Lý do nên sử dụng đinh hương trong chế độ ăn
Đinh hương giàu chất xơ, vitamin, đặc biệt là vitamin K cùng các khoáng chất có lợi cho chức năng não và giúp xương chắc khỏe. Ngoài sử dụng như một gia vị làm cho món ăn thêm thơm ngon, đinh hương còn là dược liệu mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.
Chống ôxy hóa, kháng khuẩn. Theo nghiên cứu mới đăng trên trang tin sức khỏe Healthline, đinh hương chứa hợp chất eugenol đóng vai trò như một chất chống ôxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Nghiên cứu cho thấy, eugenol cùng với axít oleic và lipid có trong tinh dầu của đinh hương cũng làm tăng khả năng kháng khuẩn của loại gia vị này.
Cải thiện sức khỏe răng miệng. Nghiên cứu trên Tạp chí Sản phẩm tự nhiên phát hiện, các hợp chất được chiết xuất từ đinh hương có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nha chu.
Tăng cường sức khỏe gan. Theo các chuyên gia, eugenol rất có lợi cho gan. Hợp chất chống ôxy hóa và kháng viêm này có thể bảo vệ gan khỏi bị tổn thương, ngăn ngừa chứng xơ gan hay tổn thương gan mãn tính.
Kiểm soát lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu trên Tạp chí Thuốc tự nhiên năm 2012, đinh hương có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đặc biệt, hợp chất eugenol có thể làm tăng tiết insulin, tăng khả năng kiểm soát đường glucose trong máu và cải thiện chức năng tế bào beta tuyến tụy, từ đó kiềm chế tình trạng tăng đường huyết.
Chữa loét dạ dày. Tinh dầu chiết xuất từ đinh hương được chứng minh có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày, trong khi hợp chất eugenol có khả năng kích thích sản sinh chất nhầy dạ dày, vốn đóng vai trò như hàng rào bảo vệ và ngăn axít tiêu hóa ăn mòn niêm mạc dạ dày.
Giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu phát hiện, chiết xuất ethyl acetate từ đinh hương có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư ở người, đặc biệt là tế bào ung thư ruột kết và ung thư vú.
Video đang HOT
Cải thiện sức khỏe xương. Đinh hương giàu mangan, canxi và magiê, hỗ trợ việc hình thành và cải thiện sức khỏe xương. Ngoài ra, nghiên cứu trên động vật đăng trên tạp chí Nghiên cứu sản phẩm tự nhiên cho biết, sự hiện diện của eugenol trong đinh hương có hiệu quả trong việc làm tăng mật độ và làm chắc xương, từ đó chống loãng xương.
Tăng cường miễn dịch. Đinh hương giàu vitamin C – chất chống ôxy hóa hòa tan trong nước, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh và tình trạng stress ôxy hóa có hại, nhờ đó mang lại tác dụng tăng cường và hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Hỗ trợ tiêu hóa. Đinh hương sở hữu nhiều hoạt chất sinh học kích thích đường ruột tiết ra enzyme tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Dược liệu này còn có tác dụng làm giảm axít dạ dày, chống đầy hơi và buồn nôn.
Giảm cân. Chiết xuất từ đinh hương giúp ngăn ngừa béo phì do chế độ ăn giàu chất béo, làm giảm mỡ bụng, mỡ trong gan và kiểm soát tình trạng tăng cân.
Cải thiện sức khỏe hô hấp. Đinh hương có thể được dùng để điều trị một số vấn đề về hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, cảm lạnh và ho, nhờ sở hữu đặc tính kháng viêm mạnh mẽ.
Tăng cường sức khỏe làn da. Đặc tính kháng khuẩn và chống nấm trong đinh hương hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và cải thiện sức khỏe làn da. Đây là một trong những lý do vì sao dầu đinh hương được dùng để điều trị mụn.
Lưu ý: Dù đinh hương nói chung là an toàn nhưng tinh dầu chiết xuất từ dược liệu này có thể ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn có lợi giúp đường ruột khỏe mạnh, do đó, mọi người được khuyên không nên tiêu thụ quá nhiều loại dầu này.
Những người tuyệt đối không nên ăn hành muối ngày Tết
Những ai mắc bệnh này thì tuyệt đối không nên ăn hành muối.
Hành muối là món ăn truyền thống rất được ưa chuộng dịp Tết. Theo các chuyên gia, sử dụng lượng vừa phải hành muối có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thực phẩm này cũng sẽ gây ngộ độc và tổn hại sức khoẻ.
Dưới đây là một số trường hợp không nên ăn nhiều hành muối.
(Ảnh minh họa)
Người mắc bệnh thận
Hành muối chứa hàm lượng muối lớn gây hại cho thận, tăng nguy cơ cao huyết áp, phù nề cơ thể. Vì vậy, những người thận yếu, suy thận không nên ăn nhiều. Nếu muốn sử dụng, mọi người nên bóc bỏ phần vỏ ngoài và chỉ ăn phần dưa trắng bên trong, ngoài ra có thể ngâm hành qua với nước sạch để làm giảm lượng muối.
Người béo phì
Đối với người béo phì, ăn hành muối kèm với thịt mỡ rất dễ hấp thu chất dinh dưỡng, khiến cơ thể càng béo hơn. Để đảm bảo sức khỏe, mọi người mỗi bữa chỉ nên ăn 5-7 củ hành và phải ăn hành được ngâm chín kỹ.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng hành muối bởi đây là thực phẩm chứa nhiều nitric và nitrite có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, món ăn này thường chứa nhiều muối, không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai.
Người bị hôi miệng
Sau khi ăn hành muối có mùi hăng nên khi ăn vào miệng sẽ làm cho miệng có mùi. Mùi hăng của hành đi thẳng vào cơ thể sẽ bị đào thải qua tuyến mồ hôi gây mùi khó chịu.
Người bị viêm loét dạ dày
Hành muối được lên men nên chứa nhiều axit, vì vậy, những người bị viêm loét dạ dày và mắc các chứng rối loạn tiêu hóa không nên ăn để tránh bệnh càng trở nên nặng hơn.
Bệnh nhân ung thư
Nitrat trong dưa hành khi kết hợp với đạm trong thực phẩm tạo thành nitrosamine. Chất này tích tụ trong cơ thể có thể gây ung thư, hình thành các khối u. Do đó những người có nguy cơ ung thư hoặc đang bị bệnh nên tuyệt đối tránh ăn dưa hành để đảm bảo sức khỏe.
Một tác dụng phụ tồi tệ của việc thiếu vitamin C Sức khỏe răng miệng của bạn có thể là một manh mối về sự thiếu hụt vitamin thiết yếu? Những thực phẩm giàu vitamin C - ẢNH: SHUTTERSTOCK Chảy máu nướu răng là gì? Chảy máu nướu răng thường có liên quan đến viêm nướu, một giai đoạn đầu của bệnh nha chu, đặc trưng bởi tình trạng viêm và liên quan đến...