Lý do không ngờ khiến 800 học sinh một trường ở Mỹ được nghỉ học cả tháng trời
Vừa mở cửa trở lại không lâu sau khi phải đóng cửa tạm thời do bị lũ chuột hoành hành, trường THPT Kirby (bang Tennessee, Mỹ) lại tiếp tục phải đóng cửa vì xác chuột chết do đánh bả quá nhiều tạo ra mùi hôi nồng nặc bao phủ khắp các lớp học.
Dự kiến, nhà trường sẽ phải đóng cửa trong 6-8 tuần tới. Ban lãnh đạo nhà trường đang tìm phương án tạm thời để 800 học sinh có nơi học tập.
Trường trung học Kirby, bang Tennessee, Mỹ.
Trước đó, trường trung học Kirby đã phải đóng cửa trong 2 tuần do bị lũ chuột trú ngụ trong một nhà kính trồng rau đằng sau trường tràn vào tàn phá. Nhà kính đó mới được dọn dẹp trong thời gian gần đây, khiến lũ chuột không còn cách nào khác ngoài việc… di cư sang ngôi trường.
Trong thời gian đóng cửa đó, nhà trường đã bắt được 80 con chuột. Sau khi được các nhân viên y tế xác nhận không có vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe, nhà trường đã mở cửa trở lại.
Nhà trường cũng đối phó với lũ chuột bằng cách đánh bẫy và sử dụng bả chuột. Tuy nhiên, những con chuột bị đánh bả tại một khu vực trong trường lại di chuyển sang những khu vực khác trước khi chết.
Kết quả là, toàn bộ ngôi trường bị bao phủ bởi mùi hôi nồng nặc khiến ban giám hiệu đành chọn cách đóng cửa nhà trường thêm một lần nữa. Lần này, thời gian sẽ dài hơn, từ 6-8 tuần. Nhà trường cho biết đã chi tới 70.000 USD và 800 giờ chỉ để… đối phó với lũ chuột.
Ban giám hiệu đang tìm kiếm những địa điểm khả thi để làm lớp học tạm thời cho 800 học sinh trong trường. Một địa điểm được nêu ra bao gồm trung tâm mua sắm South Side High and Hickory Ridge, hiện đã đóng cửa.
Video đang HOT
Những phương án khác như các lớp học thực tế ảo giúp học sinh có thể tham gia học tập mà không phải tới trường cũng đang được tính đến. Dự kiến, tới đầu tháng 11 tới, học sinh tại trường trung học Kirby mới có thể quay trở lại lớp học chính thức của mình.
Minh Hương
Theo Daily Mail
Trung thu ấm áp với học sinh vùng lũ Mường Lát
Nhiều ngày sau cơn lũ lịch sử quét qua, trường lớp bị tàn phá vẫn chưa kịp khắc phục, điều kiện học tập còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng các thầy cô giáo vẫn dành hết tình cảm để chuẩn bị cho các em học sinh một mùa trung thu ấm áp.
Trận lũ lịch sử cuối tháng 8 vừa qua đã gây ra hậu quả nặng nề đối với huyện biên giới Mường Lát. Thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn huyện vùng biên này là khoảng 1.000 tỷ đồng.
Gần 1 tháng sau mưa lũ, nhiều điểm trường vẫn còn ngổn ngang trong đống đổ nát
Trong đó, nhiều trường lớp học bị sạt lở vùi lấp. Mưa lũ cũng đã cuốn trôi, nhấn chìm nhiều sách vở, đồ dùng học tập của các em học sinh. Năm học mới bắt đầu với thầy và trò của nhiều trường học trên địa bàn huyện Mường Lát với bao khó khăn, thiếu thốn.
Không những thế, nhiều gia đình của các em học sinh bị mất nhà cửa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Những ngày sau mưa lũ, các thầy cô giáo vừa dạy học, vừa phải tiến hành dọn dẹp lại trường lớp.
Nhằm chia sẻ, động viên kịp thời các em học sinh nơi vùng lũ, những ngày qua, nhiều đoàn thiện nguyện từ khắp nơi đã mang những món quà ý nghĩa giúp các nhà trường khắc phục hậu quả, sớm ổn định việc dạy và học.
Từ nghĩa cử cao đẹp của những nhà hảo tâm, các thầy cô giáo nơi vùng lũ cũng đã chung tay, góp sức để các em học sinh có một mùa trung thu ấm áp, tràn đầy yêu thương.
Các thầy cô giáo trường Tiểu học Tam Chung chuẩn bị đồ trung thu cho các em học sinh
Dù còn nhiều khó khăn nhưng từ tấm lòng thiện nguyện của các nhà hảo tâm, thầy cô giáo nơi vùng lũ cố gắng để các em học sinh có một mùa trung thu ấm áp
Sau những giờ lên lớp, các thầy cô giáo tập trung chuẩn bị trung thu cho học sinh
Không khí chuẩn bị trung thu ngay cạnh đống đổ nát sau mưa lũ
Dù còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng các em học sinh vẫn được hưởng niềm vui của Tết trung thu
Bà con dân bản đến chung vui trung thu cùng các cháu học sinh
Trung thu sớm với học sinh nơi vùng lũ vừa đi qua
Niềm vui của các em học sinh vùng lũ Mường Lát trong ngày Tết trung thu sớm (Ảnh: Toàn Trung)
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Họp phụ huynh cần thiết thực và ý nghĩa hơn Trải qua hai buổi họp đầu năm học ở hai cấp học khác nhau (tiểu học và THCS), tôi thấy nội dung các buổi họp vẫn lặp lại như một kịch bản sẵn có và tiếng nói của phụ huynh trong các buổi họp rất mờ nhạt, gần như không có sự tương tác giữa giáo viên và phụ huynh. Ảnh minh họa...