Lý do người chết, đi tù vẫn có tên nhận hỗ trợ Covid-19 ở Gia Lai
Hơn 1.200 người đã chết, đi tù, người chuyển đi nơi khác, hay hộ nghèo, cận nghèo trùng tên nhau… vẫn được các xã trên địa bàn huyện Chư Păh ( Gia Lai) lập danh sách nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của Covid-19.
Ở huyện Chư Păh có hơn 1.200 đối tượng được đưa vào danh sách hỗ trợ Covid-19 sai quy định.
Theo Báo cáo của Ban điều phối về việc thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ (Ban điều phối thuộc UBND huyện Chư Păh), trên địa bàn các xã thị trấn của huyện Chư Păh có 22.913 đối tượng thuộc diện được hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 19,3 tỷ đồng. Tổng số đối tượng đã được nhận kinh phí hỗ trợ đến ngày 19/6/2020 là 21.648 người (đạt 94,4%), tương ứng với số tiền chi trả là hơn 18,3 tỷ đồng.
Trong tổng số hơn 22.000 đối tượng được hỗ trợ có đến 1.265 người được lập danh sách lên nhưng chưa được phê duyệt, chưa chi trả hoặc không chi trả với tổng số tiền hơn 980 triệu đồng vì lý do không đúng đối tượng được chi trả.
Trong số đó có: 69 người chết; 68 người đi làm xa, người chuyển đi nơi khác không liên lạc được, người đang chấp hành án phạt tù; 95 người không có CMND, sổ hộ khẩu, không có giấy chứng nhận hộ nghèo; 503 người có tên trong danh sách nhưng không có tên trong sổ hộ khẩu, sai họ tên; 236 người là hộ nghèo, hộ cận nghèo trùng tên, trùng với đối tượng người có công, bảo trợ xã hội; 294 người là nhân khẩu đã tách khỏi hộ.
Trong tổng số 14 xã, thị trấn của huyện Chư Păh thì chỉ có thị trấn Phú Hòa là không nằm trong nhóm danh sách có các trường hợp nêu trên. Ngoài ra, một số hộ không đủ điều kiện nhưng vẫn được chính quyền địa phương phê duyệt, đưa vào hộ cận nghèo…
Video đang HOT
Chiều 29/6, trao đổi với PV Infonet, ông Nay Kiên, Chủ tịch UBND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai lý giải: “Danh sách các đối tượng được hỗ trợ ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 do cán bộ xã lập, nhưng huyện phát hiện sai nên kịp thời cho dừng lại chứ chưa chi tiền.
UBND huyện Chư Păh đã phê bình, kiểm điểm cán bộ dưới thôn, làng, xã rồi. Đặc thù cán bộ bình xét ở các thôn làng là bán chuyên trách chứ đâu phải công chức nên trình độ, năng lực cũng không đồng đều”.
Mày mò chữa hiếm muộn, vợ chồng Hai Lúa bén duyên làm "thần dược"
Là nông dân chính hiệu, nhưng 2 vợ chồng chị Nguyễn Thị Liên (huyện Chư Păh, Gia Lai) lại bén duyên, tự mày mò và sản xuất thành công nhiều chủng dược liệu đông trùng hạ thảo có giá trị cao...
Bén duyên đông trùng hạ thảo
Cơ duyên mà vợ chồng chị Nguyễn Thị Liên (tổ dân phố 3, thị trấn Ia Kly, huyện Chư Păh, Gia Lai) đến với công việc sản xuất đông trùng hạ thảo là từ quá trình... điều trị chứng hiếm muộn.
Hiện tại, vợ chồng chị Liên đã mở cơ sở kinh doanh đông trùng hạ thảo mang tên Trung Phúc, bán ra thị trường nhiều loại sản phẩm như: Đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo sấy khô, ngâm rượu, ngâm mật ong... và nhất là đông trùng hạ thảo cấy trên xác động vật nhộng tằm.
Đông trùng hạ thảo là dược liệu được mệnh danh "thần dược", chứa đến 17 loại axit amin tốt cho sức khỏe con người, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, điều trị nhiều bệnh nan y, bệnh về đường sinh sản... Đây là loại dược liệu rất khó sản xuất, vì vậy giá cả trên thị trường cũng rất cao, những loại bình thường cũng có giá dao động từ 1 triệu đến vài chục triệu đồng/kg. Riêng đối với đông trùng hạ thảo Tây Tạng nguyên con có giá hàng tỷ đồng/kg.
Chị Liên giới thiệu các sản phẩm đông trùng hạ thảo của gia đình sản xuất. (ảnh Lê Kiến)
Theo chị Liên, tên Trung Phúc chị đặt cho cơ sở sản xuất và kinh doanh của mình là tên của cậu con trai. Trước đây, vợ chồng chị lấy nhau đã hơn 11 năm nhưng vẫn chưa có con. Tìm hiểu nhiều bài thuốc chữa chứng hiếm muộn, trong đó có dùng dược liệu đông trùng hạ thảo, nên vợ chồng chị đã mày mò, tự nhân giống thành công.
"Năm 2019, ông xã mình tự mày mò đi mua ống nghiệm, chủng nấm về cấy thử nghiệm nuôi đông trùng hạ thảo. Ban đầu mình phản đối dữ lắm, nhưng sau nhiều lần thất bại đã thành công nên mình cũng mê luôn, học tập và làm cùng chồng. Hiện tại, cơ sở của mình nuôi cấy 1.000 hộp/tháng, tỷ lệ thành công tới 70-80%" - chị Liên cho biết.
Theo chị Liên, thu nhập hàng tháng từ trồng dâu nuôi tằm 1ha và sản xuất đông trùng hạ thảo của gia đình chị đạt trên dưới 50 triệu đồng.
Kỳ công nuôi cấy
Chị Nguyễn Thị Liên cho biết, đến thời điểm hiện tại gia đình đã đầu tư phòng thí nghiệm, các loại máy sấy, phân lập chủng nấm... với kinh phí hơn 600 triệu đồng. Trong thời gian tới, chị tiếp tục mở rộng cơ sở nuôi cấy. Do các thiết bị đồ dùng cho việc nuôi đông trùng hạ thảo rất tốn kém nên phải tích lũy, đầu tư dần.
Quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo phải hết sức nghiêm ngặt, môi trường phải vô trùng, tiệt trùng hoàn toàn,
Theo chị Liên, trước đây để có đông trùng hạ thảo nuôi trồng, gia đình chị phải đi mua các chủng nấm. Nhưng đến thời điểm này, gia đình chị hoàn toàn chủ động về các chủng nấm do tự sản xuất được.
Thời gian đầu là ủ tối 7 ngày, sau đó mang đông trùng hạ thảo đi chiếu sáng từ 65-85 ngày mới có thể thu hoạch. Riêng giống đông trùng hạ thảo được cấy trên xác động vật nhộng tằm được chị bán giá 80.000-100.000 đồng/con, loại đông trùng hạ thảo khô 10gram có giá 1 triệu đồng cùng nhiều sản phẩm khác.
"Về quy trình, sản xuất đông trùng hạ thảo phải hết sức nghiêm ngặt, môi trường phải vô trùng, tiệt trùng hoàn toàn, nếu sơ ý là hỏng hết toàn bộ sản phẩm. Vợ chồng mình mỗi khi vào phòng nuôi trồng đều phải mặc áo blouse trắng, đeo găng tay đầy đủ để tránh nhiễm khuẩn, nấm bệnh. Khó khăn nhất mà vợ chồng mình gặp phải là nghiên cứu, cấy chủng nấm đông trùng hạ thảo trên xác động vật nhộng tằm. Tuy không ít thất bại nhưng sản phẩm cấy trên nhộng tằm được bán với giá rất cao vì loại này có hàm chất dinh dưỡng nhiều" - chị Liên chia sẻ.
Theo chị Liên, trước khi đưa ra thị trường, mỗi lô sản phẩm đều được gửi mẫu đi kiểm tra thành phần dược tính, kết quả đều ở mức khá cao. Quan trọng nhất là 2 dược chất chỉ tồn tại ở đông trùng hạ thảo, có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển là Adenosin và Cordycepin đều có trong sản phẩm.
Xót xa gia cảnh 2 anh em ruột tử vong khi góp công làm cầu dân sinh Vụ tai nạn trong lúc thi công cầu xảy ra chiều 19/12 tại làng Hde (xã Đắk Tờ Ver, huyện Chư Păh, Gia Lai) đã cướp đi sinh mạng của hai anh em ruột có hoàn cảnh rất khó khăn. Trong đó người anh để lại 2 đứa con thơ và một đứa con còn trong bụng mẹ. Tang thương ập xuống gia...