Lý do khiến hồ sơ du học bị từ chối
Hồ sơ đăng ký du học bị từ chối vì nhiều lý do khác nhau, tùy thuộc vào từng trường. Sau đây là 6 lý do phổ biến.
1. Hồ sơ đến muộn
Hầu hết các suất học bổng sẽ có một thời hạn quy định cho các ứng viên. Nhiều ứng viên không chắc chắn hồ sơ đăng ký của mình đến tay nhà trường đúng hạn hay không. Kết quả là ngay cả những ứng viên có tiềm năng nhất hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhất cũng sẽ không được xem xét. Ngoài ra, hồ sơ gửi đến chậm sẽ tạo ra một ấn tượng không tốt đối với những người phụ trách tuyển sinh của trường.
2. Kết quả học tập chưa tốt
Các loại điểm số, xếp loại của người nộp hồ sơ ít nhất phải ở mức trung bình trở lên. Nhiều nhà tài trợ yêu cầu người nhận học bổng làm đại diện cho tổ chức của họ trước công chúng, do vậy họ muốn chắc chắn rằng những người nhận học bổng phải đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí đưa ra, đặc biệt là thành tích học tập.
3. Không năng động
Nếu bạn không tham gia bất cứ hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hay các hình thức sinh hoạt tập thể nào, bạn dễ dàng bị loại ra khỏi vòng sơ tuyển hồ sơ. Vì đó là một kênh quan trọng để kiểm tra khả năng học hỏi, giao tiếp, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm và các tiềm năng khác của bạn.
Video đang HOT
4. Có một bài luận nghèo nàn
Hầu hết các học bổng đều yêu cầu học sinh viết bài luận cho một chủ để cụ thể. Nhiều học sinh nỗ lực trong việc viết đúng chính tả, ngữ pháp. Tuy nhiên, nếu bài luận đó thiếu ý tưởng, câu chữ sắp xếp lộn xộn, ý tứ không rõ ràng, thiếu liên kết và thiếu định hướng… thì cũng không thể qua nổi con mắt của những người xét tuyển, dù họ chỉ đọc trong ít phút.
5. Gửi thông tin sai
Bạn nên lưu ý rằng: Ngay cả khi nhà tài trợ học bổng rất ấn tượng với hồ sơ đăng ký của bạn thì họ cũng luôn tìm cách để chứng thực các thông tin đã gửi trên mẫu đơn. Nếu bạn “khai man” thành tích học tập hoặc thông tin về địa chỉ liên lạc, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân… không chính xác thì họ sẽ loại hồ sơ của bạn ngay lập tức vì đơn giản là họ có hàng ngàn sự lựa chọn khác đáng tin cậy hơn.
6. Bộ hồ sơ cẩu thả
Một bộ hồ sơ nhàu nhĩ, bị dính bẩn, trình bày lộn xộn, chữ viết sai chính tả… sẽ làm cho người tuyển dụng cảm thấy không được tôn trọng và tất nhiên là ứng viên đó cũng không thể được đi tiếp vào vòng trong.
Bên cạnh sự cố gắng học tập, bạn hãy dồn sức lực, trí tuệ và cả ước mơ để hoàn chỉnh bộ hồ sơ du học một cách cẩn thận, chu đáo nhất. Điều đó sẽ làm tăng thêm cơ hội giành học bổng cho bạn.
Theo Tiin
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Cảnh báo trước khi buộc thôi học
Bộ GD-ĐT vừa ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ . Theo đó có nhiều điểm được bổ sung theo hướng có lợi cho sinh viên cũng như khắc phục những bất cập mà lâu nay các trường vướng mắc.
So với quy chế cũ thì lần bổ sung này, Bộ GD-ĐT đưa thêm quy định về cảnh báo kết quả học tập. Theo đó, cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên (SV) có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình.
Tuỳ theo đặc điểm của từng trường, Hiệu trưởng quy định áp dụng một hoặc hai trong ba điều kiện để cảnh báo kết quả học tập của SV và quy định số lần cảnh báo kết quả học tập, nhưng không vượt quá 2 lần liên tiếp. Các điều kiện cảnh báo bao gồm: Điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với SV năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với SV năm thứ hai, dưới 1,60 đối với SV năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với SV các năm tiếp theo và cuối khoá; Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo; Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khoá học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.
Sau mỗi học kỳ, SV bị buộc thôi học nếu thuộc một trong những trường hợp: Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn theo quy định của Hiệu trưởng; Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định; Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách SV của trường.
Chậm nhất là một tháng sau khi SV có quyết định buộc thôi học, trường phải thông báo trả về địa phương nơi SV có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường SV vừa theo học hoặc tại trường khác có các chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những SV thuộc diện bị buộc thôi học được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ. Hiệu trưởng xem xét quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.
Bộ GD-ĐT cũng bổ sung quy định việc rút bớt học phần theo hướng có lơi cho SV. Cụ thể, việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký được thực hiện sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ chính, sau 1 tuần kể từ đầu học kỳ phụ. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của trường, Hiệu trưởng quy định thời hạn tối đa được rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký. Ngoài thời hạn quy định, học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu SV không đi học học phần này sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi SV phải đăng ký trong mỗi học kỳ phải đảm bảo tối thiếu 14 tín chỉcho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những SV được xếp hạng học lực bình thường; 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những SV đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu...
Về việc học cùng lúc hai chương trình, quy chế được điều chỉnh lại rõ ràng hơn. Theo đó, để học cùng lúc hai chương trình thì ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất; Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất và SV không thuộc diện xếp hạng học lực yếu; Trong quá trình SV học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 2,00 thì phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.
Thời gian tối đa được phép học đối với SV học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất. Khi học chương trình thứ hai, SV được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất. SV chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.
Đối với việc xét và công nhận tốt nghiệp quy chế được sửa cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, bổ sung thêm điểm: Có đơn gửi Phòng đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khoá học
S.H
Theo dân trí
Bài luận điểm 1 Cô là sinh viên ưu tú, trên mọi mặt: học tập, ngoại ngữ, hạnh kiểm... đều xuất sắc nên được xét đi học ở nước ngoài trong chương trình hợp tác giáo dục. Kết quả đầu tiên khi sang học ở trường bạn của cô nữ sinh ưu tú ấy là bài luận điểm 1. Bài luận ấy được giảng viên ở trường...