Lý do khiến điều dưỡng trưởng bỏ việc đi bán trà sữa sau 20 năm làm nghề
Một thực tế tại không ít bệnh viện ở TP.HCM, công việc nhiều, áp lực lớn, kỳ vọng của người bệnh cao khiến nhân viên y tế rơi vào lo âu, trầm cảm, suy kiệt cả thể chất và tinh thần.
Nhân viên y tế trầm cảm bỏ việc, thậm chí tự sát
Cách đây chưa lâu, nhiều đồng nghiệp và bạn bè bất ngờ khi một điều dưỡng trưởng có 20 năm trong nghề tại TP.HCM xin nghỉ việc, về nhà… bán trà sữa.
Bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương trong một ca mổ. Ảnh: BVCC
Ít người biết rằng chị phải chịu quá nhiều áp lực từ cường độ công việc đến cuộc sống riêng nên rơi vào tình trạng lo âu, căng thẳng mức độ nặng, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19, khi cả bệnh viện phải giãn cách, các y bác sĩ luân phiên trực chiến trong khu cách ly.
“Khi bệnh viện thực hiện đánh giá mức độ lo âu, căng thẳng của nhân viên theo thang điểm thì chị ở mức điểm cao. Mặc dù có chia sẻ trong các buổi hoạt động chung của bệnh viện nhưng cuối cùng, chị vẫn quyết định từ bỏ công việc đã gắn bó hơn 20 năm” – TS.BS. Phan Thị Hằng, Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ.
Sở Y tế TP.HCM nhận định, nhân viên ngành y là những người có nguy cơ bị stress, trầm cảm, lo âu, kiệt sức cao hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác.
Thậm chí, như Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu tiết lộ, đã có nhân viên y tế bị trầm cảm quá nặng, không được chia sẻ, điều trị đã tự sát.
Có bác sĩ lúc nào cũng ngủ gục khi ngồi họp
“Nhân viên ngành y tế đang có hội chứng quá tải công việc. Họ cần được quan tâm, chăm sóc sức khỏe tâm thần” – PGS.TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhấn mạnh.
Ông kể đã từng chứng kiến tại cuộc họp định kỳ hàng tháng ở bệnh viện, một bác sĩ lúc nào cũng ngủ gục, không thể tập trung. Tìm hiểu thì mới biết, bác sĩ này thường phải hoàn thành công việc vào lúc 1-2h sáng. Trung bình ngày làm việc của anh thường xuyên kéo dài 16-20 tiếng, áp lực rất lớn.
Áp lực tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: BVCC
Theo bác sĩ Dũng, nhân viên y tế TP.HCM bị suy sụp về thể chất và tinh thần do yêu cầu về chất lượng bệnh viện của người bệnh ngày càng cao hơn, áp lực tự chủ tài chính… Những điều này dẫn đến kỳ vọng lớn hơn về năng suất, khối lượng công việc.
Ngoài ra, các khó khăn lâu nay của ngành cũng chưa được giải quyết. Đó là lương thấp, không thu hút được người trẻ, giỏi; nhân lực các lĩnh vực đặc thù như bác sĩ chuyên khoa lao, cấp cứu hồi sức, giải phẫu bệnh… thiếu hụt; đầu tư vào ngành dàn trải, hạ tầng máy móc cũ kỹ khiến hiệu quả công việc thấp.
Đáng lo ngại hơn, như TS. Phạm Phương Thảo, Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng Bệnh viện Lê Văn Thịnh, chỉ ra: chính các nhân viên y tế cũng không ý thức được sức khoẻ tâm thần của mình có vấn đề. Họ ngại đến gặp các chuyên gia tâm lý vì sợ bị đồng nghiệp đánh giá, bàn tán, kỳ thị.
Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là lãnh đạo các bệnh viện, khoa phòng khi có vấn đề về sức khoẻ tâm thần thì ai chăm sóc?
Video đang HOT
TS.BS Phan Thị Hằng, Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, thẳng thắn: “Chúng tôi đào tạo cho các trưởng khoa, điều dưỡng trưởng có thể nhận diện, phát hiện sớm các dấu hiệu lo âu, căng thẳng, trầm cảm của y bác sĩ để kịp thời điều chỉnh công việc, giải toả áp lực. Nhưng khi chính các lãnh đạo bị lo âu, căng thẳng, chúng tôi chỉ biết tự chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau”.
Một kết quả khảo sát trầm cảm, lo âu, stress ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Hùng Vương (thực hiện năm 2021) cho thấy có tới 16,5% trên tổng số 1.186 nhân viên y tế bị stress, 42,2% bị trầm cảm và 24,3% có chứng rối loạn lo âu. Theo Sở Y tế, trong tháng 4/2024, cơ quan này sẽ ban hành tài liệu hướng dẫn về sức khỏe tâm thần dành cho nhân viên y tế. Tài liệu sẽ giúp nhân viên y tế biết cách tự phát hiện vấn đề và tự điều trị cho bản thân, cung cấp các địa chỉ để được tham vấn về tình trạng sức khỏe tâm thần. Cùng với đó là các lớp đào tạo dành cho các nhà lãnh đạo, quản lý y tế nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên. Lãnh đạo Sở Y tế luôn nhấn mạnh để triển khai hiệu quả chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế, việc đầu tiên cần làm là thay đổi nhận thức, xóa bỏ ngay định kiến về vấn đề sức khỏe tâm thần. Các lãnh đạo phải có các kỹ năng để vừa chăm sóc cho bản thân vừa hỗ trợ kịp thời cho nhân viên. |
Cụ ông chạy xe ôm thẫn thờ xin cứu vợ nhập viện vì suy kiệt
Bà Sang làm lao công, tuy không nặng nhọc nhưng luôn tay luôn chân. Trước khi kiệt sức đến ngất xỉu, cụ bà đã ho dai dẳng nhiều ngày, chỉ mua thuốc uống tạm mà không thăm khám bệnh.
Suốt 3 tuần nay, hoàn cảnh của bà Phùng Thị Kim Sang (65 tuổi) khiến các bác sĩ, điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Lê Văn Thịnh) vô cùng xót xa.
Bà Sang được đưa vào nhập viện trong tình trạng lơ mơ. Bác sĩ Ngô Thị Bích Thảo cho biết, bà bị sốc nhiễm trùng đường hô hấp, biến chứng suy đa cơ quan, nhồi máu cơ tim cấp.
Trước đó, dù bị ho dai dẳng nhiều ngày nhưng bà Sang không đi khám bệnh, sợ sẽ tiêu lậm vào tiền dành để đóng trọ. Bà chỉ dám mua thuốc uống tạm khiến bệnh trở nặng.
Bà Sang đổ bệnh dài ngày vẫn cố đi làm lao công đến kiệt sức.
Ở tuổi 65, vốn nên được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già, bà Sang vẫn đi làm lao công. Vợ chồng bà không có con cái, lại chẳng có nhà cửa, đất đai nên không có ai để cậy nhờ.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ đã dùng thuốc kháng sinh để khống chế sốc nhiễm trùng. Đến nay, bà Sang tạm thời vượt qua cơn nguy kịch nhưng tình trạng sức khỏe vẫn chưa ổn định, có thể trở nặng bất cứ lúc nào.
Các bác sĩ lo lắng vì bà có dấu hiệu tổn thương thận cấp. Nếu vẫn không có kinh phí để điều trị tích cực khiến bệnh kéo dài, nguy cơ bà phải lọc máu cấp cứu. Đối với người bệnh không có bảo hiểm y tế, chi phí cho mỗi lần lọc máu lên đến hàng chục triệu đồng.
"Hiện tại bà đã nợ viện phí gần 80 triệu, chúng tôi vẫn đang cố hết sức nhưng bà rất cần sự giúp đỡ lúc này", bác sĩ Thảo chia sẻ.
Cụ ông xin khắp nơi được 3 triệu đồng lo cho vợ
Ngồi bần thần ngoài hành lang bệnh viện, thỉnh thoảng ông Nguyễn Văn Tuấn (60 tuổi) lại hướng ánh mắt vào khu vực vợ đang điều trị. Đôi mắt đỏ quạch vì thiếu ngủ và khóc.
Ông Tuấn và bà Sang kết duyên vợ chồng từ thuở đôi mươi. Đến nay đã gần 40 năm, trải qua nhiều khó khăn, vất vả nhưng ông bà vẫn thương nhau như trước. Điều khiến họ tiếc nuối duy nhất là không thể có con để gửi gắm lúc tuổi già.
Ông Tuấn tranh thủ vài phút vào thăm để động viên vợ.
Hình ảnh cụ ông ngồi bần thần ngoài hành lang, đôi mắt đỏ hoe thỉnh thoảng lại ngóng về nơi vợ mình đang nằm điều trị khiến các bác sĩ xót xa.
Thời trẻ, ông Tuấn đạp xích lô, sau này bị cấm, ông mới chuyển sang chạy xe ôm. Những năm công nghệ chưa phát triển, thu nhập của ông vẫn đủ trang trải. Nhưng rồi cuộc sống ngày càng hiện đại, cụ ông đã lớn tuổi không thể nào bắt kịp.
Mấy năm nay, ông Tuấn vẫn chạy xe ôm truyền thống, thường bắt khách gần bến xe Phương Trang trên đường Lê Hồng Phong. Trung bình mỗi ngày được 80-100 ngàn, hiếm hoi mới có ngày được hơn, bởi ai cũng thích đặt xe qua ứng dụng.
Ông Tuấn tâm sự: "Tiền tôi kiếm được đưa bà ấy đi chợ, còn tiền lương mỗi tháng của bà ấy để đóng trọ. Mỗi lần đau ốm chỉ mua vài viên thuốc thôi là lại túng thiếu, nào có dư đồng nào".
Hôm ấy, nhìn thấy bà lụi dần đến ngất xỉu trong vòng tay mình, ông hốt hoảng. Những anh chị em khác của ông bà đều có gia đình riêng, cũng làm mướn mưu sinh, chẳng dư dả nên không nhờ vả được. Trong thời gian bà nằm viện, ông chạy vạy khắp nơi, xin được 3 triệu đồng đều đóng hết vào viện phí, nhưng bấy nhiêu đó chẳng thấm là bao.
Bản thân ông cũng bị cao huyết áp, thường xuyên đau đầu. Sợ không may mình ngã xuống thì không còn ai lo nên ông động viên mình phải vững vàng. Thế nhưng, đối với khoản viện phí khổng lồ của bà, ông không biết phải làm sao.
"Giờ tôi chỉ biết cầu xin bác sĩ chữa trị cho bà ấy thôi, không biết được bao lâu...", ông Tuấn bần thần.
Ông Tuấn thủ thỉ động viên bà Sang.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Lê Văn Thịnh hoặc ông Nguyễn Văn Tuấn; Địa chỉ nhà trọ: 92/10 Nguyễn Tư Nghiêm, khu phố 5, phường Bình Trưng Tây, TP. Thủ Đức, TP.HCM; Điện thoại: 0903712140.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.333 (Bà Phùng Thị Kim Sang)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C'Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
Chồng chửi vợ, có thể bị phạt mấy triệu? 'Hành vi vợ chửi chồng hoặc chồng chửi vợ như dân gian thường gọi, có thể đã được cụ thể hóa trong luật bằng hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình'. Hơn 2 tuần qua, một thông tin được chụp lại và chia sẻ khá nhiều trên mạng xã hội dựa trên bản tin...