Lý do không nên rửa mặt dưới vòi hoa sen
Rửa mặt dưới vòi hoa sen có thể gây nên tình trạng nổi mụn, da không đều màu, nếp nhăn.
Nổi mụn
Không nên rửa mặt dưới vòi hoa sen. Nguồn ảnh: Internet
Việc kết hợp cả tắm và rửa mặt dưới vòi hoa sen với mức nhiệt cao sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên cần thiết duy trì độ ẩm của da, khiến da của bạn sẽ ngày càng khô và có nhiều mụn li ti hơn.
Da không đều màu
Khi bạn sử dụng vòi sen vừa tắm vừa rửa mắt sẽ dễ gây nên tình trạng giãn mạch máu, làm hỏng các mao mạch vốn dĩ đã rất mỏng manh trên má. Đồng thời, những chất dưỡng ẩm tự nhiên và dầu giúp da căng mọng, hồng hào có thể bị hòa tan trong nước sẽ khiến da bạn trở nên khô và không đều màu.
Việc rửa mặt dưới vòi sen sẽ khiến da bạn dễ xuất hiện những nếp nhăn vì nước nóng của vòi sen sẽ phá tan lớp hàng rào bảo vệ da và lấy đi độ ẩm tự nhiên của da. Đồng thời, với áp lực nước của vòi sen còn khiến da chảy xệ và không cân đối.
Gây ngứa
Video đang HOT
Nhiều người thường có cảm giác ngứa nhẹ trên da sau khi tắm lâu. Cảm giác này thường thoáng qua, không quá nghiêm trọng và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu rửa mặt liên tục dưới vòi hoa sen thì nước nóng sẽ khiến da mặt bị ngứa nhiều hơn, thậm chí là bong tróc.
Nguyên nhân được cho là nếu rửa mặt dưới vòi hoa sen, làn da sẽ bị kích ứng bởi lỗ chân lông phải chịu áp lực lớn, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Sản phẩm tắm gội có thể gây kích ứng da mặt
Với những người có da mặt nhạy cảm, dầu gội hoặc dầu xả nhỏ xuống mặt có thể gây kích ứng da. Bởi vậy hãy cân nhắc nếu có ý định dùng sữa tắm hoặc nước gội đầu để rửa mặt, những loại mỹ phẩm này có thể loại bỏ độ ẩm và dầu giữ ẩm cho da.
Nếu bạn có làn da khô, dùng xà phòng tắm rất dễ gây bong tróc và khiến da bạn có xu hướng tiết nhiều dầu hơn. Điều này dễ gây mụn bọc hoặc viêm nhiễm da mặt.
Quy trình rửa mặt đúng cách
Bước 1: Làm ướt da mặt với nước ấm
Bạn có thể dùng nước ấm để làm ướt mặt. Rửa mặt bằng nước ấm sẽ khiến lỗ chân lông nở ra, đẩy chất dơ và nhờn dư ra ngoài. Sau khi đã làm sạch da mặt, bạn nên sử dụng nước lạnh một lần nữa để lỗ chân lông se lại và khiến da thêm săn chắc.
Bước 2: Lấy lượng sữa rửa mặt vừa đủ
Lấy một lượng sữa rửa mặt bằng hạt ngô, cho ra tay hoặc miếng tạo bọt đánh bông để tạo thật nhiều bọt.
Bước 3: Massage nhẹ nhàng với lượng bọt vừa tạo
Lấy phần bọt thoa đều nhẹ nhàng lên khuôn mặt và lưu ý thoa xuôi theo chiều lỗ chân lông để chất bẩn dễ dàng theo đà bị quấn ra ngoài. Thời gian khoảng 20-30 giây.
Bước 4: Rửa sạch với nước
Bạn nên sử dụng nước lạnh một lần nữa để lỗ chân lông se lại và giúp da thêm săn chắc. Sau đó bạn có thể dùng khăn mềm hoặc bông gòn để thấm nước trên da, tránh dùng khăn khô ráp sẽ làm tổn thương da.
Ba cách nhận biết da nhạy cảm
Da thuộc nhóm nhạy cảm thường dễ mẩn đỏ, hay nổi mụn, bị khô căng, bong vảy khi thời tiết thay đổi.
Quy trình skincare buổi tối này chỉ có 5 bước, nhưng vẫn dưỡng da hiệu quả.
Bác sĩ Liu Xiuli cho rằng không phải ai cũng biết mình có làn da nhạy cảm. Vì vậy, cô đã chỉ ra ba yếu tố cơ bản để chị em có thể tự nhận biết đặc tính da của mình, từ đó chăm sóc hiệu quả hơn.
1. Dễ mẩn đỏ
Sau khi tắm gội hoặc ngay cả khi bước vào phòng điều hòa thay đổi nhiệt độ đột ngột, da mặt bị ửng đỏ. Thậm chí, có người gặp phải tình trạng ngứa, rát, dễ có nguy cơ viêm da cơ địa.
Hay mẩn đỏ là một trong những dấu hiệu của da nhạy cảm.
2. Da sần sùi
Da kém mịn màng, không đều màu hay tình trạng mụn tái diễn nhiều lần cũng là biểu hiện của da nhạy cảm, dễ kích ứng.
3. Da dễ bị khô và bong vảy
Một số người có làn da nhạy cảm đến mức chỉ cần thay đổi mỹ phẩm sẽ bị ngứa rát ngay lập tức và có xu hướng thiếu ẩm, khô căng, bong vẩy. Nguyên nhân thường đến từ việc hàng rào bảo vệ da tự nhiên bị tổn thương, khả năng giữ ẩm kém.
Cách chăm sóc da nhạy cảm
Dưỡng ẩm giúp da có đủ điều kiện lý tưởng để phục hồi, sửa chữa tổn thương.
Làm sạch da nhẹ nhàng: Nên chọn các sản phẩm lành tính, ưu tiên dược mỹ phẩm để hạn chế nguy cơ kích ứng da. Tránh làm sạch da quá mức, không rửa mặt với nước nóng để bảo toàn hàng rào bảo vệ da tự nhiên.
Tăng cường dưỡng ẩm: Cung cấp đủ độ ẩm giúp da sửa chữa tổn thương từ bên trong. Một số thành phần cấp ẩm, giữ ẩm an toàn cho da nhạy cảm có thể kể đến như: hyaluronic acid, B5, vitamin E...
Tuy nhiên, bác sĩ Liu cũng nhấn mạnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ da liễu trước khi sử dụng các thành phần có tính đặc trị vì độ nhạy cảm của làn da mỗi người khác nhau.
6 mẹo giúp làn da trẻ hơn 10 tuổi, luôn đảm bảo ẩm mịn và hồng hào tươi sáng Chị em chỉ cần bỏ túi những bí quyết dưới đây sẽ sở hữu làn da mịn màng không phải lo. Tẩy tế bào chết trên da mặt Tế bào chết sẽ cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng của da và dễ khiến da bị lên mụn, chính vì thế các bạn hãy tẩy tế bào chết trên da mặt ít...