói: "Bên cạnh những vấn đề kỹ thuật, mô hình kinh doanh và chia sẻ lợi nhuận cần những cuộc đàm phán sâu hơn".
Thị trường smartphone sẽ phát triển cực mạnh vào vài năm tới, nhờ vào lực đẩy từ Ấn Độ và Trung Quốc, và một số thị trường mà giá bán là một vấn đề cực lớn với những người muốn mua smartphone.
Nếu Apple muốn tham gia vào giai đoạn phát triển này, hãng cần phải giảm giá bán hoặc giảm những lợi ích kinh tế mà hãng đang yêu cầu nhà mạng hay các đối tác.
Apple không gặp vấn đề gì cả. Sự suy giảm giá cổ phiếu gần đây của Apple chỉ phản ánh phần nào sự sụt giảm lợi nhuận biên của hãng mà thôi. Apple vẫn đang có một kho tiền khổng lồ, và hãng có thể chịu giảm lợi nhuận biên để có thể phát triển tốt hơn.
Nhưng cái ngày mà Apple cứ liên tục tăng trưởng lợi nhuận biên theo chiều mũi tên thẳng đứng đang sắp kết thúc. Dù có thế nào, thì trong vòng vài năm tới, lợi nhuận của Apple sẽ lớn chậm hơn nhiều so với doanh thu.
Theo Genk
iPhone mất dần sức hút ở Trung Quốc Sau một thời gian dài, Trung Quốc cuối cùng cũng cho phép iPhone 5 được ra mắt. Các nhà đầu tư Apple hi vọng đây là một sự kiện lớn, nhưng các dấu hiệu lại không cho thấy như vậy. Theo tập đoàn nghiên cứu công nghệ Gartner, giá cổ phiếu Apple tại Trung Quốc đã giảm xuống thêm 7% vào cuối quý...