Lý do phiên luận tội Trump có thể kết thúc chóng vánh
Phiên tòa luận tội Trump sẽ có nhiều kịch tính, nhưng các bên đều muốn kết thúc nó nhanh chóng để dành thời gian giải quyết các công việc quan trọng.
Lãnh đạo phe Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện đã ngụ ý rằng phiên tòa luận tội cựu tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc nhanh chóng, thậm chí chỉ diễn ra trong “vài ngày”. Jeremy Herb và Daniella Diaz, hai biên tập viên của CNN, nhận định Trump cuối cùng sẽ được Thượng viện tha bổng lần hai, do không có đủ 2/3 số phiếu ủng hộ kết tội ông.
“Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa một hoặc có thể hai tuần tới đây sẽ thiếu kịch tính, khi những người phụ trách luận tội của Hạ viện mô tả lại cuộc bạo loạn chết người trên Đồi Capitol hôm 6/1 và cáo buộc Trump kích động nhóm nổi loạn”, Herb và Diaz viết.
Cựu tổng thống Trump tại sân bay Andrews hôm 12/1. Ảnh: AFP
Các thành viên Dân chủ ở Hạ viện hôm 4/2 gửi thư tới cựu tổng thống Mỹ để mời ông tuyên thệ làm chứng trong phiên xét xử, nhưng yêu cầu này nhanh chóng bị từ chối. Dù vậy, nhiều thành viên Dân chủ tin họ có thể kết tội Trump kích động bạo loạn mà không cần ông làm chứng, như cách họ từng nhanh chóng tiến hành thủ tục luận tội cựu tổng thống trong vòng một tuần sau cuộc bạo loạn.
Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Charles Schumer và lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đang cố gắng thảo luận và hy vọng đạt được sự đồng thuận lưỡng đảng về thời gian tranh luận của hai bên, nhân chứng tham dự và nhiều vấn đề khác.
Herb và Diaz cho rằng có lý do để hy vọng lưỡng đảng đạt được đồng thuận, bởi cả hai bên dường như đều muốn kết thúc nhanh chóng phiên tòa. Trong khi nhóm phụ trách luận tội của Hạ viện cho rằng phiên tòa có thể kéo dài hai tuần, một số thượng nghị sĩ Dân chủ muốn kết thúc trong thời gian ngắn hơn.
Lý do rất đơn giản. Phe Dân chủ ở Thượng viện đang có rất nhiều việc quan trọng khác cần xử lý, như nỗ lực để thông qua gói kích thích 1,9 nghìn tỷ của Tổng thống Joe Biden và phê chuẩn các quan chức được chính quyền mới bổ nhiệm. Cả hai vấn đề này không thể thực hiện cho tới khi phiên luận tội kết thúc.
Video đang HOT
Dù phe Cộng hòa không muốn nhanh chóng xác nhận các vị trí trong nội các của Biden, họ cũng không muốn dư luận chú ý quá nhiều vào cuộc bạo loạn ngày 6/1 và cựu tổng thống với một phiên luận tội kéo dài.
Kỳ vọng của cả hai đảng là phiên luận tội lần hai của Trump sẽ không kéo dài tới ba tuần như lần đầu tiên. Nhưng nó sẽ diễn ra trong bao lâu là vấn đề đang được thảo luận.
Văn phòng của Schumer tối 6/2 nói rằng Thượng viện đồng ý yêu cầu của David Schoen, một thành viên nhóm luật sư của Trump, về việc tạm hoãn phiên tòa trong dịp lễ Sabbath của người Do Thái. Điều đó đồng nghĩa phiên luận tội sẽ tạm dừng từ chiều tối 12/2 và nhiều khả năng không thể nối lại cho tới ngày 14/2.
“Chúng tôi tôn trọng yêu cầu và tất nhiên sẽ đáp ứng. Các cuộc thảo luận của hai bên về cách thức tổ chức của phiên tòa vẫn tiếp tục”, Justin Goodman, người phát ngôn của Schumer, nói.
Với tư cách chủ tịch tạm quyền và đồng thời là thượng nghị sĩ lâu năm nhất tại Thượng viện, thượng nghị sĩ Patrick Leahy, thành viên Dân chủ bang Vermont, là người chủ trì phiên luận tội Trump thay Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts. Roberts, người giám sát phiên luận tội đầu tiên của Trump, chọn không tham gia lần này bởi Trump không còn tại nhiệm, theo Schumer.
Khi thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul thúc giục cuộc bỏ phiếu phản đối luận tội Trump tháng trước vì cho rằng kết tội một cựu tổng thống là vi hiến, chỉ có 5 thành viên Cộng hòa tham gia cùng phe Dân chủ để chống lại nỗ lực này. Kết quả cuộc bỏ phiếu này đáng chú ý, bởi Dân chủ sẽ cần ít nhất 17 thượng nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ để có thể kết tội Trump và cấm ông nắm quyền trong tương lai.
Nhiều thành viên của cả hai đảng đều chỉ ra rằng cuộc bỏ phiếu của Paul là dấu hiệu sớm về kết quả của phiên luận tội. Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đã đứng về phía Paul, cho thấy ông sẽ không bỏ phiếu kết tội cựu tổng thống. Đội ngũ pháp lý của Trump có thể sẽ sử dụng lập luận của Paul cho phiên tranh luận sắp tới.
Trong bản phản hồi nỗ lực luận tội của Hạ viện dài 14 trang tuần trước, Bruce Castor và David Schoen, hai luật sư của Trump, đã tiết lộ lập luận của họ rằng Thượng viện không thể kết tội Trump khi ông không còn tại nhiệm, cũng như bài phát biểu của cựu tổng thống trước người biểu tình ngày 6/1 không phải là nguyên nhân dẫn tới cuộc bạo loạn.
“Hiến pháp quy định chỉ luận tội người đang giữ chức vụ. Vì tổng thống thứ 45 của Mỹ không còn tại nhiệm, điều khoản luận tội không còn phù hợp và Thượng viện không thể làm điều đó”, nhóm của Trump viết.
Phe Dân chủ ở Hạ viện bác bỏ lập luận này, cho rằng họ đã thúc đẩy tiến trình luận tội Trump vào tháng trước, khi ông còn tại nhiệm. “Không có ‘ngoại lệ tháng 1′ để tránh luận tội hay bất kỳ điều khoản nào khác của Hiến pháp. Một tổng thống phải chịu trách nhiệm cho tất cả hành vi của mình khi tại nhiệm từ ngày đầu tiên tới ngày cuối cùng”, nhóm phụ trách luận tội Trump của Hạ viện viết.
Nhóm phụ trách luận tội Trump của Hạ viện nhóm họp với Chủ tịch Nancy Pelosi tháng trước. Ảnh: NYTimes.
Tuy nhiên, tới hiện tại, nhóm này vẫn chưa ra quyết định cuối cùng về việc có mời nhân chứng tới phiên tòa hay không. Họ đang chuẩn bị cho khả năng không có nhân chứng, nhưng có thể quyết định sử dụng nếu tìm được một nhân chứng sẵn sàng lên tiếng.
Nhóm phụ trách của Hạ viện muốn tránh bất kỳ cuộc tranh cãi nào về nhân chứng giống như phiên luận tội đầu tiên của Trump, bởi nó sẽ khiến phiên tòa bị trì hoãn.
Dù không có nhân chứng, phe Dân chủ đang chuẩn bị sử dụng bằng chứng từ video và mạng xã hội để chứng minh các hành động, ngôn từ và bài đăng Twitter của Trump kích động bạo loạn.
“Phiên tòa chắc chắn sẽ rất hấp dẫn. Trong khi phe Cộng hòa dựa vào lập luận về thủ tục pháp lý như lý do bác bỏ cáo buộc với Trump, phe Dân chủ ở Hạ viện sẽ kéo các thượng nghị sĩ và công chúng quay lại với cuộc bạo loạn ngày 6/1, khi chính các thượng nghị sĩ phải chạy tán loạn khỏi Đồi Capitol”, Herb và Diaz cho hay.
Đối với đảng Dân chủ, phiên tòa có thể được xem như nỗ lực bắt Trump cùng các nhà lập pháp Cộng hòa, những người thúc đẩy cáo buộc gian lận bầu cử, phải chịu trách nhiệm trước công chúng.
“Họ sẽ phải đưa ra các lập luận trước phiên tòa của Thượng viện. Họ cũng phải làm điều tương tự trước phiên tòa của dư luận”, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói trong cuộc họp báo hôm 4/2. “Và chúng ta sẽ chờ xem liệu Thượng viện sẽ can đảm hay hèn nhát”.
Bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ tái xuất
Bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ quay lại vị trí tại tòa nhà quốc hội, một tuần sau cuộc bạo loạn của người ủng hộ Trump.
Chiếc bục bị Adam Johnson, người Florida, bê đi trong cuộc bạo loạn tại Đồi Capitol ngày 6/1. Bức ảnh Johnson mỉm cười, vẫy tay, đội mũ có chữ Trump và ôm chiếc bục trong lúc lang thang qua nhiều căn phòng trong tòa quốc hội, đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu nhất trong ngày.
Bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi được chuyển tới phòng họp báo hôm 13/1. Ảnh: AP
Johnson bị buộc tội xâm nhập trái phép, hành động bạo lực và trộm cắp, dù sau đó người ta phát hiện chiếc bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi bị bỏ lại tại hành lang tại tòa quốc hội.
Johnson được tại ngoại hôm 11/1 sau khi nộp 25.000 USD tiền bảo lãnh và phải giao lại hộ chiếu, đeo thiết bị giám sát điện tử. Phiên điều trần tiếp theo sẽ diễn ra ngày 19/1 tại thủ đô Washington, một ngày trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ nhậm chức.
Chiếc bục gỗ trị giá 1.000 USD, đã được chuyển tới phòng Rayburn để sử dụng trong buổi họp báo về vấn đề xem xét bãi nhiệm Trump chiều 13/1.
Người đàn ông ôm bục phát biểu của Chủ tịch Hạ viện rời tòa nhà quốc hội Mỹ ở Washington hôm 6/1. Ảnh: Win McNamee.
Trump lệnh treo cờ rủ tưởng nhớ cảnh sát chết vì bạo loạn Trump ra lệnh treo cờ rủ ở Nhà Trắng để tưởng nhớ hai sĩ quan cảnh sát Đồi Capitol thiệt mạng trong vụ bạo loạn ở tòa nhà quốc hội. "Nhằm thể hiện trân trọng với cống hiến và hy sinh của hai cảnh sát Brian D. Sicknick và Howard Liebengood, cùng toàn thể đơn vị cảnh sát Đồi Capitol và lực lượng...