Lý do một số người đỏ mặt khi uống rượu
Do chất độc sản sinh từ rượu tích tụ trong cơ thể, các mạch máu trên mặt giãn ra để phản ứng lại.
Mặt của một số người hơi đỏ hoặc đỏ bừng sau khi họ uống rượu. Tác dụng phụ của việc uống rượu này không gây ra các vấn đề sức khỏe ngay lập tức.
Tuy nhiên, tình trạng đó có thể báo hiệu nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao và ung thư.
Ảnh minh họa: Flyby
Nguyên nhân
Đỏ bừng mặt sau khi uống rượu là biểu hiện độ nhạy cảm cao với rượu đồng nghĩa cơ thể kém dung nạp rượu.
Tất cả đồ uống có cồn như bia, rượu chứa ethanol. Sau khi bạn uống rượu, cơ thể bắt đầu phân hủy ethanol thành các chất khác để đào thải dễ dàng hơn. Một trong những chất này là acetaldehyde rất độc.
Khi bạn uống điều độ, cơ thể có thể xử lý tương đối tốt các chất chuyển hóa trên. Tuy nhiên, nếu một người nhạy cảm với rượu hoặc uống nhiều, các cơ quan của họ có thể không xử lý được tất cả những chất độc đó. Acetaldehyde bắt đầu tích tụ trong người.
Tình trạng mặt đỏ bừng xuất hiện do các mạch máu trên mặt giãn để phản ứng với các chất độc này. Ở một số người, điều này có khả năng xảy ra dù họ uống rất ít rượu. Sự tích tụ acetaldehyde cũng có thể gây buồn nôn và tim đập nhanh.
Video đang HOT
Mức độ nguy hiểm
Một nghiên cứu về đàn ông Hàn Quốc đã xem xét sự khác biệt về huyết áp giữa những người bị và không bị đỏ mặt khi uống rượu.
Sau khi tính đến các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, hút thuốc và tập thể dục, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đỏ mặt sau khi uống rượu có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn đáng kể khi họ uống từ 4 ly rượu trở lên mỗi tuần.
Ngược lại, những người không đỏ mặt sau khi uống rượu sẽ không có nguy cơ tăng huyết áp cho đến khi họ uống 8 ly rượu trở lên mỗi tuần.
Các thống kê cũng cho thấy mối liên hệ giữa uống rượu với một số loại ung thư. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng nguy cơ ung thư gia tăng có thể do nồng độ acetaldehyde. Lượng acetaldehyde cao tấn công các tế bào của cơ thể, kích hoạt sự phát triển của các tế bào ung thư.
Họ cũng xem xét mối liên hệ giữa ung thư và chứng đỏ bừng mặt sau khi uống rượu ở châu Á. Những người đàn ông bị đỏ mặt có nguy cơ mắc ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư thực quản. Khảo sát không tìm thấy mối liên quan tương tự ở phụ nữ.
Ảnh minh họa: Harvard Health
Những người bị ảnh hưởng
Mặt của một người có đỏ lên sau khi uống rượu hay không dường như có liên quan đến cấu tạo gene của họ.
Một loại enzyme gan có tên là aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2) phân hủy acetaldehyde thành các chất ít độc hơn. Một số người không tạo ra enzyme này.
Kết quả là, acetaldehyde tích tụ trong cơ thể sau khi uống rượu, gây ra hiện tượng mặt đỏ bừng đặc trưng.
Cách ngăn chặn
Không có cách nào để thay đổi gene hoặc sự thiếu hụt enzyme. Cách duy nhất để ngăn ngừa chứng đỏ mặt và nguy cơ cao huyết áp là tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Một số người sử dụng thuốc kháng histamin nhưng điều này là không nên. Khi thấy mặt đỏ bừng vì uống rượu, bạn cần biết, cơ thể đang tích tụ lượng acetaldehyde độc hại. Đây là lúc bạn ngưng uống rượu và bù nước.
Tất nhiên, ngay cả những người không gặp loại phản ứng này vẫn có nguy cơ bị các biến chứng sức khỏe do sử dụng rượu, bao gồm huyết áp cao, bệnh gan, ung thư và các vấn đề về dạ dày.
Các nguyên nhân khiến tim bạn đập quá nhanh
Nhịp tim đập quá nhanh có thể khiến bạn thấy sợ hãi, đặc biệt nếu đây không phải là tình trạng lặp lại nhiều lần.
Tiến sĩ Manav Bhushan (người Anh) đã chia sẻ nguyên nhân của hiện tượng nhịp tim nhanh.
Để đo nhịp tim bình thường, bạn cần nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi kiểm tra mạch. Hầu hết người lớn có nhịp tim từ 60 đến 100 nhịp một phút - điều này được coi là bình thường.
Ảnh minh họa: Offset
Nhịp tim chậm hơn nhiều khi bạn đang ngủ hoặc thư giãn. Khi tim bơm máu khắp cơ thể, bạn sẽ cảm thấy nó đang đập trong các mạch máu gần bề mặt da. Các khu vực dễ dàng nhất để kiểm tra mạch của bạn là cổ tay, cổ.
Khi bạn khỏe mạnh, nhịp tim lúc nghỉ ngơi của bạn càng thấp. Đó là lý do các vận động viên có nhịp tim lúc nghỉ từ 40 đến 60 nhịp một phút.
Nếu bạn thấy nhịp tim của mình liên tục trên 120 hoặc dưới 40, bạn nên đi khám bác sĩ đa khoa.
Trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh là điều hoàn toàn bình thường nên bạn không phải lo lắng. Tiến sĩ Bhushan cho biết: "Một người có thể có nhịp tim nhanh do tập thể dục ở cường độ cao, nhiệt độ hoặc độ ẩm cao, mất nước hoặc thậm chí do uống nhiều đồ chứa caffeine".
Một số lý do phổ biến khác là căng thẳng, sợ hãi, lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp, sốt, thiếu máu, mất nước, mang thai, uống quá nhiều rượu, dùng chất kích thích.
Đôi khi nhịp tim nhanh hoặc không đều là dấu hiệu bệnh lý như suy tim, bệnh động mạch vành, rung tâm nhĩ...
Để biết chính xác tình trạng sức khỏe, Tiến sĩ Bhushan gợi ý làm điện tâm đồ.
"Bạn cần đi kiểm tra nếu xuất hiện tình trạng nhịp tim nhanh đi kèm các triệu chứng khác như khó chịu ở ngực, đánh trống ngực hoặc chóng mặt", Tiến sĩ Bhushan khuyên.
Khi stress hóa bệnh thực thể Nhiều vấn đề tưởng chừng là bệnh tim, tiêu hóa... nhưng là triệu chứng giả do stress mà ra; ngược lại giả cũng có thể thành thật nếu không điều trị Các bác sĩ (BS) cảnh báo rằng không phải lúc nào các triệu chứng thực thể do stress cũng dễ dàng rút lui mà không để lại hậu quả, nhất là khi...