Lý do người Ấn Độ không thể tẩy chay công nghệ Trung Quốc
Trung Quốc và Ấn Độ vướng vào tranh cãi quân sự, ngoại giao căng thẳng sau vụ đụng độ chết người ở biên giới.
Tuy nhiên, hai quốc gia khó mà tồn tại thiếu nhau, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Công nghệ Trung Quốc tràn ngập Ấn Độ
Khách hàng kiểm tra sản phẩm mới ra mắt của Xiaomi tại Bangalore, Ấn Độ.
Theo kênh CNN, Ấn Độ nhập khẩu hàng Trung Quốc nhiều hơn nhập từ các nước khác. Trong 10 năm qua, Ấn Độ và Trung Quốc đã giúp nhau trỗi dậy trở thành cường quốc công nghệ mới nổi.
Giờ đây, tranh chấp ở biên giới đe dọa các mối quan hệ trong lĩnh vực thương mại, công nghệ này. Tâm lý chống Trung Quốc ngày càng tăng ở Ấn Độ đã dẫn tới làn sóng kêu gọi tẩy chay hàng hóa, dịch vụ Trung Quốc. Ấn Độ cũng ra quy định mới về đầu tư nước ngoài để kiềm chế việc Trung Quốc đổ tiền vào ngành internet đang bùng nổ ở Ấn Độ.
Trung Quốc đã tạo được vị trí lớn trong lĩnh vực công nghệ ở Ấn Độ trong 5 năm qua. Do không thể thuyết phục Ấn Độ tham gia dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, Trung Quốc đã gia nhập thị trường công nghệ Ấn Độ, làm cho thị trường này tràn ngập điện thoại thông minh giá rẻ từ các thương hiệu như Xiaomi và Oppo.
Phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc tại Ấn Độ.
Nước này cũng đổ tiền vào công ty khởi nghiệp Ấn Độ. Ước tính cho thấy nhà đầu tư Trung Quốc đã rót khoảng 4 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp công nghệ Ấn Độ từ năm 2015. Alibaba đã đầu tư vào công ty thương mại điện tử Ấn Độ Snapdeal, ví điện tử Paytm và nền tảng giao thức ăn Zomato. Tencent thì hậu thuẫn công ty nhắn tin Hike, ứng dụng đặt xe Ola.
Thống kê cho thấy hơn một nửa trong số 30 công ty kỳ lân Ấn Độ (công ty tư nhân có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên) có nhà đầu tư Trung Quốc.
Video đang HOT
Huawei vẫn đang trong quá trình hỗ trợ xây dựng mạng 5G ở Ấn Độ, nền kinh tế internet phát triển nhanh.
Ông Amit Bhandari, thành viên công ty cố vấn Gateway House ở Ấn Độ, nói: “Trung Quốc đang hy vọng trở thành nhân tố thống lĩnh thị trường internet này”.
Ấn Độ cũng là chìa khóa để Trung Quốc đạt mục đích trở thành lực lượng thượng phong trong công nghệ toàn cầu. Các công ty Trung Quốc đang tìm cách hiện diện lâu dài ở Ấn Độ và các khoản đầu tư của họ vào công ty Ấn Độ cho phép họ có cổ phần lâu dài trên thị trường.
Theo ông Sukanti Ghosh, Giám đốc khu vực Nam Á của tổ chức tư vấn Albright Stonebridge ở Washington, không ai là bên thua cuộc trong mối quan hệ này vì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều hưởng lợi bền vững.
Động thái điều hướng của Ấn Độ
Tuy nhiên, đầu năm 2020, Ấn Độ có dấu hiệu cho thấy đang thực hiện những bước đi kiềm chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Hồi tháng 4, Chính phủ Ấn Độ đã thông báo rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước có chung biên giới với Ấn Độ sẽ chịu các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Ấn Độ giải thích quy định này là để ngăn các vụ sáp nhập và thâu tóm cơ hội nhằm vào công ty Ấn Độ bị ảnh hưởng trong đại dịch COVID-19.
Các nhà phân tích cho rằng quy định mới này nhằm vào Trung Quốc vì Pakistan sẽ không đầu tư đáng kể vào Ấn Độ và các nước có chung biên giới với Ấn Độ còn lại đều nhỏ và không hề có khoản đầu tư nào lớn.
Theo ông Bhandari, thắt chặt quy định về FDI là thông điệp gửi các công ty Trung Quốc rằng họ vẫn có thể xuất khẩu phần mềm và phần cứng sang Ấn Độ nhưng họ sẽ không thể chiếm lĩnh hệ sinh thái internet Ấn Độ. Nói cách khác, Trung Quốc sẽ không được tự do hoạt động ở thị trường Ấn Độ.
Ứng dụng dùng để gỡ phần mềm Trung Quốc được hàng triệu người Ấn Độ tải về.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng một bài viết đầu tháng 6, nói rằng động thái thắt chặt quy định FDI của Ấn Độ cho thấy chính phủ nước này đã bị tác động bởi tâm lý bài Trung trong nước. Tờ báo cũng chỉ trích một ứng dụng gần đây được hàng triệu người Ấn Độ tải về có tên “Remove China Apps” (Gỡ ứng dụng Trung Quốc). Ứng dụng này giúp người dùng bỏ các phần mềm Trung Quốc khỏi điện thoại di động. Google đã gỡ ứng dụng khỏi kho đầu tháng này vì vi phạm điều khoản.
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, nếu Ấn Độ cho phép chủ nghĩa dân tộc này lan sang lĩnh vực công nghệ và khoa học thì lợi ích của chính Ấn Độ sẽ bị tổn hại.
Ông Ananth Krishnan, cựu thành viên tổ chức Brookings Ấn Độ, nhận định không nhiều người hiểu được rằng việc loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc của Ấn Độ và Trung Quốc khó khăn thế nào. Ấn Độ phụ thuộc Trung Quốc tất cả mọi thứ, từ máy móc hạng nặng, mọi loại thiết bị điện và viễn thông cho tới dược phẩm. Ước tính tổng đầu tư hiện tại và dự kiến của Trung Quốc vào Ấn Độ là ít nhất 26 tỷ USD.
Thương mại giữa hai nước đạt hơn 87 tỷ USD năm tài chính 2018-2019. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ, chỉ sau Mỹ. Trung Quốc xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều hơn so với nhập khẩu. Do đó, các chiến dịch tẩy chay Trung Quốc thực sự sẽ không làm được gì.
Theo ông Krishman, thắt chặt quy định FDI không nhằm ngăn Trung Quốc đầu tư vào Ấn Độ mà nhằm “điều hướng” Trung Quốc đầu tư vào các lĩnh vực có tác dụng nhiều hơn với Ấn Độ như xây dựng cơ sở vật chất và tạo công ăn việc làm.
Điện thoại Trung Quốc tràn ngập Ấn Độ.
Các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc đã xây dựng nhà máy và tạo việc làm ở Ấn Độ. Ấn Độ nổi lên là thị trường nước ngoài lớn nhất với các công ty điện thoại di động Trung Quốc và đây là một trong những diễn biến quan trọng nhất trong quan hệ Trung-Ấn 5 năm qua.
Năm 2019, bốn trong số 5 nhà sản xuất điện thoại di động bán nhiều hàng nhất Ấn Độ là công ty Trung Quốc: Xiaomi, Vivo, Oppo và Realme. Samsung của Hàn Quốc đứng thứ hai.
Doanh thu tại Ấn Độ của bốn thương hiệu di động Trung Quốc này là hơn 16 tỷ USD năm 2019. Tất cả đều có cơ sở sản xuất ở Ấn Độ để vừa hưởng ứng chương trình “Make in India” vừa tránh thuế nhập khẩu cao.
Người dùng Twitter đăng ảnh đồ Trung Quốc bị vứt vào sọt rác.
Bà Kiranjeet Kaur, nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu thị trường IDC, nói: “Nếu định giảm doanh thu hay hàng hóa của những công ty này, điều đó cũng ảnh hưởng tới các nhà máy của các công ty tại Ấn Độ, chắc chắn sẽ tác động tới việc làm của người Ấn Độ”.
Các chiến dịch tẩy chay hàng Trung Quốc từng xảy ra trước đây trong các lần hai bên đụng độ ở biên giới, nhưng không bao giờ làm giảm doanh thu điện thoại di động của các công ty Trung Quốc ở Ấn Độ.
Vì thế, cho dù nhiều người Ấn Độ tuyên bố bỏ phần cứng, phần mềm Trung Quốc, nhưng điều đó sẽ không thay đổi quyết định mua bán của họ. Họ quá phụ thuộc vào hệ sinh thái điện thoại Trung Quốc và hầu như không có lựa chọn nào khác.
Ứng dụng Trung Quốc bị 'tẩy chay' tại Ấn Độ
53 ứng dụng, trong đó có Tik Tok, Mi Store, WeChat, được cơ quan tình báo Ấn Độ khuyến nghị không nên sử dụng.
Khuyến nghị được đưa ra, giữa lúc quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng. Tình báo Ấn Độ cho rằng 53 ứng dụng này có khả năng chuyển một lượng lớn dữ liệu ra ngoài Ấn Độ. Cơ quan này đề nghị Chính phủ Ấn Độ đưa ra các biện pháp ngăn chặn, hoặc khuyến nghị người dân không dùng.
Trong số 53 ứng dụng này, có nhiều cái tên khá phổ biến và đang có hàng trăm triệu người Ấn Độ sử dụng, chẳng hạn Tik Tok, WeChat, game Clash of Kings, trình duyệt UC Browser và loạt ứng dụng Xiaomi như Mi Video call-Xiaomi, Mi Community, Mi Store.
Trước đó, ứng dụng họp trực tuyến Zoom được cho là có liên kết với Trung Quốc, cũng bị Ấn Độ đưa vào danh sách khuyến nghị không nên sử dụng vì vi phạm nghiêm trọng các quyền bảo mật thông tin người dùng.
53 ứng dụng "có liên kết với Trung Quốc" được khuyến nghị không sử dụng tại Ấn Độ.
Theo trang HindustanTimes, đề xuất trên của cơ quan tình báo đã được "bật đèn xanh" bởi Ban Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia, vì đơn vị này cho rằng chúng có thể gây bất lợi cho an ninh của Ấn Độ. Danh sách trên có thể sẽ còn dài hơn. Các ứng dụng tiềm ẩn nguy cơ về an ninh sẽ được kiểm tra một cách kỹ lưỡng.
Mặc dù là một trong những thị trường trọng điểm của Tik Tok, Xiaomi, và nhiều công ty Trung Quốc khác, người dân Ấn Độ cũng đang cảnh giác với các ứng dụng đến từ Trung Quốc. Hồi đầu tháng 6, một ứng dụng hỗ trợ xoá app Trung Quốc được đưa lên CH Play của nước này và nhanh chóng nhận về hàng triệu lượt tải sau ít ngày.
Ngành công nghệ Trung Quốc mạnh tay xử lý bê bối Quyết định giáng chức Tưởng Phàm, Chủ tịch Taobao và Tmall, phản ánh cơ chế quản lý khắt khe của các công ty công nghệ Trung Quốc. Đầu tuần này, Tưởng Phàm, Chủ tịch hai trang thương mại điện tử thuộc tập đoàn Alibaba, bị loại khỏi ban quản trị vì bê bối cá nhân. Ông cũng không còn là Phó chủ tịch...