Lý do Đài Loan khuyến cáo người dân nên rửa sạch vỏ chuối, cam trước khi ăn
Những hóa chất nguy hiểm ở thể nhẹ bên ngoài vỏ chuối có thể được rửa sạch dễ dàng.
Chuối tiêu do nông dân Đài Loan trồng – ảnh Taiwan Today.
Theo báo Tin tức Đài Loan, sau khi một lô chuối của Đài Loan bị một công ty Nhật Bản từ chối nhập khẩu vào hôm thứ 4 (ngày 10/3) vừa qua do chứa quá nhiều hóa chất tồn dư trong thuốc diệt nấm Pyraclostrobin, một nhà nghiên cứu về chất độc đã đề nghị mọi người nên rửa sạch chuối và cam trước khi ăn.
Yen Tsung-hai, Giám đốc Khoa Độc học lâm sàng của Bệnh viện Linkou Chang Gung đã tuyên bố với các phóng viên rằng, Pyraclostrobin là một loại thuốc diệt nấm có tính độc tố thấp và không có khả năng gây ung thư.
Tuy nhiên, theo quy định của Đài Loan, lượng Pyraclostrobin cho phép có thể tồn dư trong một quả chuối là 0,02 phầm triệu (ppm) trong khi lượng thuốc diệt nấm trên lô chuối bị từ chối nằm ở mức 0,12 ppm, tức gấp sáu lần tiêu chuẩn cho phép.
Một nông trang trồng chuối ở Đài Loan – ảnh minh họa.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu độc tố này cũng nói thêm, mặc dù Pyraclostrobin không có tính độc tố cao nhưng nếu dùng quá liều vẫn có thể gây ra những triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng và khó tiêu.
Hiện nay, hầu hết các loại hóa chất nông nghiệp có trên chuối đều tập trung ở phần vỏ. Tuy nhiên, ông Yen Tsung-hai cho biết chất độc này thường lưu lại trên tay người sử dụng và có thể sẽ thâm nhập vào cơ thể nếu người đó không rửa tay trước khi ăn các loại thực phẩm khác.
Vì vậy, ông đề nghị người tiêu dùng cần rửa sạch lớp vỏ trái cây trước khi ăn.
Bệnh nhi 6 tuổi than thở "Mẹ ơi, con mệt quá", bác sĩ cũng không cấp cứu kịp vì vi khuẩn lây lan quá nhanh
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, bác sĩ Hoàng nhận thấy bệnh nhi yên tĩnh lạ thường, cậu bé không quấy khóc khi được tiêm thuốc.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hoàng Xung Ninh, khoa nhi, bệnh viện MacKay Children's Hospital chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nam (6 tuổi) sống tại Đài Loan, đến khoa cấp cứu khám trong tình trạng đau họng, sốt cao, không tỉnh táo.
Ảnh minh họa
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, bác sĩ Hoàng nhận thấy bệnh nhi yên tĩnh lạ thường, cậu bé không quấy khóc khi được tiêm thuốc, khi đo huyết áp cho bệnh nhi thấy nhịp tim nhanh, huyết áp thấp nên bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhi từ khoa cấp cứu sang khoa hồi sức tích cực.
Khi bệnh nhi được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt, cậu bé đã nói với mẹ rằng: "Mẹ ơi, con khát nước, con mệt quá". Sau đó, cậu bé đã ngất xỉu ngay trước cửa phòng. Thời điểm này, các nhân viên y tế được huy động gấp rút cứu cậu bé, nhưng vô phương cứu chữa bởi "độc tố vi khuẩn lây lan quá nhanh", bệnh nhi đã qua đời và được chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A.
Bác sĩ Hoàng cho biết, theo kinh nghiệm lâm sàng đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Tình trạng nhẹ nhất là vi khuẩn có thể chung sống hòa bình với vật chủ (người), nhưng vẫn có cơ hội lây nhiễm cho những người xung quanh.
Khi bước sang giai đoạn 2, bệnh nhân có thể bị sốt, đau họng, sau khi được khám có thể phát hiện có mủ trong họng và viêm amidan.
Trường hợp nghiêm trọng hơn là vi khuẩn sẽ tiết độc tố trong cổ họng của người bệnh, cổ họng của bệnh nhi có thể không có biểu hiện rõ ràng nhưng toàn thân sẽ xuất hiện tình trạng nổi ban đỏ.
Sau bi kịch thương tâm của bệnh nhi 6 tuổi, mỗi khi thấy trẻ nhỏ đến bệnh viện khám trong tình trạng mệt mỏi, bác sĩ Hoàng thường nhanh chóng sắp xếp cho các em nhập viện và đo huyết áp nhằm tránh bi kịch thương tâm tiếp diễn. Thông qua sự việc này, bác sĩ Hoàng cảnh báo các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khám nếu nhận thấy trẻ sốt cao và không tỉnh táo.
Bác sĩ Hoàng Xung Ninh, khoa nhi, bệnh viện MacKay Children's Hospital
Bác sĩ Khâu Đình Phương, khoa nhi, bệnh viện Taipei City Hospital giải thích rằng, liên cầu khuẩn nhóm A là một loại vi khuẩn. Sau khi bệnh nhân nhiễm trùng, sẽ xuất hiện tình trạng viêm họng và nổi ban đỏ, thường xảy ra ở nhóm trẻ em từ 5 - 15 tuổi. Các triệu chứng ban đầu là sốt, đau họng, lưỡi đỏ và nổi gai. Một số trẻ sẽ sưng đỏ mặt và sưng hạch ở cổ. Nhiều trẻ bị bệnh thường bắt đầu phát ban từ 24 đến 48 giờ sau khi bị sốt.
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng penicillin hoặc các loại kháng sinh khác có hiệu quả trong 10 ngày, ngoài ra nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây ra các biến chứng như sốt thấp khớp, bệnh thấp tim, viêm cầu thận, hội chứng sốc nhiễm độc. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp thì có thể tránh được biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác, nếu trẻ bị sốt, đau họng, lưỡi đỏ và nổi gai, nổi mẩn đỏ trên da thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị, đồng thời cần chú ý xem liệu trẻ có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A hay không.
Liên cầu khuẩn nhóm A hay còn có tên khoa học là vi khuẩn streptococcus nhóm A, là loại vi khuẩn nguy hiểm nhất, gây ra những bệnh lý ở họng và da của con người.
Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A sẽ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với những dịch và chất bài tiết từ mũi và họng của người đã mắc bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn này còn lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, vết loét trên da đã bị nhiễm trùng.
Khoảng 20% người mang liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A này trong cơ thể ở vùng họng nhưng không biểu hiện bệnh lý. Đến khi loại vi khuẩn này gây bệnh thì sẽ có 2 loại đó là xâm lấn và không xâm lấn:
Nếu bệnh nhiễm phải vi khuẩn streptococcus nhóm A là không xâm lấn thì sẽ bao gồm những loại bệnh sau trên lâm sàng như viêm họng liên cầu ở trẻ, sốt ban đỏ, chốc lở, nhiễm trùng vùng tai và viêm phổi. Loại nhiễm trùng này thường không nghiêm trọng, dễ lây lan hơn nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn.
Nếu là nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A xâm lấn thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn, bao gồm những bệnh lý như hội chứng nhiễm độc liên cầu khuẩn cấp tính, sốt thấp khớp, viêm hoại tử.
Ăn lẩu cay 3 lần/tuần, người đàn ông đi khám trong tình trạng bùng phát mụn trên da đầu Ngay khi chạm tay vào đỉnh đầu, ông Nam cảm nhận đau đớn lan tỏa do cso mụn trên da đầu nên đã đến phòng khám điều trị. Bác sĩ Hoàng Tĩnh Văn, khoa da liễu, công tác tại phòng khám Aphrodite medical clinic, chia sẻ về trường hợp ông Nam (40 tuổi) sống tại Đài Loan. Dạo gần đây khi thời tiết...