Lý do doanh nghiệp đang ‘lười’ vay vốn
Theo thống kê của Công ty chứng khoán Bảo Việt, tín dụng 2 tháng đầu năm mới tăng 0,77% trong khi cùng kỳ năm 2019 tăng 1,07%.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM cho biết, hiện doanh nghiệp không thể kinh doanh được, nên không có nhu cầu vay. Việc vay mới này chẳng khác nào là đảo nợ, dùng tiền không đúng mục đích.
Theo Bảo Việt, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã dần hạ nhiệt và duy trì ở mức thấp trong hai tháng đầu năm 2020. Cụ thể, lãi suất các kỳ hạn hiện dao dộng quanh mức 2%/năm.
Trong tháng 2, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng đều có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, lãi suất trung bình của nhóm 4 Ngân hàng thương mại (NHTM) gốc quốc doanh giảm 0,1% về mức 6,63%/năm; nhóm NHTM có quy mô vốn trên 5.000 tỉ đồng giảm 0,06% về mức 7,23%/năm; nhóm NHTM có quy mô vốn dưới 5.000 tỉ đồng giảm 0,03% về mức 7,58%/năm.
Video đang HOT
“Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạo các NHTM khoanh, giãn nợ và miễn, giảm lãi cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, mặt bằng lãi suất được dự báo có thể giảm nhẹ trong thời gian tới” – Bảo Việt đánh giá.
Ông Nghĩa cũng cho rằng, cần khoanh nợ, giảm lãi suất các khoản đang vay để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chứ không phải là tung gói kích cầu mới và lãi suất ưu đãi với khoản vay mới.
“Hiện có nhiều đề xuất miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, nhưng cần nói rõ là miễn giảm thuế năm nào? Nếu đề xuất miễn giảm thuế cho năm 2020 thì không có ý nghĩa, bởi năm nay chắc nhiều doanh nghiệp lỗ. Do đó, cần miễn giảm thuế năm 2019 cho doanh nghiệp, vì thuế năm 2019 tới cuối tháng 3 mới quyết toán.
Ngoài ra, Nhà nước nên miễn một quý đóng tiền bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp. Việc hỗ trợ này giúp doanh nghiệp có thêm nguồn để chi trả lương cho nhân viên. Nếu không, doanh nghiệp sa thải người lao động, thì tiền bảo hiểm Nhà nước cũng không thu được, mà ảnh hưởng tới vấn đề an ninh xã hội khi số lượng người thất nghiệp gia tăng” – ông Nghĩa đề xuất.
PHƯƠNG MINH
Theo plo.vn
"Anh cả" ngành lắp máy Việt nam tiếp tục báo lỗ trăm tỷ
Lợi nhuận sau thuế của Lilama đạt hơn 5,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2018 lỗ gần 262 tỷ đồng.
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (Lilama) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 với doanh thu thuần gần 2.373 tỷ đồng, giảm gần 17% so với quý IV/2018. Lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty đạt hơn 5,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2018 lỗ gần 262 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2019, Lilama đạt hơn 7.176 tỷ đồng doanh thu, giảm mạnh so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế âm 76,6 tỷ đồng. Đây đã là năm thứ 2 liên tiếp Lilama ghi nhận âm lợi nhuận.
"Anh cả" ngành lắp máy Việt nam tiếp tục báo lỗ trăm tỷ đồng. Ảnh: Lilama
Được biết, tại thời điểm cuối năm 2019, Lilama có tổng tài sản đạt 7.800 tỷ đồng, giảm 40% so với đầu năm. Trong đó, nợ phải trả khoảng 6.659 tỷ đồng, chiếm 85% tổng tài sản.
Tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản Lilama cũng giảm nhẹ xuống 13.204 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn lên tới gần 5.400 tỷ đồng, chiếm tới hơn 40% tổng tài sản của doanh nghiệp. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của doanh nghiệp cũng đạt 673 tỷ.
Tổng công ty lắp máy Việt Nam trước đây là doanh nghiệp do Bộ Xây dựng sở hữu 100% vốn điều lệ hoạt động trong các lĩnh vực xây lắp, gia công, chế tạo thiết bị cho các công trình công nghiệp và dân dụng.
Sau khi cổ phần hoá năm 2017, Lilama vẫn được Bộ Xây dựng nắm 97,88% và là cổ đông lớn nhất. Cũng trong năm 2017, Lilama niêm yết 80 triệu cổ phiếu lên sàn UPCoM với giá tham chiếu 10.000 đồng/cổ phiếu. Hiện trên sàn, giá Lilama đạt 21.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hoá hơn 1.700 tỷ đồng.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Cao su Sao Vàng và Tập đoàn Hoành Sơn góp 500 tỷ lập công ty săm lốp Vừa ngồi ghế nóng Cao su Sao Vàng được 2 tháng, ông Nguyễn Hoành Sơn đã nhanh chóng thành lập công ty về săm lốp có sự "kết hợp" của Cao su Sao Vàng và Tập đoàn Hoành Sơn. Hội đồng quản trị CTCP Cao su Sao Vàng (HoSE: SRC) vừa công bố Nghị quyết thông qua chủ trương góp vốn để thành...