Lý do nhiều nước châu Phi in tiền mặt ở châu Âu
Có đến 40 quốc gia châu Phi đang in tiền của họ tại Anh, Pháp và Đức. Vậy điều gì dẫn đến xu hướng đặc biệt này?
Chỉ có một vài quốc gia châu Phi có thể tự in được tiền mặt. Ảnh: DW
Tháng 7/2021, một đoàn đại biểu từ Gambia đến thăm Ngân hàng Trung ương Nigeria và đặt câu hỏi liệu đồng dalasi của Gambia có thể in tại quốc gia láng giềng Nigeria. Thống đốc ngân hàng trung ương Gambia Buah Saidy bộc bạch rằng nước này đang giảm dần đồng nội tệ trong kho. Nigeria là một trong số hiếm các nước châu Phi, cùng với Morocco và Kenya có đủ nguồn lực để tự in tiền mặt hoặc đúc tiền xu.
Ngân hàng Trung ương Gambia có nhu cầu thay đổi hình ảnh in trên đồng dalasi. Tuy nhiên, Gambia không tự in được đồng tiền của nước này mà thay vào đó đặt hàng in tiền với các công ty Anh dẫn đến thiếu hụt tiền mặt. Và Gambia không phải là quốc gia châu Phi duy nhất đối mặt với vấn đề này.
Theo kênh DW (Đức), trên 2/3 trong 54 quốc gia châu Phi in tiền mặt của họ ở nước ngoài, chủ yếu là châu Âu và Bắc Mỹ. Một trong những doanh nghiệp hàng đầu các ngân hàng châu Phi hợp tác là công ty in tiền De La Rue (Anh), Crane (Thụy Điển) và Giesecke Devrient (Đức).
Hầu hết các quốc gia châu Phi nói tiếng Pháp hợp tác in tiền mặt của họ với ngân hàng trung ương Pháp và công ty in tiền Pháp có tên Oberthur Fiduciaire.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ chi phí để in đồng nội tệ các quốc gia châu Phi là bao nhiêu. Trong khi đó, chi phí để in một đồng USD là từ 6-14 xu.
Năm 2018, một quan chức ngân hàng trung ương Ghana than phiền với truyền thông địa phương rằng nước này đã chi khá nhiều tiên để in đồng nội tệ cedi tại Anh. Và các nước châu Phi thường phải vận chuyển tiền mặt in ở nước ngoài về nước bằng container do đó cũng phải chi số tiền vận chuyển khá lớn. Trong trường hợp của Gambia, chi phí vận chuyển có thể lên tới 92.000 USD.
Thực tế gây ngạc nhiên là hầu hết mọi quốc gia châu Phi đều nhập khẩu tiền mặt của họ. Điều này dấy lên quan ngại về an ninh quốc gia. Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng việc các nước châu Phi in tiền nội tệ ở nước ngoài không phải là bất thường bởi nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng có động thái tương tự ví dụ như Phần Lan và Đan Mạch.
Đồng tiền giấy nội tệ của Gambia. Ảnh: AFP
Bà Mma Amara Ekeruche tại Trung tâm nghiên cứu Kinh tế châu Phi nhận định với kênh DW (Đức) rằng khi đồng tiền nội tệ của một quốc gia không được sử dụng trên toàn cầu như USD thì việc tự in đồng tiền ở trong nước thường liên quan đến chi phí cao.
Máy in tiền thường “cho ra lò” hàng triệu tờ tiền mặt một lúc. Những quốc gia có dân số nhỏ như Gambia và Somalia sẽ rơi vào tình trạng thừa tiền mặt nếu tự in tiền.
Một số trường hợp khác như Liberia không chủ đích tự in tiền bởi việc lắp ráp máy in tiền khá tốn kém và đòi hỏi năng lực kỹ thuật đặc biệt.
Ngoài ra, những công ty có nhiều kinh nghiệm của châu Âu như De La Rue sở hữu công cụ và kinh nghiệm để bắt kịp với cải tiến công nghệ trong việc in tiền, ví dụ như in tiền polymer vốn bền hơn tiền giấy.
Tuy nhiên, việc in tiền ở nước ngoài cũng kèm theo rủi ro, đặc biệt trong trường hợp xảy ra trừng phạt kinh tế. Một ví dụ là năm 2011, Anh đã giữ lại đơn đặt hàng in đồng dinar của Libya của công ty De La Rue sau khi Liên hợp quốc tuyên bố lệnh trừng phạt với nhà lãnh đạo Libya khi đó Moammar Gadhafi.
Xu hướng in tiền tại nước ngoài có khả năng thay đổi khi ngân hàng trung ương Gambia đề xuất hợp tác với nước láng giềng Nigeria. Nếu điều này được hiện thực hóa, chi phí vận chuyển tiền sẽ giảm mạnh so với việc in ở châu Âu.
ECB cân nhắc mua thêm trái phiếu vì tác động từ tình hình Ukraine
Thành viên Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Isabel Schnabel, ngày 24/3 cho hay các quan chức sẽ xem xét mở rộng chương trình in tiền tới sau mùa Hè này, nếu nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) rơi vào "suy thoái sâu" vì cuộc xung đột ở Ukraine.
Đồng Euro tại Dortmund, miền Tây Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bà Schnabel, người có quan điểm "diều hâu" nhất trong số sáu thành viên hội đồng điều hành ECB, cho biết ngân hàng trung ương này đã "bỏ ngỏ" khả năng trên để đề phòng cho trường hợp các sự kiện diễn ra theo chiều hướng xấu hơn đối với khu Eurozone, vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt và các nguồn nguyên liệu khác của Nga.
Còn nếu tình hình vẫn trong tầm kiểm soát, ECB sẽ giữ vững quyết định trước đó. Vào đầu tháng 3/2022, ECB cho biết họ sẽ kết thúc kế hoạch kích thích mua trái phiếu vào quý III năm nay, rồi tiến hành đợt tăng lãi suất đầu tiên trong hơn một thập kỷ sau đó. Đông thái trên được đưa ra khi khu vực châu Âu phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng đột ngột.
Chia sẻ quan điểm trên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Estonia, ông Madis Mueller cũng cho biết ECB sẽ chỉ mở rộng Chương trình Mua tài sản nếu có "sự thay đổi đáng kể" trong triển vọng lạm phát.
Trong khi đó, ông Mario Centeno, Thống đốc Ngân hàng trung ương Bồ Đào Nha lại cảnh báo rằng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ của ECB cần được thực hiện từng bước và phù hợp vào cuối năm nay.
ECB cho biết họ hy vọng nền kinh tế của Eurozone sẽ vẫn tăng trưởng ngay cả khi khối này áp các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Nga, hoặc nguồn cung nhiều hàng hóa cạn kiệt và thị trường tài chính bị đình trệ.
Theo dự báo mới đây nhất từ ECB, nền kinh tế Eurozone sẽ tăng 3,7% trong năm nay. Lạm phát của khu vực sẽ cao hơn hoặc bằng mức mục tiêu 2% trong năm nay và năm tới, dù kỳ kịch bản nào xảy ra.
Đồng nội tệ và chứng khoán của Nga phục hồi Đồng ruble của Nga đã có phiên giao dịch ổn định trong ngày 25/2, phục hồi từ mức thấp kỷ lục được ghi nhận trong phiên trước đó - thời điểm Nga triển khai chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine. Chỉ số chứng khoán Nga cũng tăng điểm mạnh sau 1 ngày giảm kỷ lục. Các kết quả trên diễn ra...