Lý do khiến khu vực ở Hàn Quốc vực có tỷ lệ người béo phì cao đáng ngờ
Huyện Ongjin của tỉnh Incheon được biết đến là điểm du lịch hấp dẫn có tới 100 hòn đảo với các làng chài và khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp. Tuy nhiên, khu vực này đang trở nên nổi tiếng vì một lý do khác, đó là có tỷ lệ người béo phì cao nhất Hàn Quốc.
Theo tờ Koreatimes, nghiên cứu mới do Giáo sư Kim Bong, chuyên gia tại khoa Điều dưỡng tại Đại học Cheongju, dẫn đầu cho biết có tới 45,2% cư dân Ongjin bị béo phì, gấp đôi tỷ lệ 23,5% ở quận Geumjeong của Busan, khu vực có tỷ lệ cư dân béo phì thấp nhất đất nước. Theo nghiên cứu, tỷ lệ béo phì trung bình của 229 thành phố, quận và huyện ở Hàn Quốc là 34,1%.
Đây không phải là lần đầu tiên tỷ lệ béo phì tăng cao ở Ongjin gây chú ý. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hàn Quốc đã tìm hiểu nguyên nhân đằng sau con số này. Theo báo cáo tạm thời của cơ quan này, dường như tình trạng béo phì ở Ongjin có liên quan đến tỷ lệ nam giới và người độc thân cao. Khi đó, mọi người thường ăn uống một mình và không chú ý đến dinh dưỡng. Khu vực này cũng có tỷ lệ người uống rượu bia cao hơn những nơi khác.
Trong báo cáo, các cư dân cho biết rằng họ thường xuyên không ăn đủ bữa và các bữa ăn không đúng giờ. “Khi làm nông nghiệp, mọi người có thể dùng bữa đúng giờ, nhưng đối với nghề đánh cá, chúng tôi thường bỏ bữa bởi thời gian làm việc bị ảnh hưởng nhiều bởi thời gian thủy triều lên. Sau khi làm việc, chúng tôi cũng ăn uống không kiểm soát”, một cư dân 65 tuổi ở Ongjin chia sẻ.
Một người dân khác chỉ ra rằng họ chủ yếu lao động chân tay, không tập thể dục. Dù tỷ lệ người làm những công việc nặng nhọc ở Ongjin khá cao, nhưng người dân ở đây thường không đi bộ tập thể dục để đảm bảo sức khỏe.
“Điều đáng chú ý là tỷ lệ béo phì đặc biệt cao ở nam giới và những người tương đối trẻ ở Ongjin. Khi họ bỏ bữa, họ sẽ ăn rất nhiều sau đó. Ngoài ra, ông việc tiêu tốn năng lượng như đánh bắt cá khiến người dân không có thời gian và địa điểm tập thể dục. Cuối cùng, họ thậm chí còn béo hơn trong những năm cuối đời”, báo cáo nhấn mạnh.
Vì sinh sống trên các hòn đảo nhỏ, người dân ở đây cũng hiếm khi tham gia vào các hoạt động thể chất vào buổi tối. Họ cũng không thể dễ dàng tiếp cận với các trung tâm y tế cộng đồng, cơ sở thường đưa ra chương trình kiểm soát bệnh béo phì cho người dân.
Video đang HOT
Trên thế giới, tỷ lệ béo phì đang tăng rất mạnh. Theo định nghĩa của CDC Mỹ, người thừa cân là người có chỉ số cơ thể BMI cao hơn 25, còn người béo phì có chỉ số BMI trên 30. Nguyên nhân chính của thừa cân béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Các chất dinh dưỡng được cung cấp quá nhiều mà sự tiêu hao lại quá ít dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ.
Béo phì đang ngày càng trở thành mối quan ngại của ngành y học bởi vô số bệnh nguy hiểm mà nó gây ra. Béo phì khiến con ngời có nguy cơ cao mắc các tình trạng sức khỏe như bệnh tim và đột quỵ, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, một số loại ung thư, bệnh túi mật và sỏi mật, viêm xương khớp, bệnh gout, các vần đề về hô hấp và bệnh hen suyễn.
28 người thi ngồi bất động 90 phút trong rừng
Tại khu rừng phía nam đảo Jeju, 28 người tranh tài để giành chiến thắng trong cuộc thi Space Out. Điều đặc biệt là thí sinh chỉ cần khoanh chân ngồi im một chỗ không cần làm gì.
Người chiến thắng là người có nhịp tim thấp nhất và ổn định nhất sau 90 phút.
Một nhà tạo mẫu tóc sinh sống tại Jeju - người gần như không nhúc nhích trong suốt 90 phút - đã chiến thắng trong cuộc thi năm nay, Washington Post đưa tin ngày 30/5.
"Trong một thế giới mệt mỏi vì đại dịch Covid-19, mọi người cần những cuộc thi như Space Out hơn bao giờ hết. Cho dù nhiều người có thời gian "chết" ở nhà, họ thường dùng khoảng thời gian đó để lo lắng về virus corona", người sáng lập cuộc thi - nghệ sĩ Woopsyang chia sẻ.
Các chuyên gia cho biết áp lực từ đại dịch có thể đưa cơ thể và tâm trí con người vào "chế độ sinh tồn ảo".
Những người tham gia cuộc thi Space Out. Ảnh: Washington Post .
Lee Ji-won - sinh viên năm cuối chuyên ngành công tác xã hội - gặp áp lực khi phải sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình hiệu quả. Đặc biệt, khi hoạt động học hành đều chuyển sang trực tuyến, Ji-won dành hầu hết thời gian cho các thiết bị điện tử.
Vì vậy, đến với cuộc thi như một cách đến cô sinh viên thoát khỏi cuộc sống áp lực thường ngày. "Tôi cảm thấy rất sảng khoái", Ji-won chia sẻ.
Lee Ji-won - thí sinh tham gia cuộc thi để buộc bản thân mình phải nghỉ ngơi. Ảnh: Washington Post .
Một thí sinh khác cũng tham gia cuộc thi là Jwa Hyeon-guk - chủ nhà hàng bán thịt lợn. Trong thời gian đại dịch, anh cảm thấy khó khăn khi không thể trực tiếp giao tiếp với khách hàng của mình.
Từ khi đại dịch bắt đầu, hàng ngày, chủ nhà hàng liên tục nhìn chằm chằm vào điện thoại để kiểm tra đánh giá của khách hàng. Chỉ cần một đánh giá tiêu cực, anh sẽ liên tục suy đoán về lỗi lầm bản thân - điều anh mô tả là vòng luẩn quẩn của sự tiêu cực.
Tuy vậy, tham gia cuộc thi khiến Hyeon-guk có cái nhìn thoáng hơn về công việc kinh doanh của mình. "Những ngày này quả là khó khăn. Nhưng tôi biết ngày đẹp trời đang đợi tôi ở phía trước".
Cũng mang tâm trạng trĩu nặng như Ji-won và Hyeon-guk, Youn Kyoung-won - bà mẹ của cô con gái 12 tuổi Lee Ji-hyun - cảm thấy "bị mắc kẹt" khi phải cố cân bằng giữa công việc và nuôi dạy con cái.
Vừa điều hành công ty tại nhà, vừa "gần như trở thành một giáo viên" cho con gái, Kyoung-won "bị dồn nén sự căng thẳng và cáu kỉnh, và sau đó trút căng thẳng lên con gái mình".
"Tôi cảm thấy thư giãn khi ở đây", cảm nghĩ của Kyoung-won sau khi tham gia cuộc thi.
"Đối mặt với những mối đe dọa chưa từng có từ đại dịch Covid-19, mọi người khó có thể ngồi yên và không ngừng lo sợ về những gì xảy ra trong tương lai", trích lời Shin Dong-won, bác sĩ tâm thần lâm sàng tại Bệnh viện Kangbuk Samsung, Seoul.
"Những gì bộ não cần trong khoảng thời gian bất thường này là một khoảng nghỉ để thoát khỏi chu kỳ lo lắng kéo dài", bác sĩ Dong-won đưa ra lời khuyên.
Trước áp lực từ một xã hội có nhịp sống nhanh như tại Hàn Quốc, nghệ sĩ Woopsyang lần đầu tổ chức cuộc thi vào năm 2014 như một liệu pháp trị liệu tâm hồn, giúp não nghỉ ngơi sau khoảng thời gian bị cuốn vào guồng quay công việc.
Kể từ đó, cuộc thi này đã có mặt tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, ví dụ như Hà Lan.
Con nín khóc khi được 'bú mẹ' Ông bố ở Hàn Quốc giúp con bú bình ngoan ngoãn mà không gào khóc tí nào bằng cách khoét hai lỗ trên áo, giả làm vú mẹ.