Lý do chính quyền Biden muốn triển khai nhà thầu quốc phòng Mỹ tới Ukraine
Nhà Trắng đang xem xét cho phép các nhà thầu quân sự Mỹ triển khai tới Ukraine để sửa chữa và bảo trì các thiết bị mà Washington cung cấp.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Washington, DC ngày 21/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà Trắng đang trình bày chi tiết về kế hoạch cho phép các nhà thầu quân sự triển khai tới Ukraine để giúp quân đội nước này bảo trì các hệ thống vũ khí do Mỹ cung cấp, kênh CNN ngày 26/6 dẫn lời 4 quan chức Mỹ cho biết.
Theo các quan chức Mỹ, sau khi được phê duyệt, thay đổi này có thể sẽ được ban hành trong năm nay và sẽ cho phép Lầu Năm Góc cung cấp hợp đồng cho các công ty Mỹ làm việc ở Ukraine lần đầu tiên kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào năm 2022. Các quan chức Mỹ hy vọng điều này sẽ đẩy nhanh quá trình bảo trì và sửa chữa các hệ thống vũ khí đang được quân đội Ukraine sử dụng.
Trong hai năm qua, Tổng thống Biden đã nhấn mạnh rằng tất cả người Mỹ, đặc biệt là binh sĩ Mỹ, cần tránh xa chiến tuyến ở Ukraine. Nhà Trắng đã nỗ lực hạn chế các mối nguy hiểm đối với người Mỹ và nhằm xoá tan quan điểm, đặc biệt là của Nga, rằng quân đội Mỹ đang tham gia chiến đấu ở đó. Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo rõ ràng người dân nước này không nên đến Ukraine kể từ năm 2022.
Kết quả là, các thiết bị quân sự do Mỹ cung cấp bị hư hỏng đáng kể trong chiến đấu phải vận chuyển ra khỏi Ukraine đến Ba Lan, Romania hoặc các nước NATO khác để sửa chữa, một quá trình mất nhiều thời gian. Quân đội Mỹ cũng sẵn sàng giúp đỡ Ukraine trong việc bảo trì và hậu cần thường xuyên hơn, nhưng chỉ từ xa thông qua các cuộc trao đổi trực tuyến hoặc điện thoại mật – một vấn đề có những hạn chế cố hữu, vì quân đội và nhà thầu Mỹ không thể làm việc trực tiếp với hệ thống vũ khí.
Video đang HOT
Vì vậy, chính quyền Mỹ bắt đầu xem xét lại một cách nghiêm túc những hạn chế đó trong vài tháng qua, khi Nga tiếp tục đạt được những thắng lợi trên chiến trường và nguồn tài trợ của Mỹ cho Ukraine bị đình trệ tại Quốc hội.
Việc cho phép các nhà thầu Mỹ có kinh nghiệm, được chính phủ Mỹ tài trợ duy trì sự hiện diện ở Ukraine có nghĩa là họ sẽ có thể giúp sửa chữa các thiết bị bị hư hỏng, có giá trị cao nhanh hơn nhiều. Một hệ thống tiên tiến mà Mỹ cho rằng có thể sẽ cần được bảo trì thường xuyên là máy bay chiến đấu F-16 mà Ukraine dự kiến nhận vào cuối năm nay.
Các công ty đấu thầu hợp đồng sẽ được yêu cầu phát triển các kế hoạch giảm thiểu rủi ro để hạn chế các mối đe dọa đối với nhân viên của họ.
Các cuộc thảo luận về vấn đề trên diễn ra sau một loạt quyết định mà Mỹ đưa ra trong những tháng gần đây nhằm hỗ trợ Ukraine. Vào cuối tháng 5 vừa qua, Tổng thống Biden đã cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, gần biên giới với thành phố Kharkov, bằng vũ khí của Mỹ – một yêu cầu mà Mỹ đã nhiều lần từ chối trong quá khứ.
Tuần trước, chính sách đó dường như được mở rộng một lần nữa, khi Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết Ukraine có thể phản công bất cứ nơi nào dọc biên giới Ukraine – Nga bằng vũ khí của Mỹ.
Sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu Alex Vindman, người từng giữ chức vụ Giám đốc các vấn đề châu Âu trong Hội đồng An ninh Quốc gia thời cựu Tổng thống Donald Trump, cho biết: “Đây sẽ là một nỗ lực tập trung và đầy đủ hơn nhiều để hỗ trợ Ukraine”.
Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga
Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử.
Kế hoạch này bao gồm việc tuyên bố với Ukraine rằng họ sẽ chỉ được nhận thêm vũ khí của Mỹ nếu tham gia đàm phán hòa bình.
Ông Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang The Guardian (Anh), kế hoạch trên do ông Keith Kellogg và Fred Fleitz, hai vị quan chức từng là tham mưu trưởng hội đồng an ninh quốc gia của ông Trump trong nhiệm kỳ tổng thống 2017 - 2021, soạn ra. Kế hoạch nêu rõ sẽ có lệnh ngừng bắn dựa trên các ranh giới chiến đấu đang chiếm ưu thế trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Trung tướng đã nghỉ hưu Kellogg, một trong những cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, đồng thời cho biết Mỹ sẽ cảnh báo Moskva rằng bất kỳ sự từ chối đàm phán nào cũng sẽ dẫn đến việc Washington tăng cường hỗ trợ cho Ukraine.
Ông Fleitz nói rằng ông đã trình bày chiến lược trên với ông Trump và cựu tổng thống đã phản hồi tích cực.
"Tôi không khẳng định ông Trump đồng ý với kế hoạch này hoặc đồng ý với từng chi tiết trong đó, nhưng chúng tôi rất vui khi đã nhận được phản hồi về kế hoạch mà chúng tôi đã soạn ra", ông nói.
Chiến lược do ông Kellogg và ông Fleitz vạch ra là kế hoạch chi tiết nhất từ trước đến nay của các cộng sự của ông Trump. Ông đã nhiều lần tuyên bố có thể nhanh chóng giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine nếu ông đánh bại đương kim Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử tháng 11 tới, dù ông chưa nếu chi tiết cụ thể.
Đề xuất này sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn trong lập trường của Mỹ về cuộc xung đột ở Ukraine và sẽ phải đối mặt với sự phản đối từ các đồng minh châu Âu và trong chính đảng Cộng hòa của của ông Trump.
Tuy nhiên, ông Steven Cheung, người phát ngôn của ông Trump, cho biết chỉ những tuyên bố do ông Trump hoặc các thành viên được ủy quyền trong chiến dịch của ông đưa ra mới được coi là chính thức.
Về phần mình, Điện Kremlin cho rằng bất kỳ kế hoạch hòa bình nào trong tương lai cũng đều phải tính đến thực tế thực địa. Đồng thời, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn cởi mở với các cuộc đàm phán.
"Tổng thống Putin đã nhiều lần nói rằng Nga đã và luôn cởi mở với các cuộc đàm phán, có tính đến tình hình thực tế trên thực địa", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố.
Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine Kế hoạch nêu rõ, Nga sẽ được cảnh báo rằng bất kỳ hành động từ chối đàm phán nào sẽ dẫn tới việc Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN Hai cố vấn hàng đầu của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, Keith Kellogg và Fred Fleitz, đã trình bày kế hoạch chấm dứt cuộc xung...