Lý do không phải tất cả màn hình smartphone 120Hz đều như nhau
Đừng để 120Hz đem ra làm tiêu chuẩn so sánh chất lượng giữa màn hình smartphone bởi không phải tất cả màn hình smartphone 120Hz đều như nhau
120Hz không phải là một tiêu chuẩn
Màn hình 90Hz hay 120Hz đang dần phổ biến ở thị trường smartphone nhưng đừng để thông số đó trở thành tiêu chuẩn so sánh chất lượng giữa màn hình smartphone. Không phải mọi smartphone 120Hz đều có chất lượng hiển thị, tính năng hay thời lượng pin giống nhau. Có rất nhiều thứ làm nên một màn hình tuyệt vời chứ không chỉ là tần số quét.
Mặc dù màn hình 90Hz và 120Hz làm cho chuyển động từ các ứng dụng và giao diện người dùng (UI) có vẻ mượt mà hơn nhưng đó vẫn chưa thể hiện cho chất lượng hiển thị. Độ chính xác màu sắc, hiệu chỉnh gamma và cân bằng trắng đi kèm với tần số quét cao khi tổng hòa lại mới tạo nên một màn hình xuất sắc. 120Hz có thể làm mượt mà hơn nhưng nếu hình ảnh bị quá rực, độ bão hòa quá cao thì trông sẽ rất tệ.
Vì thế, màn hình của mỗi hãng khác nhau trông sẽ khác nhau mặc dù chúng có thể có cùng tần số quét. Ví dụ, màn hình rẻ hơn nhiều khả năng có hiệu chuẩn màu kém. Màn hình 60Hz truyền thống vẫn có thể đẹp hơn màn 120Hz, ít nhất là về độ chính xác của màu sắc. Chất lượng tổng thể mới là thứ người dùng nên quan tâm, đừng để chiêu trò tiếp thị 120Hz hay 90Hz đánh lừa.
Video đang HOT
Ứng dụng, nội dung và Android
Tính khả dụng của nội dung tần số quét cao cũng là thứ đáng quan tâm. Tốc độ khung hình của một ứng dụng hoặc trò chơi không chỉ phụ thuộc vào phần cứng cơ bản mà còn là cách ứng dụng được mã hóa để hoạt động trên Android. Điểm đáng chú ý đầu tiên là tốc độ khung hình bị giới hạn bởi thời gian render, màn hình 120Hz có 8,3ms giữa các khung hình tuy nhiên vì một số lý do chưa chắc phần cứng đáp ứng được tốc độ render đó nên cũng không đạt được 120Hz, có thể là 90, 60, 45 hoặc thậm chí 30 khung hình / giây.
Google lưu ý rằng màn hình 120Hz rất tốt để xem nội dung 24, 30, 45 và 60fps mà không bị rung, mờ. Tuy nhiên, xung đột có thể xảy ra giữa các phần mềm buộc hệ điều hành phải chọn tốc độ khung hình dẫn đến giảm tần số quét.
Nhìn chung, việc đạt tốc độ khung hình rất cao cho mọi ứng dụng là rất khó xảy ra. Thay vào đó, hệ điều hành tự động chuyển tốc độ khung hình để phù hợp nhất với ứng dụng đang sử dụng. Có API setFrameRate mới trong Android 11 giúp tìm tốc độ khung hình tối ưu cho nhiều ứng dụng chạy cùng một lúc. Hy vọng Android 11 năm tới sẽ xử lý nội dung tần số quét hỗn hợp tốt hơn.
Sức mạnh xử lý rất quan trọng vì một số hiệu ứng có thể tốn nhiều tài nguyên nên bộ xử lý hiển thị chuyên dụng (DPU) có thể chạy các tác vụ này hiệu quả hơn.
Như bộ xử lý của Qualcomm bao gồm bộ xử lý hình ảnh GPU Adreno, chúng xử lý giải mã video cũng như render đồ họa và bộ xử lý ứng dụng cũng có thể chạy phần mềm xử lý hiển thị bổ sung. Các bộ xử lý khác cũng có các đơn vị xử lý hiển thị riêng, nhưng chip tầm trung và cấp thấp không có phần cứng để chạy các tính năng cao cấp một cách hiệu quả. Ví dụ, Snapdragon 765G chỉ hỗ trợ 120Hz ở FHD , trong khi 865 có thể chạy 144Hz ở độ phân giải QHD . Bộ xử lý hình ảnh tiên tiến không chỉ mang lại các tính năng mới mà có thể cải thiện mức tiêu thụ năng lượng, một yếu tốt rất quan trọng với màn hình 120Hz. Các tính năng bổ sung và tùy chọn xử lý có thể giúp nâng cao màn hình tần số quét tiêu chuẩn lên trải nghiệm mượt mà, nhất quán hơn.
Không phải tất cả các màn hình 120Hz đều như nhau
Màn hình 90 hoặc 120Hz không có ý nghĩa gì khẳng định màn hình đó có màu sắc chính xác, tuyệt vời. Vì vậy 120Hz chỉ làm màn hình thêm ấn tượng hơn mà thôi, đặc biệt nếu smartphone có phần mềm và sức mạnh xử lý đủ để phát huy hết hiệu quả từ màn hình tần số quét cao mang lại.
Tần số quét cao và các tính năng hiển thị khác cũng khác nhau trên với mỗi một thiết bị. Một bộ xử lý chuyên dụng phục vụ các tính năng nâng cao có thể là sự khác biệt giữa nội dung mượt mà hơn và thời lượng pin tốt hơn trên tần số 120Hz. Và đó là lý do tại sao không phải tất cả smartphone 120Hz đều giống nhau.
Smartphone chơi game màn hình mượt nhất thế giới, 5G, giá chưa đến 8 triệu đồng
Mặc dù được thiết kế cho thị trường tầm trung nhưng chiếc smartphone này có thể khiến nhiều đối thủ phải "ngủ không ngon".
Nubia đã và đang vượt qua ranh giới của phần cứng điện thoại chơi game với thông qua dòng Red Magic, tuy nhiên giờ đây công ty đang đi một con đường khác với loạt sản phẩm tầm trung được mang tên Nubia Play. Điện thoại đầu tiên trong dòng có tên Nubia Play 5G vừa được công bố tại Trung Quốc và màn hình AMOLED 6,65 inch Full HD tốc độ làm mới 144 Hz như Red Magic 5G cùng kết nối 5G nhờ Snapdragon 765G và pin 5.100 mAh khá lớn.
Màn hình có tốc độ lấy mẫu cảm ứng 240 Hz, nhúng máy quét dấu vân tay và thiết kế không có vết cắt khi các viền trên và dưới theo phong cách cổ điển. Ở phía sau, điện thoại trang bị camera cảm biến Sony IMX582 48 MP chính cùng camera siêu rộng 8 MP kết hợp hai mô-đun 2 MP - một cho các ảnh macro và một cho dữ liệu chuyên sâu. Camera phía trước có độ phân giải 12 MP. Phía bên tay phải của điện thoại có hai nút vai điện dung để tăng cường tiện ích chơi game.
Bên trong, Nubia Play 5G trang bị chip Snapdragon 765G kết hợp RAM 6/8 GB và bộ nhớ trong UFS 2.1 128/512 GB. Thỏi pin dung lượng lớn 5.100 mAh hỗ trợ sạc nhanh có dây 30W, trong khi máy vận hành trên nền tảng phần mềm Android 10 với giao diện người dùng nubiaUI 8.0.
Nubia Play 5G sẽ có sẵn với các màu Đen, Xanh và Trắng, hiện bắt đầu được đặt hàng trước tại Trung Quốc. Phiên bản tiêu chuẩn 6/128 GB có giá 340 USD (7,96 triệu đồng), trong khi bản 8/128 GB có giá 380 USD (8,9 triệu đồng) và cao cấp nhất 8/256 GB có giá 425 USD (9,95 triệu đồng). Sản phẩm chính thức lên kệ tại Trung Quốc vào ngày 24/4 nhưng chưa rõ kế hoạch phát hành ra thị trường quốc tế.
Trên tay Redmi Band: Màn hình xấu hơn Mi Band 4, chưa hỗ trợ tiếng Việt, pin 14 ngày, giá 400.000 đồng Thêm một dòng sản phẩm smartphone giá rẻ nữa tới từ Xiaomi, liệu có đáng mua ở thời điểm hiện tại? Đầu tháng 4 vừa qua, Redmi, thương hiệu con của Xiaomi đã cho ra mắt một dòng sản phẩm giá rẻ được khá nhiều người quan tâm, đó là một chiếc vòng đeo tay thông minh có tên Redmi Band. Chiếc vòng...