Lý do ngành Nhà hàng – Khách sạn có sức hút với giới trẻ
Có thể thấy ngành Nhà hàng – Khách sạn luôn là lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ, đặc biệt với những bạn năng động, thích khám phá.
Nhưng đâu là yếu tố then chốt giúp bạn nhận ra mình phù hợp với nhóm ngành học hấp dẫn này?
Quản trị khách sạn – “Bệ phóng” cho những quản lý tài ba
Sự hồi sinh mạnh mẽ của khối ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn sau đại dịch, lại một lần nữa khơi dậy đam mê cháy bỏng trong các tín đồ yêu thích phong cách làm việc sang trọng, môi trường làm việc chuyên nghiệp “đạt chuẩn 5 sao”, đẳng cấp quốc tế.
Theo đó, ngành học này phù hợp với những bạn trẻ có đam mê lãnh đạo, quản lý nhân sự, nhanh nhẹn thiết lập bộ máy quản trị nhà hàng khách sạn, chú ý từng bộ phận hay chi tiết nhỏ. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ năng động, có ước mơ lớn trong công việc, tìm kiếm mối quan hệ rộng rãi để hoàn thiện mình.
Sinh viên khối ngành Nhà hàng – Khách sạn thực hành bếp tại nhà hàng Jol Robuchon chuẩn 5 sao của SIU.
Bên cạnh đó, Nhà hàng – Khách sạn có thể mang đến một mức thu nhập khá ổn định, song lại có những yêu cầu cao về kỷ luật và thời gian, ThS. Trương Thị Hải Thuận, phụ trách ngành Quản trị Khách sạn SIU cho biết: “Để học trong nhóm ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn thì phải có lòng yêu nghề, phải rất tâm huyết vì đây là ngành hiếu khách, nên yêu cầu nhiều kỹ năng và áp lực khá cao. Nhà hàng – Khách sạn là lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều đối tượng, độ tuổi với nhiều thành phần khác nhau nên các bạn sẽ được mở rộng tầm nhìn, hiểu biết sâu rộng hơn về xã hội.”
Hướng đến công việc hấp dẫn toàn cầu
Video đang HOT
Quản trị Nhà hàng – Khách sạn đặc biệt phù hợp với những ai yêu thích giao tiếp quốc tế, hòa nhập đa văn hóa. Với đặc thù môi trường làm việc là những khách sạn đẳng cấp quốc tế, khách hàng đến từ nhiều nền văn hóa trên thế giới, sinh viên cần được chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, đặc biệt là phải có nền tảng tiếng Anh đạt chuẩn để làm việc, giao tiếp khách hàng nhưng đây cũng là hạn chế của phần lớn sinh viên ngành học này.
Tập đoàn Marriott International Việt Nam ký kết hợp tác với SIU và rộng mở cơ hội cho sinh viên ngành Hospitality tại SIU thực tập tại 11 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao.
Vì vậy, tại SIU, sinh viên được tạo cơ hội tham gia các buổi học trải nghiệm ngành nghề và các chương trình thực tế liên quan đến lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Từ đó giúp các bạn rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế trong lĩnh vực Quản trị Nhà hàng – Khách sạn. Đồng thời người học còn được rèn luyện kỹ năng để nhận xét, giải quyết rủi ro, am hiểu về rượu và các loại thực phẩm thường dùng tại khách sạn, có kiến thức văn hóa ẩm thực đặc trưng đa quốc gia, luật lưu trú,…
Đặc biệt, SIU thiết kế riêng chương trình tiếng Anh kỹ năng, kéo dài trong suốt 6 học kỳ theo chuẩn quốc tế giúp sinh viên tự tin giao tiếp tiếng Anh và sẵn sàng gia nhập hệ thống các khách sạn, nhà hàng, resort đẳng cấp theo tiêu chuẩn từ 5* trong nước và quốc tế.
“Kiến thức nền tảng, kỹ năng nghiệp vụ và sự yêu nghề là ba yếu tố căn bản mà một sinh viên cần phải có để đi đến đích trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn, Du lịch”, ông Đỗ Trần Hùng – Phó Giám đốc Phương Nam Resort, gửi gắm tinh thần của một người làm việc 20 năm trong lĩnh vực lưu trú và dịch vụ du lịch đến các bạn mong muốn chinh phục ngành nghề này.
Lĩnh vực Quản trị du lịch, Nhà hàng – Khách sạn tại SIU có sút hút đặc biệt từ chương trình trải nghiệm thực tế đẳng cấp.
Giới trẻ làm thêm dịp hè: Có thu nhập, thêm trải nghiệm
Nghỉ hè, nhiều học sinh, sinh viên tranh thủ tìm kiếm việc làm thêm. Làm việc giúp các em có thu nhập chuẩn bị cho năm học mới và tích lũy kinh nghiệm sống, kỹ năng giao tiếp, thực hiện những dự định riêng bằng chính công sức của mình.
Chọn việc phù hợp
Vào bất kỳ nhà hàng, quán ăn, tiệm cà phê nào ở TP Bắc Giang trong dịp này đều dễ dàng bắt gặp những bạn trẻ đang phục vụ khách hàng. Quán cà phê GenZ, đường Quách Nhẫn (TP Bắc Giang) có 20 nhân viên phục vụ là sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Tại đây, mỗi ngày có ba ca làm việc từ 6 giờ - 12 giờ, từ 12 giờ - 18 giờ và từ 18 giờ - 23 giờ.
Sinh viên Dương Thị Thu Phương (bên trái) và bạn làm việc tại quán cá phê GenZ.
Như nhiều nhân viên, Dương Thị Thu Phương (SN 2001) chăm chỉ làm nhiệm vụ thu ngân kèm chạy bàn. Đang là sinh viên năm thứ 3, Khoa Tiếng Trung, Trường Đại học Phương Đông (Hà Nội) về nghỉ hè tại nhà ở xã Nghĩa Trung (Việt Yên), tranh thủ làm thêm để có tiền đóng học phí cho năm học cuối, Phương đã xin vào làm việc tại đây từ tháng 6/2022.
Phương nói: "Em dự định làm trong hai tháng hè. Công việc phục vụ giúp em học được đức tính tỉ mỉ, kiên trì, biết lắng nghe và quan sát kỹ hơn". Những ngày cuối tuần, quán đông khách, Phương thường ở lại hỗ trợ các bạn ca sau.
Nhân viên làm việc ở Quán cà phê GenZ chủ yếu là các bạn trẻ, tác phong rất chuyên nghiệp. Anh Nguyễn Trọng Cương, chủ quán cho biết: Quán thích tuyển sinh viên vào làm việc bởi tuổi trẻ thường năng động, phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.
Nhiều học sinh, sinh viên mong muốn làm thêm để được "va chạm" cuộc sống, học cách giao tiếp với những người xung quanh. Ví như Nguyễn Thị Thủy Ngọc (SN 2004), học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Bắc Giang vừa kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT đầy căng thẳng, không nghỉ ngơi, em đã đi làm gia sư.
Hiện Ngọc đang dạy kèm cho 3 học sinh và tham gia trợ giảng tại Trung tâm ngoại ngữ TIC ở đường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang). Ngọc được nhiều bạn bè, phụ huynh biết đến và tin tưởng khi đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 8.5 từ khi học lớp 11 và đoạt giải Nhì môn tiếng Anh tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2021- 2022.
Tìm hiểu kỹ, phòng rủi ro
Với nhiều bạn trẻ, tìm việc làm thêm dịp hè không phải vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà bản thân muốn trải nghiệm, trang bị thêm vốn sống. Từ tháng 6 đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 200 lượt học sinh, sinh viên.
Công việc làm thêm dành cho các em chủ yếu là: Giao nhận, đóng gói, bán hàng thuê, phục vụ tại các nhà hàng ăn, uống, gia sư, thu hoạch nông sản.
Từ tháng 6 đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 200 lượt học sinh, sinh viên. Công việc làm thêm dành cho các em chủ yếu là: Giao nhận, đóng gói, bán hàng, phục vụ tại các nhà hàng ăn uống, gia sư, thu hoạch nông sản.
Trung tâm đã kết nối với nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ giới thiệu nhiều em vào làm việc.
Bên cạnh có thêm thu nhập, với nhiều bạn trẻ đây còn là dịp trải nghiệm cuộc sống, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật với công việc để trở nên năng động, tự tin hơn.
Mặc dù vậy, nhiều em do chưa quen với công việc nên không tránh khỏi nhầm lẫn, nhất là công việc kiểm đếm, thu ngân với sai sót nhỏ có thể dẫn đến thiếu hụt tiền và hàng, nguy cơ mất công cả tháng làm việc vất vả. Thậm chí, nhiều hôm về khuya đường vắng, mưa gió chỉ lo bị cướp giật, trêu ghẹo.
Sinh viên Hà Phương Nam (SN 2000), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về nghỉ hè tại gia đình ở phường Thọ Xương (TP Bắc Giang) tranh thủ đi làm thêm cho biết: Dịp này, các quán bia tuyển nhân viên nhiều, em đã chọn cho mình việc phục vụ bàn để có thêm tiền mua sách vở.
Tuy nhiên công việc khá ồn ào vì thường xuyên phải tiếp xúc với những khách hàng "quá chén", liên tục phải dọn đồ do rơi vãi, đổ vỡ, vệ sinh nhà vệ sinh... Trong những tình huống không mong muốn buộc em phải biết ứng xử linh hoạt, nhẹ nhàng, chịu khó và nhẫn nại làm việc.
Trước nguyện vọng chính đáng là được đi làm trong dịp hè, đòi hỏi mỗi bậc phụ huynh, giáo viên định hướng cho con em luôn xác định việc học tập vẫn là quan trọng nhất và khi đi làm thêm cần lựa chọn công việc phù hợp.
Trước khi đi làm, các em cần tìm hiểu kỹ về nơi làm việc, công việc cụ thể được giao, tránh những việc làm nặng nhọc quá sức, vi phạm pháp luật và cũng cần lưu ý những công việc qua trung gian môi giới sẽ mất một khoản chi phí, ảnh hưởng đến thu nhập ít ỏi của mình. Các em cũng không nên chọn việc quá vất vả, cường độ làm việc cao, nơi làm việc xô bồ, phức tạp. Đặc biệt, học sinh, sinh viên cần nắm chắc Luật Lao động, tránh bị lừa đảo, bóc lột sức lao động.
Khi trẻ căng thẳng, phụ huynh hãy là 'nhà tâm lý' Bà Phan Thị Lan Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em cho biết, trẻ bị stress đôi khi không phải vì áp lực học tập mà có thể các em bị áp lực từ những yếu tố khách quan, từ việc bố mẹ chưa hiểu nên dễ dẫn đến bị căng thẳng, xung đột và bộc phát. Trần Nguyễn...