Lý do Ukraine triệu hồi đại sứ tại Belarus
Ukraine đã triệu hồi đại sứ tại Belarus để tham vấn nhằm phản đối cuộc gặp giữa Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng do Nga bổ nhiệm, Denis Pushilin.
Đại sứ quán Ukraine tại Minsk. Ảnh: RIA Novosti
Theo đài RT (Nga), động thái triệu hồi Đại sứ Igor Kizim đã được Bộ Ngoại giao Ukraine công bố hôm 18/4. Kiev đã chỉ trích cuộc gặp giữa Tổng thống Lukashenko và ông Pushilin, mô tả đây là một “hành động không thân thiện trắng trợn” khác của Minsk và “nỗ lực nhằm hợp pháp hóa đại diện này của chính quyền Nga ở Donetsk”.
Bộ Ngoại giao Ukraine cũng kêu gọi Belarus “kiềm chế các động thái mang tính phá hoại như vậy” và ngưng hỗ trợ cho các hoạt động của Nga ở Ukraine.
Trước đó, ngày 17/4, Tổng thống Belarus Lukashenko đã tiếp ông Pushilin tới thủ đô Belarus, trong cuộc gặp chính thức đầu tiên kể từ khi Nga sáp nhập DPR, Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng và các vùng Kherson và Zaporizhzhia hồi tháng 9 năm ngoái.
Tổng thống Lukashenko cũng đề xuất giúp đỡ các nỗ lực phục hồi ở DPR, nơi đã chứng kiến một số cuộc giao tranh ác liệt nhất trong suốt cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc đối phương thực hiện các cuộc pháo kích vào khu vực.
Video đang HOT
“Còn rất nhiều việc ở phía trước”, hãng tin BelTa dẫn lời ông Lukashenko nói trong cuộc họp. “Các doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp cần vực dậy. Cuối cùng, người dân sẽ sinh sống ở đó và họ cần có thực phẩm. Vì vậy, chúng tôi sẵn sàng cung cấp mọi sự hỗ trợ cần thiết để những người dân không xa lạ với chúng tôi cuối cùng cũng chấm dứt ngày tháng đau khổ”, ông nói thêm.
Belarus là đồng minh thân cận của Nga nhưng không trực tiếp tham gia hoạt động quân sự của Moskva tại Ukraine. Tuy nhiên, vào mùa thu năm ngoái, hai nước đã thành lập nhóm quân sự liên hợp trên lãnh thổ Belarus để phó với các mối đe dọa từ phương Tây. Tổng thống Lukashenko đã cáo buộc các quốc gia phương Tây muốn lôi kéo Belarus vào cuộc xung đột Ukraine, nhằm mở rộng chiến tuyến và kéo dài nguồn lực của các lực lượng Nga.
Vào tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sớm nhất là vào mùa hè này, sau khi Anh tiết lộ kế hoạch cung cấp đạn urani nghèo cho Kiev. Minsk đã nhiều lần kêu gọi Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên đất Belarus, với lý do nhận thức được mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân của Mỹ triển khai ở các nước láng giềng.
Ngày 26/3, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc phòng Ukraine Oleksiy Danilov cho rằng thông báo của Tổng thống Putin về việc đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus là một bước tiến tới sự bất ổn nội bộ tại quốc gia này. Theo ông Danilov, động thái này sẽ làm gia tăng tối đa những quan điểm tiêu cực và sự phản đối của công chúng Belarus đối với Nga và ông Putin.
“Kremlin đã biến Belarus thành con tin hạt nhân”, ông Danilov viết trên Twitter.
Về phần mình, Mỹ phản ứng thận trọng sau thông báo của ông Putin. Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nói rằng chưa thấy dấu hiệu Nga có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ nói đã nắm được thông tin của phía Nga và sẽ tiếp tục theo dõi tình hình. “Chúng tôi không thấy lý do nào để điều chỉnh trạng thái hạt nhân chiến lược của chúng tôi hay dấu hiệu Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân. Chúng tôi vẫn cam kết với việc phòng thủ tập thể của liên minh NATO”, thông báo của Lầu Năm Góc nêu.
Tổng thống Putin: Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus
Hãng thông tấn TASS dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga đã đạt thỏa thuận với Belarus về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của quốc gia láng giềng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc gặp tại dinh thự Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva, Nga ngày 17/2. Ảnh: Reuters
Theo nguồn tin, ông Putin khẳng định động thái này sẽ không vi phạm các thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân. Đồng thời, ông nói thêm Mỹ đã triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của các đồng minh châu Âu.
"Không có gì bất thường ở đây cả. Thứ nhất, Mỹ đã làm điều tương tự trong nhiều thập kỷ. Họ từ lâu đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của các nước đồng minh. Chúng tôi đã nhất trí rằng chúng tôi sẽ làm điều tương tự. Tôi nhấn mạnh động thái này không vi phạm các nghĩa vụ của chúng tôi, không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về thoả thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân", hãng thông tấn Tass dẫn lời ông Putin cho biết.
Ông Putin tuyên bố Moskva sẽ hoàn tất quá trình xây dựng cơ sở lữu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus trước ngày 1/7, trong bối cảnh Minsk liên tục kêu gọi triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus. Theo ông Putin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từ lâu đã nêu vấn đề triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, quốc gia có biên giới giáp với Ba Lan.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin nói rằng Moskva không có kế hoạch trao quyền kiểm soát bất kỳ vũ khí hạt nhân chiến thuật nào cho Minsk, mà sẽ chỉ triển khai vũ khí của mình tới lãnh thổ nước này. Ông cũng không tiết lộ thời điểm chính xác chuyển loại vũ khí này đến kho mới, song cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể đến Belarus sớm nhất là vào mùa hè này.
Theo người đứng đầu Điện Kremlin, Nga đã triển khai 10 máy bay ở Belarus có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ông cũng cho hay Moskva đã chuyển giao cho Belarus một số hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander có thể được sử dụng để phóng vũ khí hạt nhân.
Ông Putin giải thích động thái trên đưa ra sau khi London quyết định cung cấp cho Kiev các loại vũ khí uranium nghèo. Vương quốc Anh đã công bố kế hoạch gửi những quả đạn này tới Ukraine để sử dụng cho xe tăng chiến đấu Challenger 2 vào đầu tháng 3. Moskva chỉ trích động thái này là dấu hiệu của "sự liều lĩnh tuyệt đối, vô trách nhiệm" từ phía London và Washington.
Về phần mình, Mỹ đã bác bỏ những lo ngại của Nga khi gọi đạn uranium nghèo là "loại đạn thông thường đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ". Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo việc sử dụng loại vũ khí này có thể gây ra thảm họa phóng xạ ở Ukraine, viện dẫn hậu quả của việc NATO sử dụng những loại vũ khí này ở Iraq.
Tổng thống Lukashenko trước đây đã nhiều lần nêu vấn đề về các mối đe dọa đối với Belarus bởi vũ khí hạt nhân do Mỹ triển khai tới các nước EU. Hồi tháng 10/2022, ông đã đề cập đến các cuộc đàm phán "chia sẻ hạt nhân" giữa Washington và Warsaw, cảnh báo rằng vũ khí hạt nhân có thể được đưa đến Ba Lan, quốc gia giáp Belarus.
"Minsk cần thực hiện các biện pháp thích hợp để giải quyết mối đe dọa này", ông Lukashenko nhấn mạnh vào thời điểm đó. Nhà lãnh đạo Belarus đồng thời cho biết thêm ông sẽ thảo luận vấn đề này với Moskva.
Hiện tại, vũ khí hạt nhân của Mỹ đã được triển khai ở Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2021, Nga đã kêu gọi Washington rút vũ khí hạt nhân mà nước này triển khai ở nước ngoài về lãnh thổ Mỹ, song phía Mỹ và NATO đã từ chối .
Belarus tuyên bố có thể cùng Nga sản xuất bất cứ loại vũ khí nào "Cùng với Nga, chúng tôi có khả năng sản xuất bất kỳ loại vũ khí nào", Tổng thống Belarus Lukashenko nhấn mạnh. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (phải) trong lễ đón tại Cung điện Độc lập ở Minsk vào ngày 19/12/2022. Ảnh: Getty Images Theo trang CNBC, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 27/2 cho biết...