Lý do đặc biệt đang khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu gặp khó

Theo dõi VGT trên

Đức hiện đang bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng ngân sách sau khi đóng băng chi tiêu khẩn cấp.

Dưới đây là lý do tại sao nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang gặp khó khăn.

Lý do đặc biệt đang khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu gặp khó - Hình 1
Khủng hoảng ngân sách Đức ngày càng sâu sắc khi trì hoãn các cuộc đàm phán chi tiêu cho năm 2024. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters ngày 22/11, Chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz có vẻ sẽ trì hoãn các cuộc đàm phán về ngân sách năm tới khi nước này đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc do buộc phải đóng băng các cam kết chi tiêu mới.

Việc trì hoãn các cuộc đàm phán – dự kiến ​​diễn ra vào ngày 23/11 – sẽ cho thấy thách thức mà Chính phủ Đức phải đối mặt sau khi tòa án tối cao nước này ngăn chặn động thái chuyển 60 tỷ euro trong số t.iền chưa sử dụng từ đại dịch COVID-19 sang đầu tư xanh.

Cụ thể, trong một phán quyết gây chấn động vào tuần trước, tòa án tối cao Đức đã phản đối việc tái phân bổ quỹ chống đại dịch COVID-19 chưa sử dụng cho cho các dự án về khí hậu và chuyển đổi. Điều này đã gây ra tình trạng hỗn loạn cho ngân sách nước này khi chính phủ ra lệnh đóng băng các khoản chi tiêu mới, đặc biệt là các sáng kiến ​​​​xanh, trong khi tìm cách quyết định nên bãi bỏ đạo luật “phanh nợ” (debt brake) hay hạn chế chi tiêu ở các lĩnh vực khác.

Trước đây, số t.iền này được giữ lại để sử dụng cho năng lượng tái tạo, nhà ở tiết kiệm năng lượng, sản xuất chip và các biện pháp hỗ trợ cho các công ty năng lượng cao.

Phán quyết trên đã khiến kế hoạch công bố ngân sách năm 2024 của chính phủ liên minh do Thủ tướng Đức Olaf Scholz lãnh đạo vào cuối tuần trước rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Điều này đã dẫn đến làn sóng chỉ trích biện pháp “phanh nợ” của Đức. Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner tuyên bố quyết định này sẽ có tác động sâu rộng, buộc chính phủ phải hoạch định lại kế hoạch ngân sách của mình.

Đạo luật “phanh nợ”, được áp dụng từ năm 2009 nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách ở mức khoảng 0,35% GDP, cũng hạn chế nghiêm trọng khả năng vay vốn của Đức, điều mà nước này đã tìm cách ứng phó bằng cách đưa ra các quỹ ngoài ngân sách.

Video đang HOT

Tuy nhiên, “phanh nợ” có thể được dỡ bỏ trong những thời điểm có nhu cầu đặc biệt. Điều này đã được thể hiện vào năm 2020, khi chính phủ cần hỗ trợ các công ty và nền kinh tế tổng thể sau đại dịch COVID-19.

Nó cũng được dỡ bỏ vào năm 2022, sau khi lãi suất, lạm phát và giá năng lượng tăng cao. Tuy nhiên, “phanh nợ” đã được thực hiện trở lại vào năm 2023 với các quỹ thay thế cho mục đích trợ cấp giá năng lượng và quân sự.

Hiện tại, quỹ ngoài ngân sách đã vượt quá ngân sách thực tế của chính phủ, lên tới khoảng 869 tỷ euro và được chi cho các quỹ khí hậu, trợ cấp năng lượng, nâng cấp quân sự, v.v. Theo phán quyết của tòa án tối cao Đức, việc chi tiêu từ nguồn ngoài ngân sách cũng bị tạm dừng, trừ trường hợp đặc biệt.

Trong khi “phanh nợ” cho thấy Đức là một trong những quốc gia châu Âu ủng hộ kỷ luật tài chính mạnh mẽ nhất, nhưng nước này cũng phải đối mặt với phản ứng dữ dội. Người ta đổ lỗi cho việc Đức không thể vay đủ t.iền để đầu tư vào đúng ngành vào đúng thời điểm.

Các nhà đầu tư ngày càng lo ngại rằng sự cứng nhắc này có thể khiến Đức mất lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, đặc biệt khi nước này đang phải vật lộn với tốc độ tăng trưởng chậm và nhu cầu yếu. “Phanh nợ” cũng gây khó khăn cho lập kế hoạch đầu tư dài hạn hơn, khiến chính sách tài khóa của Đức tập trung hơn vào các kế hoạch ngắn hạn thay vì dài hạn.

Với phán quyết hiện tại của tòa án về việc rút vốn khỏi các dự án chuyển đổi xanh, Đức có thể còn bị tụt lại phía sau hơn nữa với các mục tiêu về lượng khí thải năm 2030 và năm 2045, vào thời điểm mà hầu hết các nước G7 khác cũng đang bị chậm lại. Tính cấp bách của biến đổi khí hậu cũng đã thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc liệu có nên dỡ bỏ “phanh nợ” vào năm 2023 và 2024 hay không, để cho Đức có cơ hội trở lại đúng quỹ đạo.

Phán quyết trên cũng có thể đe dọa hơn nữa chính phủ liên minh ba bên hiện tại của Đức, vốn đang lung lay do bất đồng và những cú sốc kinh tế ngày càng gia tăng.

Lý do bệnh sốt xuất huyết ở châu Âu có thể ảnh hưởng lớn tới thế giới

Vào sáng sớm ngày cuối cùng của tháng 8, người dân Paris lần đầu tiên được trải nghiệm một hoạt động thường chỉ xuất hiện ở các vùng nhiệt đới - chính quyền phun thuốc diệt muỗi hổ trong thành phố.

Lý do bệnh sốt xuất huyết ở châu Âu có thể ảnh hưởng lớn tới thế giới - Hình 1
Sốt xuất huyết khá phổ biến ở các nước nhiệt đới, nhưng là căn bệnh "bị lãng quên" ở châu Âu. Ảnh: AFP/Getty Images

Đó là sự xác nhận hữu hình về những gì số liệu thống kê y tế công cộng cho thấy: Sốt xuất huyết, căn bệnh c.hết người do muỗi truyền, đã thực sự lan đến châu Âu.

Chỉ trong năm 2022, châu Âu chứng kiến ​​nhiều trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết hơn so với cả thập kỷ trước. Sự gia tăng này đ.ánh dấu cả mối đe dọa sức khỏe cộng đồng và cơ hội thị trường tương ứng cho vaccine và phương pháp điều trị sốt xuất huyết. Thông tin về nó sẽ thúc đẩy ngành dược phẩm tăng cường đầu tư vào một căn bệnh đã "bị lãng quên".

Nhìn bề ngoài, sự thay đổi này dường như không chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia châu Âu như Pháp mà còn cả các nước như Bangladesh và Philippines, những quốc gia đã chiến đấu với bệnh sốt xuất huyết từ lâu.

Nhưng giả định đó có thể sai lầm nghiêm trọng - các chuyên gia nói với tờ Politico.

Trên thực tế, những người làm việc trong lĩnh vực này cho biết sự gia tăng của bệnh sốt xuất huyết ở phương Tây có thể khiến việc cung cấp thuốc cứu sống những người cần chúng nhất tại các nước nghèo trở nên khó khăn hơn.

Muỗi truyền bệnh xâm nhập châu Âu

Biến đổi khí hậu và tình trạng di cư khiến muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh khác như chikungunya và zika đang xuất hiện ở châu Âu.

Mặc dù sốt xuất huyết thường có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nhưng nó cũng có thể dẫn đến sốt cao, nhức đầu dữ dội và nôn mửa. Sốt xuất huyết nặng có thể gây c.hảy m.áu nướu răng, đau bụng và trong một số trường hợp có thể t.ử v.ong.

Lý do bệnh sốt xuất huyết ở châu Âu có thể ảnh hưởng lớn tới thế giới - Hình 2
Biến đổi khí hậu và hoạt động di cư là những tác nhân khiến muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đang xuất hiện ở châu Âu. Ảnh: Getty Images

Cho đến nay, muỗi chủ yếu xuất hiện ở Nam Âu nhưng mối lo ngại thì lan trên khắp lục địa. Tại Bỉ, Viện nghiên cứu y tế công cộng quốc gia Sciensano thậm chí còn tung ra một ứng dụng trong đó người dân có thể gửi ảnh về bất kỳ con muỗi hổ châu Á nào mà họ phát hiện.

Các bệnh lây lan do loài muỗi này thường được coi là các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, gồm một nhóm bệnh lây nhiễm chủ yếu ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và đang gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư nghiên cứu và phát triển. Nhưng điều này đang thay đổi.

Policy Cures Research, cơ quan xuất bản báo cáo thường niên về đầu tư R&D vào các bệnh bị lãng quên, đã loại vaccine sốt xuất huyết khỏi đ.ánh giá của họ vào năm 2013. Tổ chức này vẫn đang theo dõi các loại thuốc sốt xuất huyết và chế phẩm sinh học. Phân tích năm 2022 của họ cho thấy nguồn tài trợ cho nghiên cứu các sản phẩm không phải vaccine tăng 33% so với năm trước, với mức đầu tư vào ngành đạt mức cao kỷ lục 28 triệu USD.

Sibilia Quilici, giám đốc điều hành của nhóm vận động hành lang sản xuất vaccine Vaccines Europe, cho biết cuộc đ.ánh giá hệ thống gần đây nhất của các thành viên cho thấy khoảng 10% vaccine đang nhắm tới những căn bệnh "bị lãng quên".

Tại các nhà sản xuất dược phẩm lớn, J&J đang nghiên cứu phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus sốt xuất huyết và MSD đang có vaccine sốt xuất huyết, trong khi Sanofi đang phát triển loại vaccine sốt vàng da thứ hai. Hai loại vaccine sốt xuất huyết đã được phê duyệt ở EU - một của Sanofi và một của Takeda. Moderna gần đây cho biết họ đang xem xét kỹ lưỡng một loại vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết và có một loại đang được nghiên cứu.

Lý do bệnh sốt xuất huyết ở châu Âu có thể ảnh hưởng lớn tới thế giới - Hình 3
Dữ liệu do Trung tâm Kiểm soát và phòng dịch châu Âu (ECDC) công bố chỉ ra rằng biến đổi khí hậu dường như góp phần vào việc lây lan các bệnh do muỗi truyền ở châu Âu. Ảnh: AFP/Getty Images

Nguy cơ thuốc và vaccine chỉ dành cho số ít

Nhưng nếu chỉ vì các "ông lớn" ngành dược có thể sớm có thị trường lớn hơn không có nghĩa là các sản phẩm sẽ phù hợp với nhóm dân cư đã chờ đợi nhiều năm để có được những công cụ này.

Rachael Crockett, giám đốc vận động chính sách cấp cao của sáng kiến phi lợi nhuận "​​Thuốc dành cho các bệnh bị lãng quên" (DNDi), cho biết việc tăng cường đầu tư dược phẩm vào một căn bệnh cụ thể không nhất thiết dẫn đến việc phát triển các sản phẩm phù hợp trên toàn cầu. Bà nói: "Ngành công nghiệp sẽ - và các chính phủ cũng có nhiều khả năng - tập trung vào việc phòng ngừa".

Điều đó có nghĩa là các công cụ như vaccine sẽ được ưu tiên, nhưng ở những quốc gia nơi bệnh sốt xuất huyết hoành hành, mùa mưa gây quá tải cho hệ thống y tế và điều họ rất cần là các phương pháp phòng tránh và điều trị.

Bà Crockett cho biết sự gia tăng đầu tư lớn mà không có cơ cấu để đảm bảo khả năng tiếp cận các sản phẩm một cách công bằng có nghĩa là "chúng ta hoàn toàn không có gì đảm bảo rằng sẽ không có hoạt động tích trữ, rằng giá sẽ không bị đẩy cao".

Một ví dụ điển hình là, kho dự trữ vaccine Ebola quốc gia của Mỹ vẫn tồn tại mặc dù chưa bao giờ xảy ra dịch Ebola ở nước này.

Nguyên nhân của nỗi sợ hãi này là những sai lầm của đại dịch COVID-19, khiến các quốc gia nghèo và yếu thế về sức mạnh chính trị phải xếp cuối hàng khi nói đến vaccine.

Chuyên gia Sibilia Quilici, tại nhóm vận động "Vaccines Châu Âu" đã tìm cách xoa dịu những lo ngại này, chỉ ra Tuyên bố Berlin của ngành dược phẩm, một đề xuất nhằm dành phân bổ sản xuất vaccine trong các cuộc khủng hoảng sức khỏe. Ông Quilici cho biết đây là một "cam kết thực sự mạnh mẽ xuất phát từ những bài học rút ra từ COVID-19 và chắc chắn có thể vượt qua những thách thức mà chúng ta gặp phải trong đại dịch, nếu nó được thực hiện nghiêm túc".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

'Sóng gió' bủa vây Johnson & Johnson
07:30:11 20/06/2024
Hàng nghìn điều dưỡng viên đình công ở Mỹ
05:50:43 21/06/2024
Nắng nóng gây c.hết người có thể tăng gấp 35 lần tại Mỹ, Mexico và Trung Mỹ
07:59:58 21/06/2024
Ông Medvedev cảnh báo hậu quả nếu Ukraine từ chối đề xuất của Tổng thống Putin
07:02:59 20/06/2024
Hàn Quốc tuyên bố 'Tình trạng khẩn cấp quốc gia về dân số'
14:32:44 20/06/2024
Thủ lĩnh Hezbollah cảnh báo tấn công CH Síp nếu hỗ trợ Israel
17:49:54 20/06/2024
Ecuador bất ngờ đình chỉ miễn thị thực cho công dân Trung Quốc
16:17:04 20/06/2024
Iran phản ứng khi Canada liệt Vệ binh Cách mạng vào danh sách k.hủng b.ố
07:18:49 21/06/2024

Tin đang nóng

Anh họ Hằng Du Mục lên tiếng về em rể, Thơ Nguyễn vào cuộc, đòi làm 1 điều sốc?
17:41:48 21/06/2024
Trần Nghiên Hy lần đầu lộ diện sau tin đồn ly hôn, nhan sắc tiều tuỵ khiến netizen hoang mang lo lắng
19:45:19 21/06/2024
Quang Lê sốc khi biết Siu Black bán heo được có 2 triệu: "Đi hát một show 20, 50 triệu rồi"
21:34:38 21/06/2024
Sởn da gà nghe người nổi tiếng tiết lộ quy tắc ngầm trong làng giải trí nghìn tỷ
22:16:48 21/06/2024
HOT: Anh Đức chính thức tung ảnh cưới và thông tin hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
21:39:21 21/06/2024
Bạn trai Suri Cruise: Nhạc sĩ trẻ, sở hữu "visual" ấn tượng được ví như bản sao của Timothée Chalamet
17:51:01 21/06/2024
Nhà tiên tri Nostradamus cảnh báo "kẻ thù" đe dọa năm 2024, khớp đến rùng mình
19:13:46 21/06/2024
Review Blank The Series SS2 tập 6: tập cuối vẫn ngược nhưng sẽ HE?
18:19:34 21/06/2024

Tin mới nhất

Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Yoga tại vùng đất Hồi giáo Kashmir

20:57:48 21/06/2024
Ngày 21/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chủ trì một buổi tập Yoga đặc biệt với sự tham gia của hàng trăm người tại Kashmir, khu vực có phần lớn dân cư là người Hồi giáo.

Các ứng cử viên cam kết tôn trọng kết quả bầu cử tổng thống Venezuela

20:50:36 21/06/2024
Tại thủ đô Caracas, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Venezuela (CNE) Elvis Amoroso đã công bố nội dung cam kết nêu rõ các bên ký kết sẽ tuyệt đối công nhận kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào cuối tháng 7 tới.

Tin tặc tấn công Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản

20:18:41 21/06/2024
Từ đầu năm đến nay, JAXA phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công mạng. Cơ quan này cũng từng là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng vào năm 2016 và 2017.

Mỹ lo ngại hệ thống Vòm Sắt của Israel sẽ bị Hezbollah áp đảo

20:12:41 21/06/2024
Các quan chức Israel và Mỹ cho rằng Israel có đủ nguồn lực để thực hiện một cuộc tấn công chống Hezbollah nếu cần, đặc biệt nếu chiến dịch của Israel ở Rafah ở miền Nam Gaza kết thúc.

Những thách thức và cơ hội trong việc đảm bảo hòa bình thời đại kỹ thuật số

20:12:14 21/06/2024
Người đứng đầu LHQ chỉ ra rằng những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ kỹ thuật số đang cách mạng hóa các nền kinh tế và xã hội, tăng cường kết nối cũng như cung cấp thông tin và dịch vụ.

Bất đồng thương mại giữa EU - Trung Quốc chưa có hồi kết

20:01:57 21/06/2024
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck không mong đợi đạt được giải pháp cho bất đồng thương mại sau khi Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo áp thuế cao đối với ô tô Trung Quốc.

Nga b.ắn hạ hơn 100 UAV của Ukraine trong một đêm

19:56:14 21/06/2024
Quân đội Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng UAV vào các khu vực biên giới Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào tháng 2/2022, trong đó có nhiều cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Tương lai bấp bênh của TikTok tại thị trường Mỹ

19:48:46 21/06/2024
Phía ByteDance cho biết việc thoái vốn là bất khả thi về mặt công nghệ, thương mại hoặc pháp lý. Công ty đã đệ đơn kiện đạo luật trên, cùng với một vụ kiện tương tự từ người dùng TikTok.

Những thách thức đang chờ đợi Tổng thư ký tiếp theo của NATO

19:46:10 21/06/2024
NATO gần đây đã ghi nhận số lượng kỷ lục các thành viên đạt mục tiêu dành 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho chi tiêu quốc phòng. Ngày 17/6, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết có 23 thành viên NATO đã đạt mục tiêu này.

Trải nghiệm 'chuyến tham quan nói dối' tại Tokyo

18:58:46 21/06/2024
Tại khu phố cố nổi tiếng Asakusa của Tokyo (Nhật Bản), chuyến tham quan nói dối đang dần trở thành một nét hấp dẫn đối với những du khách tới đây.

Ai Cập kêu gọi chia sẻ công bằng trách nhiệm trong tiếp nhận người tị nạn

18:24:33 21/06/2024
Trong tuyên bố nhân Ngày Tị nạn Thế giới, Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết lâu nay quốc gia Bắc Phi này đã cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người tị nạn bị buộc phải rời bỏ quê hương vì hoàn cảnh khắc nghiệt.

Sudan đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới

18:22:23 21/06/2024
Chủ tịch quốc tế của MSF Christos Christou nhận định các biện pháp nhân đạo hiện nay chưa đáp ứng được tình hình, với nhu cầu cứu trợ ngày càng tăng.

Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Lệ Quyên 'o ép' vòng 1, diễn viên Quốc Trường lên tiếng tin đồn sửa mũi

Sao việt

00:02:05 22/06/2024
Ca sĩ Lệ Quyên đăng ảnh gợi cảm khi đi chơi cùng hội bạn thân. Diễn viên Quốc Trường gây chú ý khi lên tiếng tin đồn sửa mũi.

Hà Tĩnh: Cháy quán kem Mixue, lửa bùng đỏ rực cả góc trời

Tin nổi bật

23:41:10 21/06/2024
Hỏa hoạn xảy ra tại quán kem Mixue ở đường Phan Đình Giót, thành phố Hà Tĩnh khiến ngọn lửa bùng lên đỏ rực cả góc trời, nhiều người tháo chạy thoát thân.

Vì sao 'Wonderland' của Suzy, Park Bo Gum thất bại dù sở hữu dàn diễn viên 'khủng'

Hậu trường phim

23:35:09 21/06/2024
Bộ phim Wonderland có thành tích đáng thất vọng tại phòng vé dù sở hữu dàn diễn viên toàn những tên t.uổi hàng đầu như Suzy, Park Bo Gum, Thang Duy...

'Nếu gặp lại em trên ngọn đồi Hoa Nở': Chuyện tình xuyên không lấy nước mắt của 3,5 triệu khán giả Nhật

Phim châu á

23:23:58 21/06/2024
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ngắn cực kỳ ăn khách, Nếu gặp lại em trên ngọn đồi Hoa Nở hứa hẹn lấy đi nước mắt người xem bởi chuyện tình vượt thời gian đầy thổn thức

Kim Ji Won vượt mặt Song Hye Kyo tại thị trường Trung Quốc?

Sao châu á

23:16:09 21/06/2024
Sau Queen of Tears, sức ảnh hưởng của Kim Ji Won tại thị trường Trung Quốc tăng vọt, thậm chí còn sánh ngang với nữ diễn viên Song Hye Kyo.

Brazil tìm thấy hóa thạch của loài bò sát giống cá sấu cổ đại

Lạ vui

23:09:53 21/06/2024
Hóa thạch của loài bò sát nhỏ giống cá sấu có tên Parvosuchus aurelioi được tìm thấy ở miền Nam Brazil, bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh, 11 đốt sống, xương chậu và một số xương chi.

Lionel Messi lập nhiều kỷ lục trong ngày Copa America khởi tranh

Sao thể thao

22:53:45 21/06/2024
Lionel Messi đã thiết lập nên nhiều kỷ lục sau khi góp mặt và để lại dấu ấn trong chiến thắng 2-0 của Argentina trước Canada ở ngày ra quân Copa America 2024.

Cách nấu canh hoa thiên lý với tôm đơn giản

Ẩm thực

22:43:24 21/06/2024
Từ hoa thiên lý có thể chế biến được nhiều món ngon như thiên lý xào tòi, thiên lý xào bò, canh tôm thiên lý... đơn giản mà ai cũng có thể làm ngay tại nhà.

Giọng ca huyền thoại Trung Đức kể chuyện tình 'sét đ.ánh' với người vợ xinh đẹp

Tv show

22:21:04 21/06/2024
Ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, giọng ca huyền thoại của dòng nhạc đỏ - NSND Trung Đức đã phải lòng cô gái Hà Thành xinh đẹp.

Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng

Sức khỏe

22:20:28 21/06/2024
Xạ trị cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng như đau, c.hảy m.áu, khó nuốt hoặc các vấn đề khác xảy ra nếu ung thư đã phát triển rất lớn hoặc đã di căn sang các khu vực khác.

Bình Thuận: Đi giữa dòng Suối Tiên, ngắm cảnh mơ mộng chốn bồng lai

Du lịch

22:02:17 21/06/2024
Thiên nhiên ban tặng cho Mũi Né một dòng suối nhỏ chảy len lỏi quanh vách núi hai màu, đẹp đến nỗi người dân đặt tên là Suối Tiên, nước màu hồng nên còn gọi là Suối Hồng.