Lý do khiến S-400 của Nga trở thành ’sát thủ’ phòng không
S-400 là hệ thống phòng không di động tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Nga. Nó có thể bắn hạ mọi thứ, từ máy bay, máy bay không người lái cho đến tên lửa hành trình và đạn đạo.
Hệ thống phòng không S-400 Nga. Ảnh: Sputnik
Với sức mạnh bất khả chiến bại, hệ thống này tiếp tục nhận được các bản nâng cấp, ngay cả khi quân đội Nga chuẩn bị đón nhận hệ thống tên lửa thế hệ tiếp theo là S-500.
Chuyên trang phân tích an ninh chính trị 19FortyFive có trụ sở tại Mỹ nhận định chiếc chìa khóa giúp S-400 có sức mạnh chính là tính linh hoạt và khả năng tấn công đồng thời nhiều mục tiêu.
Trong một bài viết cho 19FortyFive, nhà phân tích quân sự Peter Suciu cho biết các đơn vị sở hữu S-400 của Nga sẽ thực hiện các cuộc tập trận phòng không, trong đó có các cuộc diễn tập bắn đạn thật, và các cuộc tập trận sẽ kéo dài đến giữa tháng 4/2021.
Chuyên gia Siciu đánh giá: “S-400 Triumf của Nga là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa và tầm trung mới nhất, được đưa vào sử dụng lần đầu vào năm 2007. S-400 được thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, đồng thời có thể được sử dụng để chống lại các hệ thống vũ khí mặt đất khác. Các tên lửa S-400 có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 400 km và ở độ cao lên tới 30 km dưới hỏa lực mạnh của đối phương”.
Video đang HOT
Nhà quan sát này nói rằng mặc dù Nga đang trang bị S-400 cho lực lượng phòng không nhưng vẫn xuất khẩu cho các nước khác, bao gồm Trung Quốc, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Việc xuất khẩu hiện nay vẫn được Nga tiến hành bất chấp mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Hệ thống tên lửa này đã làm rạn nứt mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara vẫn mua S-400 bất chấp sức ép từ Washington, ngay cả khi bị Mỹ dọa loại khỏi chương trình mua tiêm kích F-35 cũng như trừng phạt kinh tế.
Trong khi phát triển hệ thống tên lửa kế nhiệm S-500, nhà sản xuất S-400 Almaz-Antey tiếp tục nâng cấp hệ thống tên lửa này. Việc nâng cấp S-400 bao gồm phát triển năng lực để có thể triển khai đồng thời nhiều loại tên lửa phục vụ việc tấn công tầm xa và phòng thủ tầm ngắn có độ chính xác cao thông qua sử dụng tên lửa dẫn đường tự động.
Kể từ khi được bàn giao vào năm 2007, Nga đã triển khai ít nhất 71 tiểu đoàn S-400, với tổng số 560 bệ phóng. Nga cũng có 125 tiểu đoàn S-300 với tổng số hơn 1.500 bệ phóng trong kho vũ khí. Hệ thống này cũng đang được nâng cấp.
Năm ngoái, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko báo cáo rằng quá trình thử nghiệm quân sự đối với S-500 đang được tiến hành và lô đầu tiên của hệ thống này sẽ được bàn giao vào năm 2021 và quy mô sản xuất tối đa sẽ bắt đầu vào năm 2025. S-500 dự kiến có tầm bắn 400-600 km và có khả năng tiêu diệt tên lửa siêu thanh trong không gian cận Trái Đất.
Triều Tiên có thể thử vũ khí khắc chế F-35
Triều Tiên thử tên lửa phòng không đời mới nhằm hiện đại hóa lực lượng để sẵn sàng đối đầu chiến đấu cơ tàng hình F-35, theo chuyên gia.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 1/10 thông báo Học viện Khoa học Quốc phòng đã thử nghiệm tên lửa phòng không sử dụng nhiều công nghệ điều khiển, dẫn đường và động cơ mới. Bình Nhưỡng cho biết loại tên lửa này có tầm bắn lớn, độ chính xác cao và hiệu suất chiến đấu đáng kể, nhưng không tiết lộ các thông số như khoảng cách tới mục tiêu và tốc độ quả đạn.
Giới chuyên gia nhận định đây là biến thể nâng cấp của tên lửa phòng không đời mới ra mắt trong lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên hồi tháng 10 năm ngoái. Đây được coi là một phần trong nỗ lực hiện đại hóa lực lượng phòng không già cỗi của Triều Tiên, nhằm tăng khả năng đối phó với các vũ khí hiện đại như tiêm kích tàng hình F-35A đang được Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản biên chế.
Tên lửa phòng không Triều Tiên trong bức ảnh được công bố hôm 1/10. Ảnh: KCNA .
"Tầng đẩy ở đuôi quả đạn cho phép tên lửa bay nhanh và xa hơn mẫu KN-06 trong biên chế hiện nay", Shin Jong-woo, nhà phân tích thuộc Diễn đàn An ninh Quốc phòng Hàn Quốc, nhận xét.
Hình ảnh do KCNA công bố cho thấy tên lửa có hai cụm cánh lái ở đầu và đuôi, cùng một cụm cánh ổn định ở gần đuôi. Quả đạn được lắp một tầng đẩy sơ tốc với kết cấu tương tự các tên lửa phòng không tầm xa của phương Tây như Aster-30 và SM6.
Bệ phóng kiêm ống bảo quản được đặt trên khung rơ mooc kéo giống phiên bản đầu tiên của tên lửa S-400 Nga, thay vì trên khung gầm xe tải 3 trục như hệ thống KN-06 từng được nước này phô diễn.
Quan chức Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết cơ quan này vẫn đang phân tích về vụ phóng. Hiện chưa rõ Seoul có biết trước về động thái thử tên lửa phòng không của Bình Nhưỡng hay không.
Đây là cuộc thử vũ khí lớn thứ tư của Triều Tiên trong chưa đầy một tháng, cũng là vụ thử tên lửa thứ bảy trong năm nay. Lãnh đạo Kim Jong-un hồi giữa tuần tuyên bố Triều Tiên đang nhanh chóng phát triển những hệ thống vũ khí cực kỳ hiện đại, đủ sức kiềm chế "động thái quân sự của các lực lượng đối địch".
Tên lửa SM-6 Mỹ phóng thử từ tàu chiến năm 2014. Ảnh: US Navy .
Triều Tiên được đánh giá là một trong những quốc gia có mạng lưới phòng không dày đặc nhất trên thế giới, với các hệ thống tên lửa và pháo cao xạ đa tầng, nhằm ngăn chặn các nguy cơ tấn công đường không của đối phương. Tuy nhiên, phần lớn vũ khí phòng không Triều Tiên được sản xuất từ thời Liên Xô, buộc họ phát triển những khí tài nội địa để bảo đảm năng lực phòng thủ.
Triều Tiên đang vận hành nhiều tổ hợp tên lửa S-75, S-125, S-200 và 2K12 Kub, trong đó nước này đã tự sản xuất và có đủ khả năng nâng cấp sâu các hệ thống S-75. Từ đầu thập niên 2010, Bình Nhưỡng bắt đầu triển khai hệ thống phòng không nội địa hiện đại được Mỹ gọi là KN-06.
Số lượng KN-06 trong biên chế lực lượng phòng không Triều Tiên không được công bố, nhưng hệ thống này được cho là có uy lực tương đương một số phiên bản S-300 do Nga chế tạo. Nguồn tin Hàn Quốc hồi năm 2017 cho rằng KN-06 đã được thử nghiệm thành công với tầm bắn tới 150 km.
Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hội đàm Ngày 29/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã tổ chức hội đàm thảo luận về các biện pháp nhằm hạn chế bạo lực tái bùng phát tại vùng Tây Bắc Syria và khả năng mở rộng hợp đồng mua bán các hệ thống quốc phòng giữa Moskva và Ankara. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ...