Lý do nhiều Gen Z không biết cách tận hưởng niềm vui, ít có bạn bè
MỸ – Chi phí tăng cao, nỗi cô đơn nhiều hơn là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thói quen của Gen Z. Họ bị cho là không biết cách tận hưởng niềm vui.
Nhiều người quan tâm về việc Gen Z (những người sinh từ năm 1996 đến năm 2010) làm gì để giải trí. Một số người lo lắng họ không có niềm vui nào cả. Gen Z dành nhiều thời gian ở nhà để đọc sách, chơi điện tử hay đan len, móc len. Chi phí tăng cao và nỗi cô đơn là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này ở những người trẻ.
Niềm vui của những người trẻ khi tụ tập cùng bạn bè. Ảnh minh họa
Câu hỏi về Gen Z của một TikToker có tên là Ashley đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Trong video chia sẻ, cô gái (33 tuổi) có hơn 180 nghìn người theo dõi, đặt câu hỏi rằng: Với Gen Z, niềm vui có nghĩa là gì?
Ashley khẳng định người thuộc thế hệ Millennials như cô (người sinh từ năm 1981 đến 1995) có khoảng thời gian cuối tuổi thiếu niên và đầu những năm tuổi 20 tốt đẹp hơn nhiều so với Gen Z.
Ashley kể lại rằng, cô đã có khoảng thời gian tuổi đôi mươi tuyệt vời. Năm 2005, cô cùng bạn bè trải qua nhiều cung bậc cảm xúc của tuổi trẻ, cùng tụ tập “tám chuyện”, đi chơi, đi câu lạc bộ, quán bar, nhà hàng… Lúc đó, mọi chi phí hay giá cả đều phải chăng.
Với Gen Z, họ đến tuổi trưởng thành đúng thời kỳ đại dịch trên toàn thế giới. Do vậy, trải nghiệm về khoảng thời gian đó khác rất nhiều.
Gen Z ở “thời đại bà ngoại”
“Gen Z làm gì để giải trí nhỉ? Tối thứ 6, thứ 7, các bạn có đi chơi không, có đi đến các câu lạc bộ không? Hay bây giờ, các bạn chỉ đi xem các buổi biểu diễn thôi nhỉ”, Ashley đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Video của Ashley nhanh chóng thu hút hơn 650.000 lượt xem và hơn 5.000 bình luận. Nhiều người dùng mạng “hồi tưởng” về cách họ giải trí cách đây khoảng 10-15 năm, so với những gì Gen Z hiện nay làm, theo Insider.
Nhiều người cùng thế hệ với Ashley nhớ lại bản thân cũng từng vui vẻ với những trò giải trí tương tự như cô. Trong khi đó, Gen Z như đang ở “thời đại bà ngoại” vì niềm vui, sở thích của họ là ngồi ở nhà đan len, móc len hoặc đọc sách vào cuối tuần.
“Điều đó cũng tốt, nhưng đó không phải là niềm vui tôi trải qua ở tuổi 22 như các bạn Gen Z”, một người dùng bình luận.
“Tôi 23 tuổi. Tôi thấy không còn nhiều cách giải trí nữa. Mọi thứ quá đắt đỏ nên tôi thường ngồi đan len hoặc chơi điện tử ở nhà”, một Gen Z bình luận.
Video Ashley chia sẻ về niềm vui của Gen Z thu hút hơn 1 triệu lượt xem
Video thứ 2 nói về việc giải trí của Gen Z mà Ashley đăng tải thậm chí còn được lan truyền nhiều hơn. Video nhận về hơn 1 triệu lượt xem. Trong video, cô chia sẻ: “Hóa ra, Gen Z không có niềm vui nào hết”.
Niềm vui của Gen Z bị ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế và xã hội. Một số Gen Z thú nhận họ thấy vui vẻ với việc chơi ở nhà, không tụ tập uống rượu trò chuyện với bạn bè.
“Thực ra, giải trí của Gen Z có thể lành mạnh hơn thế hệ chúng tôi, đa dạng hơn. Nhưng họ không có niềm vui tụ tập uống rượu say sưa, tán ngẫu với bạn bè”, Ashley chia sẻ.
Cuộc khảo sát của Gallup năm 2021 cho thấy, 60% số người được hỏi từ 18-34 tuổi nói rằng họ có uống rượu, trong khi con số này với những người ở độ tuổi 35-54 là 70%.
Theo Ashley, giá cả là yếu tố then chốt trong nhiều lựa chọn của Gen Z. Các quán cà phê, quán bar, công viên giải trí, rạp chiếu phim, phòng tập thể dục… đều trở nên đắt đỏ trong bối cảnh kinh tế và xã hội hiện nay.
Do vậy, người trẻ dành nhiều thời gian ở nhà hơn, hạn chế cơ hội xây dựng mối quan hệ, hình thành kết nối và vui chơi.
Gen Z thực sự cảm thấy cô đơn, họ không có bạn. Cuộc khảo sát của trường Giáo dục sau đại học Harvard vào tháng 12/2022 cho thấy, hơn 1/3 số người được hỏi từ 18-25 tuổi nói thường xuyên cảm thấy cô đơn. Có lẽ mấu chốt của vấn đề không phải là Gen Z không biết cách tận hưởng niềm vui, mà là nhiều người trong số họ bị hạn chế, không đủ khả năng.
Nhân viên Gen Z 'sốc' trước lịch làm việc 'buồn chán' từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều
Một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học và đang đi làm đã nói về những yêu cầu mệt mỏi của một công việc toàn thời gian.
Một nhân viên Gen Z đã than thở trong một bài luận về công việc hàng ngày của mình tại YMCA tuy bổ ích nhưng vẫn "khó khăn" vì nó chiếm quá nhiều thời gian trong 1 ngày.
Piper Hansen tốt nghiệp đại học vào mùa xuân năm 2023 và mặc dù mới đi làm toàn thời gian được vài tháng nhưng cô cho biết thật chán nản khi phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
"Làm sao để đảm bảo tôi có thể ăn uống đầy đủ, gặp gỡ bạn bè và dành thời gian cho sở thích của mình? Làm thế nào tôi có thể sắp xếp cả cuộc đời mình để phù hợp với lịch trình làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều?", nhân viên trẻ này tự hỏi.
Nhân viên Gen Z cho biết công việc với thời gian linh hoạt hơn sẽ tốt hơn nhiều để cô có nhiều thời gian "đi du lịch hoặc tận hưởng những việc khác ngoài công việc". (Nguồn: iStock)
Hansen giải thích rằng cô thức dậy vào khoảng 7 giờ sáng để làm công việc từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối, nhưng khi về đến nhà, cô hầu như không có thời gian để dắt chó đi dạo và nấu bữa tối trước khi trời tối.
Hansen viết: "Sau đó, tôi phải chuẩn bị một bình cà phê cho sáng hôm sau và đồ ăn trưa cho ngày hôm sau. Tôi chỉ có vài giờ đồng hồ ở nhà trước khi chuẩn bị đi ngủ lúc 11 giờ đêm".
Hansen đã đề cập đến đoạn video nổi tiếng của một nhân viên Gen Z khác, người đã đăng một bài phát biểu đầy nước mắt, trong đó cô ấy phàn nàn về yêu cầu làm việc 40 giờ/tuần. Trong khi một số khán giả thông cảm với những lời phàn nàn của cô, những người khác lại tin rằng những cảm xúc này là dấu hiệu cho thấy thái độ và đạo đức làm việc yếu kém của thế hệ trẻ Mỹ.
"Tôi muốn tắm, ăn tối và đi ngủ. Tôi cũng không có thời gian và sức lực để nấu bữa tối. Giống như, tôi không có sức để đi tập thể dục, việc đó gần như bất khả thi và nó khiến tôi khó chịu. Việc này chẳng liên quan gì đến công việc hiện tại của tôi cả, nhưng lịch trình làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều nói chung thật là điên rồ", Hansen nói.
"Là một người thuộc Gen Z đang trải qua quá trình chuyển đổi sang lực lượng lao động giống như người trong video lan truyền đó, tôi chỉ muốn nói: Chúng tôi biết mọi chuyện là như vậy. Nhưng nó có nhất thiết phải như vậy không?", Hansen nói thêm.
Nhân viên 23 tuổi cho biết thật không thể tưởng tượng được khi "cả ngày dài chỉ là thời gian để làm việc và về nhà nghỉ ngơi trước khi tiếp tục làm việc vào ngày hôm sau. Đó không phải là cách con người sống".
Hansen giải thích rằng, không phải cô không yêu thích công việc của mình mà vì nó chiếm phần lớn cuộc đời cô nên cô buộc phải lên tiếng.
Hansen nói: "Tôi ước có nhiều lựa chọn hơn về lịch trình có lợi cho việc thực sự sống và trải nghiệm một cuộc sống ngoài công việc. Tôi không muốn 45 năm tới của mình giống như những tháng cuối cùng đi làm, về nhà ăn tối, nghỉ ngơi rồi quay lại làm việc . Tôi cũng muốn sống cuộc sống của mình".
Hansen nói rằng cô không biết liệu trong tương lai, cô có phải làm một công việc trực tiếp, toàn thời gian hay không.
Cô kết luận: "Tôi thấy những người khác có những khung giờ làm việc linh hoạt hơn cho phép họ có thể đi du lịch hoặc tận hưởng những việc khác ngoài công việc và tôi cũng muốn điều đó. Nhưng đồng thời, tôi đang cố gắng lấp đầy khoảng trống đó bằng cách gặp gỡ bạn bè và phát triển sở thích trong thời gian rảnh rỗi ít ỏi mà tôi có".
Cô gái Quảng Ngãi có cái tên độc lạ, đến giờ vẫn không biết ý nghĩa Khi được mọi người hỏi về ý nghĩa tên mình, cô gái không biết phải trả lời ra sao. Ngày xưa, cha ông ta thường đặt tên cho con cái một cách đơn giản, thậm chí có thể nói là khá bình thường với mục đích chủ yếu là để gọi và phân biệt giữa người này và người khác. Tuy nhiên, trong...