Lý do hơn 27% sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM không ra trường đúng hạn
Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, ông Trần Hoàng Hải, cho biết đa số sinh viên chậm ra trường vì ‘nợ’ ngoại ngữ.
Ngày 22-10, Trường ĐH Luật TP.HCM đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2022-2023.
Theo PGS.TS Trần Hoàng Hải, quyền Hiệu trưởng trường, sau hai năm bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nhưng với nỗ lực, tâm huyết của cả tập thể, trường đã đạt được nhiều kết quả cao.
Cụ thể, công tác tuyển sinh năm nay đạt 100% tổng chỉ tiêu với 2.100 thí sinh xác nhận nhập học. Đáng nói, số thí sinh trúng tuyển chỉ chiếm 28% trong tổng số hơn 7.500 thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường.
Ông Hải cũng lưu ý sinh viên rằng tỉ lệ sinh viên của trường tốt nghiệp đúng hạn chiếm 72,96%, số còn lại thường ra trường sau 1-2 năm. Lý do đa số sinh viên chậm ra trường vì “nợ” ngoại ngữ.
Trường ĐH Luật TP.HCM là trường trọng điểm trong đào tạo ngành Luật nên yêu cầu với sinh viên rất cao, chuẩn ngoại ngữ đang áp dụng cho sinh viên là chuẩn quốc tế, sinh viên phải đạt chuẩn mới được tốt nghiệp.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Hoàng Hải chia sẻ với sinh viên tại buổi lễ
Do đó, ông Hải khuyên sinh viên cần nỗ lực chủ động hơn vì cách học ở ĐH khác hoàn toàn với phổ thông.
“Các em nên học ngoại ngữ càng sớm càng tốt, ngay từ năm thứ nhất, đừng để đến năm thứ ba mới học để chuẩn bị ra trường là sẽ không kịp. Đây là áp lực với sinh viên, nhưng với chuẩn này, khả năng hội nhập, cơ hội làm việc khi ra trường sẽ tốt hơn nhiều” – ông Hải nói.
Ông Hải cũng dẫn thêm số liệu rằng tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm trong vòng một năm lên tới 92,44%. Trong đó, 11% sinh viên có việc làm trước khi tốt nghiệp.
Sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM phấn khởi trong ngày khai giảng. Ảnh: NTCC
Cũng tại buổi lễ, trường đã đón nhận Giấy chứng nhận kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành đối với chương trình đào tạo ĐH chính quy ngành Luật. Tỷ lệ các tiêu chí đạt 94% (47/50 tiêu chí đạt), đây là tỷ lệ cao nhất đối với chương trình đào tạo ngành luật của các cơ sở đào tạo thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, trường cũng khen thưởng các thủ khoa, sinh viên xuất sắc và trao học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Trường ĐH Luật TP.HCM được chứng nhận đạt kiểm định chất lượng ngành Luật
Sáng 22/10, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022-2023 và đón nhận giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
Ban giám hiệu Trường ĐH Luật TP.HCM đón nhận chứng nhận kiểm định chất lượng ngành Luật.
Từ kết quả tự đánh giá và được Trung tâm Kiểm định Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá ngoài vào tháng 4/2022, chương trình đào tạo ngành Luật của nhà trường được cấp giấy công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành, với tỷ lệ các tiêu chí đạt 94% (47/50 tiêu chí đạt) - Tỷ lệ cao nhất đối với chương trình đào tạo ngành Luật của các cơ sở đào tạo ở thời điểm hiện tại.
Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm định Đại học Quốc gia TP.HCM, chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Luật của Trường Đại học Luật TP.HCM (Ulaw) được quản lý và vận hành bởi 5 khoa chuyên môn. Đội ngũ giảng viên của ngành Luật chiếm trên 60% tổng số giảng viên toàn trường với 229 giảng viên cơ hữu, trong đó có 1 Giáo sư, 18 Phó Giáo sư, 48 Tiến sĩ và 160 Thạc sĩ.
Điểm nổi bật của chương trình đào tạo hệ chính quy ngành Luật của Ulaw là về thiết kế chương trình đào tạo và triển khai hoạt động dạy học có mục tiêu và chuẩn đầu ra chương trình đào tạo được xác định rõ ràng. Chương trình dạy học có cấu trúc hợp lý, được thiết kế theo 5 hướng chuyên môn với trình tự phù hợp, có tham khảo chương trình đào tạo tương đương của một số cơ sở giáo dục trong và ngoài nước.
Nhà trường thường xuyên rà soát chương trình đào tạo cũng như có nhiều hoạt động giúp giảng viên cải tiến phương pháp dạy học. Các hoạt động chính khóa và ngoại khóa đa dạng giúp rèn luyện kỹ năng mềm và thúc đẩy khả năng học tập suốt đời cho người học.
Trường có kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn. Tỷ lệ giảng viên/ người học đáp ứng quy định hiện hành, 95% giảng viên vượt mức giờ nghiên cứu khoa học hàng năm. Số lượng bài báo khoa học có xu hướng tăng dần, nhất là bài báo khoa học công bố ở các tạp chí và hội nghị uy tín.
PGS.TS. Trần Hoàng Hải - Quyền Hiệu trưởng nhà trường đánh trống khai giảng năm học mới.
Từ những thành quả đạt được, Trung tâm kiểm định ĐHQG TP.HCM đề nghị trường duy trì và phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đã có; đồng thời thực hiện các khuyến nghị về việc khắc phục tồn tại như đẩy mạnh thêm việc khảo sát lấy ý kiến của các bên liên quan về mục tiêu chương trình đào tạo, xem xét bối cảnh quốc tế hóa và chuyển đổi số trên thế giới và hiện nay để cập nhật kịp thời và phù hợp...
Cùng ngày, Trường ĐH Luật TP.HCM vinh dự đón hàng ngàn tân sinh viên của trường nhập học năm học 2022-2023. Tại buổi lễ, nhà trường đã khen thưởng cho các thủ khoa, sinh viên xuất sắc và trao học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM làm lễ thượng cờ chào đón năm học mới 2022-2023.
Ngay sau Lễ khai giảng năm học đã diễn ra các hoạt động của Ngày hội chào đón Tân sinh viên với tên gọi Xin chào gồm nhiều hoạt động như gặp gỡ giữa lãnh đạo các khoa, thầy, cô với tân sinh viên; không gian ẩm thực, tuyên dương sinh viên 5 tốt và Đêm hội văn nghệ sôi động.
26 trường đại học tăng học phí năm 2022-2023 ĐH Luật TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Dược Hà Nội và nhiều trường khác đã thông báo tăng học phí từ khóa tuyển sinh năm 2022. ĐH Luật TP.HCM là trường đại học công lập thực hiện hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn nên học phí của người học được...