Lý do không còn ai dùng màn hình CRT
CRT từng là khái niệm phổ biến trên TV và màn hình máy tính. Với sự xuất hiện của các công nghệ hiện đại hơn, cái tên này đã không còn được sử dụng rộng rãi.
CRT là viết tắt của “cathode ray tube” (ống tia âm cực), là ống hình ảnh thủy tinh trong TV hoặc màn hình máy tính đời cổ, được sử dụng phổ biến trước khi màn hình phẳng xuất hiện. Theo How-To Geek , ưu điểm của CRT là hiển thị linh động, không cần các bộ phận di chuyển.
Do được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm, TV hoặc màn hình sử dụng công nghệ CRT thường được gọi là TV CRT, hay màn hình CRT.
TV và màn hình CRT được sử dụng phổ biến trước khi màn hình phẳng xuất hiện.
Cách hoạt động của TV CRT
Trước khi phát hiện ra electron, các nhà khoa học gọi dòng electron là tia âm cực do chúng di chuyển từ cực âm sang cực dương. Dựa trên lý thuyết này, kỹ sư Karl Ferdinand Braun người Đức đã tạo ra ống chân không với tia âm cực (CRT) vào năm 1897, điều khiển độ lệch từ trường để hiển thị sóng của dòng điện xoay chiều.
Theo thời gian, các nhà khoa học phát hiện CRT có thể hiển thị hình ảnh di chuyển mà không cần bộ phận chuyển động cơ khí. CRT là ống chân không thủy tinh, gồm 3 thành phần chính: nguồn electron (còn gọi là súng bắn electron), hệ thống làm lệch hướng electron và màn phát quang (màn photpho).
Trên màn hình CRT màu, có 3 súng electron cho các màu đỏ, xanh lá và xanh dương. Chúng sẽ bắn dòng electron lên màn photpho để kích thích phát sáng. Cường độ dòng electron có thể được điều chỉnh, giúp thay đổi độ sáng ở các vùng nhất định.
Hầu hết TV, màn hình CRT hiển thị hình ảnh theo dòng ngang từ trên xuống dưới, tốc độ quét 30 hoặc 60 lần/giây (đồ họa raster). Trong khi đó, màn hình CRT của máy hiện sóng hoặc game thùng vẽ hình ảnh trực tiếp theo định hướng đối tượng (màn hình vector).
Video đang HOT
Sự bùng nổ của ngành truyền hình gắn liền với những chiếc TV dùng công nghệ CRT.
Để hoạt động như màn hình hoàn chỉnh, CRT cần nhiều mạch bổ sung, chẳng hạn như nguồn điện hay bảng mạch để nhận và phát tín hiệu. Các bộ phận trên có cấu tạo, kích thước khác nhau tùy loại màn hình và nhà sản xuất.
Sự bùng nổ của ngành truyền hình gắn liền với những chiếc TV dùng công nghệ CRT. Sau đó, máy tính cũng dùng màn hình CRT làm thiết bị xuất, loại bỏ nhu cầu in dữ liệu liên tục ra giấy.
Tại sao chúng ta không sử dụng CRT nữa?
Một số người hoài cổ vẫn thích sử dụng màn hình CRT để chơi game. Ngoài nhóm người trên, công nghệ này hầu như đã không còn tồn tại trên thị trường.
Màn hình phẳng có nhiều ưu điểm hơn so với CRT.
CRT được sử dụng phổ biến nhất từ thập niên 1950 đến giữa những năm 2000, trên TV rồi sau đó là màn hình máy tính. Tại Mỹ, hầu hết dây chuyền sản xuất màn hình CRT thương mại đã ngừng hoạt động từ giữa những năm 2000, một số vẫn duy trì đến thập niên 2010. Hiện nay, vài công ty vẫn sản xuất hoặc tân trang màn hình CRT, nhưng không dành cho thị trường đại trà.
TV CRT lụi tàn do các công nghệ màn hình phẳng (chủ yếu là LCD) có nhiều ưu điểm về thương mại lẫn độ tiện dụng. Chi phí sản xuất màn hình phẳng rẻ hơn. Thiết kế của chúng mỏng nhẹ, tiêu thụ năng lượng và tỏa nhiệt ít hơn so với CRT. Màn hình phẳng cũng cho khả năng hiển thị độ phân giải cao, dễ dàng sản xuất với kích thước lớn.
Những lợi thế của CRT
Trong thập niên 2000 và 2010, CRT vẫn có một số ưu điểm so với màn hình phẳng như màu sắc hiển thị phong phú, tốc độ phản hồi nhanh hơn. Tuy nhiên theo thời gian, chúng đã bị thu hẹp nhờ các cải tiến trên màn hình phẳng.
Màn hình CRT vẫn được sưu tầm để chơi game cổ.
Với những người chơi game cổ, màn hình CRT vẫn được ưa chuộng nhờ khả năng xử lý độ phân giải khá tốt. Trên TV hiện đại, độ phân giải của máy chơi game cũ có thể khiến ảnh bị kéo giãn hoặc mờ. Tuy nhiên khi cắm vào màn hình CRT, hình ảnh rất rõ nét, màu sắc rực rỡ.
Ngoài ra, nhiều phụ kiện chơi game cổ cũng chỉ hoạt động với màn hình CRT, ví dụ như “súng bắn vịt” trong trò Duck Hunt của Nintendo. Cuối cùng, những game chơi trên màn CRT cho hình ảnh và màu sắc đẹp hơn, lý do bởi nhà phát triển đã tận dụng các đặc điểm của CRT để pha trộn màu, tạo độ bóng cho hình ảnh. Các hiệu ứng trên sẽ không được thể hiện tốt khi chơi trên màn hình hiện đại.
Samsung giới thiệu bộ đôi màn hình máy tính doanh nghiệp T35F và T45F
Bộ đôi màn hình máy tính Samsung T35F, T45F - Lựa chọn tối ưu của Doanh Nghiệp, mang đến trải nghiệm hình ảnh vượt trội, cho hiệu suất làm việc và học tập tốt hơn.
Công ty Điện tử Samsung Vina chính thức ra mắt 2 mẫu màn hình T35F, T45F với nhiều tính năng nổi bật về chất lượng hiển thị và thiết kế nhằm tối ưu hiệu suất làm việc và học tập.
Ông Suh Kyung Wook - Tổng Giám đốc Công ty Điện tử Samsung Vina cho biết: "Là tập đoàn tiên phong về sáng tạo công nghệ, chúng tôi luôn không ngừng nghiên cứu và cải tiến sản phẩm để mang tới những trải nghiệm màn hình hoàn hảo nhất cho người dùng. Bộ đôi màn hình T35F & T45F là sự kết hợp tối ưu giữa thiết kế hiện đại, sự thoải mái và những tính năng chuyên dụng của dòng màn hình máy tính doanh nghiệp. Chúng tôi tin rằng, T35F và T45F sẽ là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp với nhiều lợi ích hợp tác."
Màn hình T45F: Sở hữu mọi tính năng Doanh Nghiệp cần để nâng tầm hiệu suất công việc và học tập
Là thiết bị dành riêng cho doanh nghiệp, T45F sở hữu thiết kế màn hình tràn viền 3 cạnh tối đa góc nhìn, cho phép hiển thị nội dung liền mạch đến hoàn hảo, đồng thời hạn chế xao lãng nhất là khi nhu cầu thiết lập chế độ nhiều màn hình của nhân viên văn phòng ngày càng tăng. T45F có kiểu dáng tinh gọn, phần chân đế chuyên dụng cùng khả năng tương thích VESA giúp người dùng lắp đặt và điều chỉnh thiết bị theo chiều cao, xoay, nghiêng dễ dàng, giúp làm việc và học tập theo cách của mình.
Màn hình T45F sử dụng tấm nền IPS chất lượng cao, nhằm tăng khả năng đọc, nâng cao hiệu suất làm việc với nội dung số nhờ việc tái tạo màu sắc và tối ưu độ tương phản cho hình ảnh sắc nét, văn bản rõ ràng. Với chế độ Bảo Vệ Mắt Toàn Diện gồm công nghệ Flicker Free và Eye Saver được trang bị trên T45F giúp loại bỏ hoàn toàn tình trạng nhấp nháy khó chịu thường thấy; đồng thời giảm thiểu tác hại của ánh sáng xanh, bảo vệ tối ưu cho đôi mắt và tăng cường sự thoải mái, đặc biệt khi phải làm việc trong suốt thời gian dài.
Màn hình T35F: Thiết kế hiện đại, phù hợp với mọi không gian làm việc
Về thiết kế, T35F cũng thuộc dòng màn hình tràn viền 3 cạnh giúp mở rộng tối đa góc nhìn. Ngoài ra, sắc xanh xám của T35F khiến màn hình trở nên phù hợp với mọi không gian làm việc.
Tương tự T45F, T35F cũng sử dụng tấm nền IPS chất lượng cao nên duy trì được độ sống động và sắc nét đến từng chi tiết. Đặc biệt, khi kết hợp cùng góc nhìn siêu rộng 178 đem lại trải nghiệm hiển thị tối ưu ở mọi góc độ, nâng cao hiệu quả khi làm việc nhóm. Chế độ Bảo Vệ Mắt Toàn Diện tiếp tục được tăng cường để hạn chế tình trạng mỏi mắt, giảm thiểu tác hại của ánh sáng xanh.
Màn hình lọc ánh sáng xanh giá từ 5,3 triệu đồng MSI Modern MD là dòng màn hình chuyên nghiệp đạt chứng nhận bảo vệ mắt TUV, chống nhấp nháy mắt và lọc ánh sáng xanh. Thế hệ màn hình Moderm MD được MSI giới thiệu tại triển lãm CES 2021 đầu tháng một vừa qua. Sản phẩm sắp được đưa về thị trường Việt Nam. Đây là dòng màn hình chuyên nghiệp, viền...