Lý do nhiều người không thích Mark Zuckerberg
Những câu trả lời vòng vo, không đi thẳng vào vấn đề, không nhận trách nhiệm khiến cho nhiều người khó chịu với Mark Zuckerberg.
Hôm 25/3, người đứng đầu Facebook cùng CEO Twitter Jack Dorsey và CEO Google Sundar Pichai đã có buổi điều trần trực tuyến với Quốc hội Mỹ. Theo dõi buổi làm việc này, tác giả Jason Aten của INC cho rằng cách trả lời chất vấn của Zuckerberg chính là điều khiến nhiều người không thích CEO Facebook.
CEO Facebook tỏ ra thiếu thành ý khi điều trần trước Quốc hội Mỹ.
Các nhà lập pháp thuộc Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện Mỹ đặt câu hỏi cho CEO Facebook về việc nền tảng này phát tán thông tin sai lệch. Đây là một bước thăm dò trước nhằm xem xét quy định mới, siết chặt hoạt động của ngành công nghệ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thay vì trả lời một cách thành ý, Mark Zuckerberg lại chứng tỏ sự thông minh, khôn ngoan và cao ngạo của mình bằng lý giải vòng vo. Theo INC , đây là một trong những yếu tố khiến cho các nhà lập pháp Mỹ không ưa gì CEO công nghệ nói chung, bao gồm người đứng đầu Facebook.
“Thưa bà nghị sỹ, tôi nghĩ có nội dung như vậy trên các dịch vụ của chúng tôi”, Zuckerberg trả lời câu hỏi của nghị sỹ Jan Schakowsky về việc Facebook lan truyền thông tin sai lệch, góp phần dẫn đến bạo loạn tại Điện Capitol vào ngày 6/1.
“Từ quan điểm cá nhân đó, tôi nghĩ cần phải làm nhiều việc hơn nữa để công cụ kiểm duyệt của chúng tôi hoạt động hiệu quả hơn”, Mark Zuckerberg nói thêm.
Theo INC , có 2 vấn đề trong câu trả lời của CEO Facebook. Thứ nhất, bằng cách dùng từ, dường như Zuckerberg là người duy nhất phủ nhận thuật toán của Facebook đã lan truyền các thông tin sai lệch và gây chia rẽ, trong khi phần lớn cáo buộc mạng xã hội này có vai trò nào đó đối với cuộc bạo loạn vào ngày 6/1.
Thứ hai, Zuckerberg không thực sự đi thẳng vào câu hỏi. Với việc sử dụng giọng điệu bị động “có nội dung trên các dịch vụ của chúng tôi”, người đứng đầu Facebook đã ngầm phủ nhận trách nhiệm đối với những gì do các tin, bài xấu độc này gây ra.
Tuy nhiên, dù hiểu theo ý nào thì Zuckerberg cũng từ chối nhận trách nhiệm. Dường như công ty do ông điều hành – nơi ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của gần 3 tỷ người – đứng ngoài cuộc, vô tội, bất lực trong việc ngăn chặn nội dung kích động bạo lực.
INC cho rằng thực chất Facebook không muốn làm việc này chỉ vì lo sợ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.
Kết thúc buổi điều trần kéo dài 5 giờ, lãnh đạo Google và Twitter kêu gọi các nhà lập pháp thận trọng khi đưa ra quy định mới, tránh tổn hại đến quyền tự do ngôn luận.
Ba ông trùm công nghệ Mỹ tiếp tục ra điều trần
CEO Facebook, Google và Twitter sẽ phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng 3/2021 về thông tin sai sự thật trên các nền tảng của họ.
CEO Facebook Mark Zuckerberg, CEO Google Sundar Pichai, CEO Twitter Jack Dorsey sẽ xuất hiện trước các thành viên của Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện vào ngày 25/3. Trong thông báo về phiên điều trần mới, những người đứng đầu Ủy ban chỉ ra tin giả về vaccine Covid-19 và gian lận bầu cử Mỹ đã xuất hiện tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội.
Thông báo viết các gã khổng lồ công nghệ đã không thừa nhận vai trò của họ trong việc bồi đắp, nâng cao một cách trắng trợn thông tin sai sự thật tới khán giả. Ủy ban cho rằng việc tự quản lý trong ngành là một thất bại. "Chúng ta phải bắt đầu công việc thay đổi động cơ khiến các công ty mạng xã hội cho phép và thậm chí cổ động tin giả, tin sai sự thật".
Trong số ba CEO kể trên, Zuckerberg xuất hiện trước Quốc hội nhiều nhất. Phiên điều trần tháng 3 đánh dấu lần thứ tư ông làm chứng từ tháng 7/2020. Với Pichai và Dorsey, đây là sẽ lần điều trần thứ ba.
Năm 2020, Zuckerberg và Pichai cùng ra điều trần vì hành vi phản cạnh tranh và "lá chắn" bảo vệ việc kinh doanh của họ. Dorsey sau đó cùng Zuckerberg điều trần trước một Ủy ban khác về cáo buộc kiểm duyệt trên nền tảng, điều mà cả hai đều phủ nhận.
Phiên điều trần CEO công nghệ bị chê 'vô nghĩa' Những câu hỏi chất vấn từ các Thượng nghị sĩ được đánh giá không có trọng lượng, chệch hướng và khó gây sức ép lên Facebook, Twitter và Google. Trong bốn tiếng đồng hồ ngày 28/10, các thành viên của Ủy ban Thương mại đặt ra tới hơn 120 câu hỏi cho Jack Dorsey, CEO Twitter, Mark Zuckerberg, CEO Facebook và Sundar Pichai,...