Lý do giá Bitcoin tụt dốc
Biến động từ lĩnh vực bất động sản Trung Quốc dẫn đến làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư. Điều này khiến giá trị nhiều đồng tiền số sụt giảm.
Ngày 20/9, giá Bitcoin giảm mạnh sau làn sóng bán tháo của nhà đầu tư. Thị trường tiền số bị ảnh hưởng bởi biến động lớn trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc. Theo CoinDesk , đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đang được giao dịch ở mức 43.489 USD, giảm 8,6% so với ngày 17/9.
Bitcoin giảm giá kéo theo sự sụt giảm giá trị của nhiều đồng tiền số khác. Ether giảm 10% so với cùng kỳ, trong khi Dogecoin giảm 11%. Bên cạnh đó, việc bán tháo còn lan rộng đến các cổ phiếu có liên quan đến tiền mã hóa, như cổ phiếu của công ty điều hành sàn tiền số Coinbase giảm 3,5% giá trị.
Sự kiện tập đoàn bất động sản Evergrande đứng trước nguy cơ vỡ nợ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính.
Sự sụt giảm của các đồng tiền mã hóa xảy ra đồng thời với xu hướng thoái trào của các thị trường đầu tư truyền thống. WSJ cho biết điểm số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ giảm 1,7% do lo ngại chính phủ Trung Quốc sẽ không can thiệp vào sự kiện tập đoàn bất động sản Evergrande vỡ nợ.
Trang WSJ cho rằng khủng hoảng nợ của Evergrande có thể ảnh hưởng đến toàn ngành bất động sản. Một số nhà đầu tư lo ngại thất bại của tập đoàn này sẽ lan rộng khắp Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Video đang HOT
Các nhà phân tích cho biết việc bán tháo tiền số là một phần của sự chuyển dịch toàn cầu khỏi các loại hình đầu tư nhiều rủi ro, hướng dòng tiền đến những nơi trú ẩn an toàn hơn như trái phiếu chính phủ Mỹ.
Bên cạnh đó, một số nhà phân tích cho biết sự kiện Evergrande có thể ảnh hưởng đến Tether (mã hiệu USDT), đồng coin đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tiền kỹ thuật số.
Theo Block , một dịch vụ nghiên cứu về tiền số, Tether là loại “stablecoin” gắn với USD, có khoảng 71 tỷ đồng USDT đang lưu hành. Đồng tiền số này thường được nhà đầu tư dùng để cất giữ giá trị hoặc chuyển dịch tài sản giữa các sàn giao dịch.
Công ty chủ quản của đồng Tether được cho là đang nắm giữ nhiều thương phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc.
Tether Holding, công ty đứng sau đồng USDT cho biết khoảng một nửa tài sản của họ được giữ dưới dạng thương phiếu hoặc chứng chỉ tiền gửi. Nhiều nhà quan sát thị trường nghi ngờ rằng Tether đang nắm giữ nhiều thương phiếu của các công ty Trung Quốc.
Tuần trước, Tether Holding cho biết họ không giữ nợ hay cổ phiếu của Evergrande. Ngoài ra, đồng tiền này vẫn giữ được giá trị ở mức 1 USD/USDT giữa làn sóng bán tháo. Điều này chứng tỏ Tether vẫn được thị trường tin tưởng.
Tuy nhiên, Trưởng bộ phận phân tích thị trường của Genesis Trading, Noelle Acheson cho rằng Tether vẫn có thể bị ảnh hưởng nếu tình hình kinh tế Trung Quốc xấu đi.
“Nếu Evergrande phá sản, nó có thể sẽ gây ra nhiều đợt sụp đổ khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến một số thương phiếu mà Tether Holding đang nắm giữ. Đây là tin xấu với sự ổn định của thị trường và lòng tin từ nhà đầu tư”, bà Noelle Acheson cho biết.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý gồm Cục Dự trữ Liên bang, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã tăng cường sự chú ý vào stablecoin trong thời gian gần đây. Một số quan chức lo ngại rằng những đồng stablecoin không đủ minh bạch về các khoản nắm giữ và có thể đe dọa đến sự ổn định của thị trường tài chính.
Từ Bitcoin đến Dogecoin đều hồi phục mạnh mẽ, thị trường tiền số lại vượt mức vốn hóa 2 nghìn tỷ USD
Tổng giá trị thị trường tiền số đã tăng lên mức 2,06 nghìn tỷ USD vào ngày thứ 7 khi giá Bitcoin vọt lên trên 48.000 USD.
Tờ Bloomberg đưa tin, tổng giá trị thị trường tiền số hiện đã tăng lên mức trên 2 nghìn tỷ USD khi Bitcoin tiếp tục tăng giá và những đồng tiền khác như Cardano, XRP và Dogecoin cũng có diễn biến tương tự.
Cụ thể, tổng giá trị thị trường tiền số đã tăng lên mức 2,06 nghìn tỷ USD vào ngày thứ 7 theo dữ liệu của CoinGecko - website theo dõi hơn 8.800 đồng tiền số. Bitcoin đã đạt mức giá cao nhất tới 48.152 USD - mức cao nhất kể từ ngày 16/5.
Điều đáng nói là không chỉ Bitcoin chứng kiến giá tăng. Vào lúc 1 giờ chiều ngày chủ nhật, theo giờ Hong Kong, Cardano - đồng tiền số có vốn hóa lớn thứ 3 chỉ sau Bitcoin và Ether đã tăng 47% so với 7 ngày trước. Binance Coin cũng tăng giá 14%, XRP tăng 61% còn Dogecoin tăng 18% trong cùng giai đoạn.
Điều đáng nói là các động thái tăng giá diễn ra ngay cả sau khi ngành công nghiệp tiền số không thành công trong việc thỏa thuận được những thay đổi trong các quy tắc báo cáo thuế tiền số trong dự luật cơ sở hạ tầng của Mỹ. Kết quả là, tiền số sẽ vẫn chịu sự giám sát rộng rãi y như những gì đã quy định trong luật vốn được Thượng viện thông qua từ trước.
Trưởng bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của NYDIG là Greg Cipolaro đã viết vào thứ bảy rằng: "Giá Bitcoin đã có tính đàn hồi đáng kinh ngạc trước những thông tin như thế này. Chúng tôi cho rằng tín hiệu đó cực kỳ lạc quan. Việc các nhà lập pháp công nhận ngành công nghiệp tiền số cuối cùng sẽ là một sự kiện hợp pháp hóa, một sự kiện mang lại cho các nhà đầu tư sự tin tưởng rằng ngành công nghiệp này sẽ tồn tại".
Trên thực tế giá Bitcoin đang có những diễn biến tăng giá hết sức khó lường. Chỉ trong ba ngày, từ 37.000 USD đồng này đã vọt lên 45.000 USD vào hôm 8/8.
Tuy nhiên, đà tăng trên 10% khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có một đợt bứt phá ngoạn mục trở lại, báo hiệu thời kỳ xu hướng tăng giá (uptrend) sắp đến. Trước mắt sẽ là một tuần nhiều bất ngờ với kỳ vọng để Bitcoin lấy lại được vùng 50.000 USD quan trọng.
5 rủi ro lớn nhất khi mua Bitcoin Bitcoin đã có khởi đầu ấn tượng đầu năm 2021, nhưng việc bất ngờ giảm 47% trong hơn 2 tháng khiến nhiều nhà đầu tư nghi ngờ mô hình này. Trong khi nhiều người ủng hộ đang tiếp tục nắm giữ Bitcoin và chờ thời cơ bùng nổ, một số nhà đầu tư lại đang cảnh báo về sự biến động dữ dội...