Lý do nhiều người trẻ mắc ung thư
Bên cạnh yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là nguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc bệnh.
Hiệp hội ung thư Mỹ thống kê, khoảng 70.000 người trẻ (từ 15 đến 39 tuổi) được chẩn đoán ung thư mỗi năm tại Mỹ, chiếm khoảng 5% các chẩn đoán mắc bệnh ở nước này. Trong đó, ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư đường tiêu hóa hay gặp trên thế giới và Việt Nam, có xu hướng tăng nhanh. Hàng năm, Việt Nam có trên 14.000 ca mắc mới và hơn 7.500 ca tử vong, đứng thứ 5 trong các ung thư phổ biến, sau gan, phổi, dạ dày và vú.
Tiến sĩ George Chang,Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas cho rằng, béo phì có liên quan đến ung thư dạ dày, gan, vú, buồng trứng, thực quản và tuyến giáp. Các thí nghiệm trên chuột chỉ ra, béo phì làm tăng tốc độ tăng trưởng không kiểm soát của tế bào, điều này có thể dẫn đến các khối u ác tính.
Tuy nhiên, béo phì không phải là thủ phạm duy nhất trong chẩn đoán ung thư ở người trẻ tuổi. Những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, sỏi mật… cũng tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Việc ít vận động, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau xanh, nạp nhiều chất béo, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu, hút thuốc lá… cũng là yếu tố nguy cơ.
Chế độ sinh hoạt khoa học, vận động hợp lý làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 22 lần so vói người bình thường, cứ 5 người hút thuốc thì có một người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khó chữa trị. Ngoài ra, những người tiếp xúc với khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 30%.
Video đang HOT
Cuộc sống thường nhật khiến con người rơi vào trạng thái căng thẳng (stress). Bạn có thể stress khi lo lắng về sức khỏe bản thân, người thân… Nếu căng thẳng kết thúc nhanh chóng thì không đáng lo ngại nhưng nếu chúng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các nội tiết tố do stress tạo ra làm bất hoạt quá trình anoikis (quá trình tiêu diệt và ngăn ngừa sự lây lan của tế bào ung thư). Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng kéo dài cũng thúc đẩy sản xuất các yếu tố tăng trưởng làm tăng nguồn cấp máu, tốc độ phát triển của khối u ác tính, có thể giết chết các tế bào não, khiến não bộ suy giảm trí nhớ…
Các chuyên gia nhấn mạnh, để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, mỗi người cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Nghiên cứu cho thấy người có hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giảm 27% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng so với người ít hoạt động. Cùng đó, người ăn hơn 800 gram rau, củ, trái cây hàng ngày làm giảm 0,74 lần nguy cơ so với người tiêu thụ ít hơn 200 gram một ngày.
Có 5 dấu hiệu này bạn nên nghĩ đến ung thư dạ dày
Ngoài cảm giác no hoặc nóng ra sau khi ăn thì táo bón và tiêu chảy xen kẽ cũng là triệu chứng của tiền ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý ung thư tiêu hóa thường gặp hiện nay. Con số mắc ung thư dạ dày hàng năm trên thế giới có xu hướng gia tăng.
Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng. Dưới đây bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội chỉ ra 5 dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:
- Khó chịu ở bụng trên, cụ thể bạn sẽ cảm thấy no hoặc nóng rát sau khi ăn. Và mức độ đau sẽ ngày càng trở nên dữ dội, kéo dài hơn khi tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Mất cảm giác ngon miệng hoặc khó tiêu.
- Phân máu hoặc phân đen do nhiễm trùng đường tiết niệu và có một lượng máu nhỏ xuất hiện trong dạ dày người bệnh.
- Táo bón và tiêu chảy xen kẽ. Đây chính là triệu chứng tiền ung thư dạ dày.
- Sụt cân đột ngột: Triệu chứng dễ gặp ở bất kỳ bệnh nhân ung thư nào vì phải chia sẻ các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Bác sĩ khuyên bạn đừng chủ quan khi phát hiện cơ thể đang gặp phải những dấu hiệu bất thường. Hãy chủ động khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh ung thư dạ dày ngay từ giai đoạn đầu.
Người dân cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ từ ngoài 40 tuổi, trong đó có tầm soát ung thư. Những người tiền sử gia đình có người bị ung thư, đa polyp đại tràng, viêm gan B... nên khám sàng lọc sớm hơn. Với ung thư dạ dày, nên định kỳ nội soi dạ dày mỗi năm 1-2 lần, nếu kết quả bình thường thì có thể cách 2 năm nội soi một lần.
Nguy cơ ung thư dạ dày ở những người có tiền sử trong gia đình có người bị ung thư dạ dày là 1,33 lần so với người bình thường. Sự tăng cân cũng là một yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư tâm vị.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn
Điều trị ung thư dạ dày là điều trị đa mô thức, phẫu thuật, hóa chất, xạ trị. Trong đó phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất mang tính chất triệt căn.
Trong phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày có 2 phương pháp, một là phẫu thuật kinh điển mổ cắt toàn bộ hoặc gần toàn bộ, nạo vét hạch trong ung thư dạ dày.
Phương pháp thứ 2 là phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi là cách tiếp cận để cắt dạ dày bằng nội soi ổ bụng, từ nội soi 2D đến nội soi 3D và cuối cùng là phẫu thuật nội soi Robot, đó là phẫu thuật có tính thừa kế, phát triển, hoàn thiện ở mức độ cao hơn.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác về can thiệp qua nội soi ống mềm, là cắt niêm mạc dạ dày trong trường hợp ung thư dạ dày sớm.
Làm gì để phòng ung thư dạ dày?
Để phòng ung thư dạ dày, bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E. Hạn chế ăn đồ ăn mặn vì chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất độc nguy cơ gây ung thư. Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên. Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.
Đồng thời, từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích. Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày. Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.
Đau bụng đi khám ra ung thư giai đoạn cuối: Bác sĩ cảnh báo đừng chờ đến tận khi thấy đau Ung thư đại trực tràng là ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam. Nhiều trường hợp đến bệnh viện khám thì bệnh đã sang giai đoạn muộn do bỏ qua các triệu chứng ban đầu. Đau bụng đi khám ra ung thư di căn Chị Đỗ Thị Thanh H (29 tuổi, Yên Sở, Hà Nội) bị ung thư đại trực...