Lý do không nên dạy con bằng đòn roi
Không chỉ để lại chấn thương trên cơ thể, dạy con bằng đòn roi còn dễ khiến trẻ nói dối, đổ lỗi để né tránh hình phạt.
Theo thầy Lester Stephens, Hiệu trưởng Trường Quốc Tế Saigon Pearl, nhiều phụ huynh dạy con bằng bạo lực vì đó là cách dễ và nhanh nhất để đạt mục tiêu vâng lời bố mẹ. Thực tế, nó có nhiều ảnh hưởng tiêu cực cả khía cạnh thể chất lẫn tinh thần trẻ trong ngắn và dài hạn.
Dưới đây là chia sẻ của thầy Lester Stephens về tác hại của việc dạy con bằng đòn roi và sức mạnh của lời khen chê tích cực.
Thầy hiệu trưởng Lester Stephans luôn trực tiếp lắng nghe và trò chuyện với từng học sinh tại ISSP.
Có thể để lại chấn thương
Dạy con bằng bạo lực có thể để lại các chấn thương vĩnh viễn trên cơ thể bé đang trong giai đoạn phát triển. Những động tác như nhéo tai nếu lặp lại nhiều lần sẽ làm thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến sự phát triển thính lực. Ngoài ra, tủy và xương sống của trẻ chưa ổn định, nếu hay bị bố mẹ đánh vào vùng thắt lưng sẽ gây tổn thương đốt sống. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm khi về già.
Mặt khác, việc dạy con bằng bạo lực không giúp trẻ hiểu rõ vấn đề tại sao mà chỉ hành xử theo bản năng sợ hãi để không bị đánh nữa. Từ đó, trẻ sẽ tái phạm và bắt đầu hình thành niềm tin mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng bạo lực. Khi lớn lên, con có xu hướng hung hăng, sử dụng bạo lực khi gặp các va chạm của cuộc sống. Thậm chí, trẻ còn bị ám ảnh sợ hãi tột độ, dễ dẫn tới đề phòng, luôn giữ khoảng cách với bố mẹ để tự vệ. Trẻ không thể chia sẻ các vấn đề nguy hiểm mình gặp phải như bị lạm dụng hay bị bắt nạt tại trường học.
Ngoài ra, trẻ còn có thể phát triển các hành vi nói dối, ngụy biện, đổ lỗi để né tránh hình phạt do không được giải thích để hiểu cốt lõi của vấn đề.
Video đang HOT
Sức mạnh của lời khen chê tích cực
Đầu tiên, để hiểu cách thưởng phạt đúng, phụ huynh cần phân biệt nhu cầu cần và muốn của trẻ. Cần là những nhu cầu cơ bản bắt buộc phải có, còn muốn là nhu cầu có hay không có cũng được. Ví dụ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là cần, còn ăn gà rán là muốn. Bố mẹ nên thưởng, phạt cho con dựa trên nhu cầu muốn.
Mỗi khi không nghe lời, bố mẹ nên cho bé ngồi trên một chiếc ghế quay mặt vào tường để tĩnh tâm, chờ cảm xúc lắng xuống, học cách bình tĩnh. Chiếc ghế cần đặt ở vị trí cố định, xung quanh không có gì. Theo nghiên cứu của nhi khoa viện hàn lâm Mỹ, thời gian tĩnh tâm tương ứng với độ tuổi của trẻ. Ba tuổi thì mỗi lần không nghe lời cần có 3 phút tĩnh tâm.
Khi bé không chịu ngồi vào ghế, bố mẹ dần dần cắt những nhu cầu muốn của con. Từ 6 tuổi trở lên, bố mẹ có thể làm một bảng điểm cho con với các quy định cụ thể hành vi nào được cộng điểm, hành vi nào bị trừ điểm. Nếu đến cuối tuần, bảng điểm của con là âm thì sẽ bị cắt bớt nhu cầu muốn, ngược lại nếu bảng điểm dương thì sẽ được thưởng theo từng thang điểm cụ thể. Bảng điểm nên công nhận kết quả dựa trên sự cố gắng của con chứ không nên dựa trên kết quả để tránh tình trạng gây căng thẳng.
Ví dụ, con không cần phải đạt 10 điểm để được cộng điểm, mà chỉ cần nỗ lực học bài nhiều hơn lần kiểm tra trước. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên làm một bảng điểm tương tự để có thể kết nối chặt chẽ với con hơn cũng như tự soi sáng chính mình. Trẻ làm theo những gì cha mẹ làm, không làm theo những gì cha mẹ nói. Bố mẹ cũng cần khen chê chân thành, chi tiết và thống nhất, tránh qua loa, đại khái hoặc lúc thế này lúc thế khác. Lời khen tránh sa đà tâng bốc, trước khi chê phải hỏi “tại sao?” và “mục đích của hành động”. Lời chê phải giải thích rõ ràng cũng như mang tính xây dựng để giúp trẻ phát triển bản thân.
Trẻ cần được khuyến khích nhận thức về cảm xúc của mình.
Trẻ còn cần được khuyến khích nhận thức về cảm xúc của mình vì điều này không có gì xấu, nói tên cảm xúc để tránh sự dồn nén. Cuối cùng là không dùng bạo lực thể hiện cảm xúc để không gây tổn thương cho bất kỳ ai.
Lợi ích của phương pháp này không chỉ tập cho trẻ tính độc lập để sau này bước ra cuộc đời tự lập ngôn, lập chí và lập nghiệp mà còn xây dựng ở trẻ một ý chí biết theo đuổi điều đúng, lẽ phải, tự phòng bị trước những cám dỗ. Thêm vào đó, trẻ còn được xây dựng kỹ năng quản lý cảm xúc – chìa khóa dẫn đến thành công và hạnh phúc trong đời sống công việc lẫn cá nhân.
Để hiểu rõ về phương pháp này, bạn có thể đăng ký sự kiện miễn phí “Dạy con không đòn roi”. Sự kiện diễn ra vào 17h30-19h30, ngày 9/11 tại thư viện Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP), 92 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, Bình Thạnh, TP HCM.
Sự kiện được chủ trì bởi thầy Lester Stephens, hiệu trưởng của trường với hơn 24 năm kinh nghiệm giáo dục trẻ tại New Zealand, Australia, và Singapore.
Thế Đan
Theo VNE
Dạy con không đòn roi: Sự kiện hoàn toàn miễn phí
"Thương cho roi, cho vọt" - quan điểm dạy con này có thể rất thịnh hành thời phong kiến, nhưng đã quá lỗi thời cho xã hội ngày nay. Bố mẹ cần tìm hiểu phương pháp dạy con đúng đắn để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển lâu dài của con.
"Kỷ luật roi vọt" - Cái con mất nhiều hơn là học được
Sau mỗi trận đòn roi và cơn mưa nước mắt, con trẻ có thể phải nghe theo, phải làm những gì bố mẹ bảo, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Cái mà con học được chính là "sợ bố, sợ mẹ", chứ không phải là vì muốn hành động đúng.
Đồng thời, ta còn sẽ khiến các con bị rối loạn về mặt tâm sinh lý và sẽ khó bày tỏ, tâm sự với bố mẹ. Bởi con sẽ tưởng rằng, chỉ cần mình nói hay là làm một điều gì sai là sẽ có nguy cơ bị cho ăn đòn roi. Số liệu đã chứng minh rằng, trẻ con sinh sống trong môi trường roi vọt và ngược đãi lớn lên có nguy cơ mắc bệnh tâm lý rất cao.
Trẻ em cần được khuyến khích nói lên cảm xúc để tránh dồn nén.
Nguy hiểm hơn nữa, chúng ta đang gieo rắc vào đầu các con rằng đòn roi chính là giải pháp tối ưu. Mọi chuyện đều có thể giải quyết bằng nắm đấm và bạo lực, chứ không phải bằng lý lẽ và sự cảm thông.
Bố mẹ có thể biết rằng đòn roi không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhưng thay đổi thế nào, kỷ luật con ra sao còn là điều khá mới mẻ ở Việt Nam. Thực tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều trường lớp, khóa học giảng dạy và tư vấn dành riêng cho phụ huynh để các bậc cha mẹ có cái nhìn đúng đắn và thiết thực hơn đối với việc nuôi dạy con trẻ
Kỷ luật không nước mắt - Tương lai của giáo dục con trẻ
Một trong một phương pháp hữu ích về giáo dục và xây dựng kỷ luật cho con trẻ chính là "Trao quyền cho các em" (Empowerment). Theo Alfie Kohn, giáo sư nổi tiếng với nhiều tác phẩm sách về giáo dục, con sẽ học cách quyết định tốt hơn khi được lựa chọn quyết định, chứ không bằng cách bị bắt làm theo. Và để con sẽ học tính quyết định, thầy cô và cả phụ huynh có thể sử dụng hình thức thưởng phạt hành động theo bảng điểm. Ví dụ, đi học đúng giờ sẽ được một điểm, làm bài tập về nhà được một điểm, ngủ quên trong lớp sẽ bị trừ 1 điểm v.v. Đến cuối tuần tổng kết, tuỳ số điểm sẽ tương ứng với một món quà nho nhỏ. Điều này khuyến khích học sinh đưa ra những quyết định đúng đắn cho riêng mình, chứ không phải do sự sự áp đặt của thầy cô. Bảng điểm này nhằm khuyến khích sự cố gắng của các em, chứ không khuyến khích kết quả.
Lời nói đối với học sinh trong lớp cũng cần sự chỉn chu, công bằng. Mọi lời nói và hành động của thầy cô cần mang tính xây dựng, không khen chê qua loa, và phải nhất quán từ đầu đến cuối. Đặc biệt, thầy cô chỉ nên . Ví dụ, thay vì nói: "Em A hư quá, lại làm đổ mực ra sàn nhà". Hãy nói "Em A hãy cẩn thận hơn lần sau, vì cô bảo mẫu sẽ phải lau sàn vất vả hơn". Thứ nhất là hành động đó là không đúng, và thứ hai là để học sinh hiểu hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến người khác.
Nắm bắt nhu cầu cấp bách và cần thiết này, một số các trường học quốc tế đã có những hoạt động tích cực hơn trong việc ứng dụng phương pháp kỷ luật không đòn roi vào môi trường học tập hàng ngày.
Thầy hiệu trưởng Lester Stephens luôn lắng nghe ý kiến từ từng học sinh tại trường ISSP.
Đi một bước xa hơn nữa chính là trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP), trực thuộc tập đoàn giáo dục Cognita. Ngoài việc thường xuyên tổ chức những buổi huấn luyện cho giáo viên cũng như cán bộ công nhân viên, trường ISSP sắp tới đang có kế hoạch sẽ mở rộng những buổi huấn luyện này cho tất cả các phụ huynh và cộng đồng. Đặc biệt, hội thảo này sẽ do đích thân hiệu trưởng trường là thầy Lester Stephens chủ trì. Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục, thầy Lester mong muốn truyền đạt mọi thứ để các bậc phụ huynh có cái nhìn chuẩn hơn về kỷ luật. Thứ nhất là để mọi người hiểu tầm ảnh hưởng của kỷ luật đối với con trẻ, và thứ hai là lời nói và cách ứng xử phù hợp với con trong các tình huống hàng ngày.
Theo Dân trí
Chẳng cần đòn roi, bố mẹ hãy áp dụng ngay 4 cách phạt con dưới đây để khiến trẻ răm rắp nghe lời Cách dạy con bằng đòn roi chưa bao giờ là tốt cho tâm lý và sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, hãy học ngay 4 cách phạt đầy khoa học được những ông bố bà mẹ thông thái áp dụng và hiệu quả tuyệt vời, các bé sẽ răm rắp nghe lời. Hẳn bố mẹ nào cũng biết rằng, phương pháp...