Lý giải dòng chảy tỷ USD ngoại tệ về Ngân hàng Nhà nước
Chuyên gia của SSI cho rằng trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ khá thuận lợi, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét hạ tỷ giá mua vào. Đây có thể là một phần lý do khiến các ngân hàng thương mại đẩy mạnh bán ngoại tệ về Ngân hàng Nhà nước trong thời gian gần đây.
Lý giải dòng chảy tỷ USD ngoại tệ về Ngân hàng Nhà nước
Thống kê của Công ty Chứng khoán SSI trong tuần vừa qua cho thấy thị trường mở không phát sinh giao dịch mới khi chỉ có 1 tỷ đồng mua kỳ hạn đến hạn.
Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại tiếp tục bán một lượng lớn ngoại tệ về Ngân hàng Nhà nước.
Trong tuần trước đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, tương đương khoảng hơn 30 nghìn tỷ đồng được bơm ra thị trường.
Video đang HOT
Lý giải cho diễn biến này, chuyên gia của SSI cho rằng trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ khá thuận lợi, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét hạ tỷ giá mua vào và đây có thể là một phần lý do khiến các ngân hàng thương mại đẩy mạnh bán ngoại tệ về Ngân hàng Nhà nước trong thời gian gần đây.
Dữ liệu từ SSI cho thấy tỷ giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước đã giữ nguyên ở mức 23.175 VND/USD từ đầu năm đến nay và đã duy trì mức cao hơn tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại 100-120 VND/USD trong 5 tháng gần đây.
Ở một diễn biến khác, thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục trong trạng thái dồi dào, khiến lãi suất trên liên ngân hàng giảm 0,03-0,04 điểm% trong tuần qua, chốt tuần ở mức 0,16%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,21%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Lãi suất tiền gửi giữ ở mức 2,5-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7-5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tại thời điểm cuối tháng 9/2020, tổng tiền gửi toàn hệ thống là 9,44 triệu tỷ đồng, tăng 7,34% so với đầu năm, trong đó tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng mạnh (10,4% so với đầu năm). Chênh lệch tiền gửi – tín dụng tại ngày 30/9/2020 là 744 nghìn tỷ đồng, mức rộng nhất kể từ năm 2012 trở lại đây.
Tính đến ngày 17/11/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế là hơn 8,79 triệu tỷ đồng, tăng 7,26% so với cuối năm 2019 (thấp hơn nhiều mức cùng kỳ 2019 là 10,28%).
Chuyên gia của SSI tính toán nếu dư nợ tín dụng tăng tốc và đạt mức 10% cho cả năm 2020 như kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước (tương đương 320 nghìn tỷ dư nợ tăng thêm trong quý IV) thì vẫn còn cách khá xa so với số dư tiền gửi – thường cũng tăng trưởng mạnh vào các tháng cuối năm.
“Bởi vậy, thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn sẽ dồi dào và lãi suất tiền gửi dự kiến tiếp tục đi ngang trong một vài tháng tới”, chuyên gia của SSI nhấn mạnh.
4,7 tỉ USD kiều hối chuyển về TP HCM
Bất chấp khó khăn do dịch Covid-19, lượng kiều hối tiếp tục đổ mạnh về TP HCM trong 10 tháng qua.
Kiều hối chảy mạnh về TP HCM. Ảnh: Lam Giang
Chiều 3-11, số liệu cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho thấy, trong 10 tháng qua tổng lượng kiều hối đổ về TP ước khoảng 4,7 tỉ USD. Con số này cao hơn đáng kể so với mức 4,2 tỉ USD của 9 tháng đầu năm, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP, dự kiến cả năm nay, kiều hối về TP sẽ đạt khoảng 5,5 tỉ USD tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ nhiều năm nay, kiều hối chuyển về TP tăng bình quân 8-10% mỗi năm. Theo các ngân hàng thương mại, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô, tình hình của người lao động ở nước ngoài, các dịch vụ thu hút kiều hối...
Với con số khả quan trong 10 tháng qua cho thấy lượng kiều hồi được gửi về nước tiếp tục ổn định. Kiều hối tăng mạnh giúp gia tăng nguồn cung ngoại tệ, góp phần ổn định tỉ giá thời gian qua.
Ngày 3-11, tỉ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.198 đồng/USD, giảm 3 đồng mỗi USD so với hôm qua. Từ đầu năm đến nay, tỉ giá trung tâm chỉ tăng 48 đồng/USD, tương đương mức tăng 0,2%.
Giá USD ở các ngân hàng thương mại được giao dịch quanh 23.060 đồng/USD mua vào, 23.270 đồng/USD bán ra, tăng 40 đồng mỗi USD so với hồi đầu năm, tương đương mức tăng chỉ 0,17%.
Đón đầu xu hướng kiều hối thường gia tăng vào cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại cũng liên tục đưa ra chương trình khuyến mại, ưu đãi cho khách hàng nhận kiều hối rồi bán lại cho ngân hàng, chuyển sang gửi tiết kiệm bằng VNĐ...
Theo Ngân hàng Thế giới, năm ngoái kiều hối về Việt Nam đạt 16,7 tỉ USD, tăng dần qua các năm. Dự báo trong năm nay, lượng kiều hối sẽ tiếp tục chảy mạnh về Việt Nam dù thế giới có nhiều biến động và ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Giá USD hôm nay 13/10 Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay, giá đồng Nhân dân tệ (NDT) tiếp tục biến động mạnh. Giá USD hôm nay 13/10. Ảnh: Trần Việt-TTXVN Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Lúc 8 giờ 15 phút, giá USD tại Vietcombank giữ nguyên niêm yết so với cùng thời điểm ngày hôm qua, ở mức 23.070 - 23.280...