Lý do cây trầu bà mang lại tài lộc, may mắn trong phong thủy, gia tăng sức khỏe cho người trồng
Cây trầu bà là một loài cây phong thủy ưa chuộng hiện nay, không chỉ mang lại vẻ đẹp cho không gian sống mà còn có tác dụng cải thiện sức khỏe và tài lộc.
Trầu bà là loài thực vật có hoa thuộc họ dây leo, thân thảo, lá của cây trầu bà có hình trái tim, mọng nước, khá tương đồng với hình dáng của lá trầu ở nước ta.
Bên cạnh đó, trầu bà còn có nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như: Trầu Bà Vàng, sắn dây Hoàng Kim, Hoàng Tam Điệp hay là Thạch Cam Tử.
Ngoài ra, cây trầu bà còn có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất ở Việt Nam là: Trầu bà thanh xuân, trầu bà đế vương, trầu bà xanh, trầu bà vàng, trầu bà đỏ, trầu bà hồng, trầu bà cẩm thạch, trầu bà trắng và trầu bà lá xẻ.
Lợi ích phong thủy của cây trầu bà
Biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở: Với khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và lá xanh tươi quanh năm, cây trầu bà tượng trưng cho sự phát triển không ngừng và sự sống mãnh liệt.
Mang lại tài lộc, may mắn: Theo quan niệm phong thủy, màu xanh của lá cây tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng.
Cây trầu bà được cho là có khả năng thu hút năng lượng tích cực, mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Cải thiện không khí: Bên cạnh ý nghĩa phong thủy, cây trầu bà còn có khả năng lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại, giúp không gian sống trở nên trong lành và tươi mát.
Cách đặt cây trầu bà theo phong thủy
Như đã nói ở trên, cây trầu bà không chỉ là một loại cây trang trí tuyệt đẹp, mà trong phong thủy, nó còn có khả năng mang lại tài lộc, may mắn và bình an cho gia chủ.
Để cây phát huy tối đa các lợi ích phong thủy, việc chọn đúng vị trí đặt cây trong nhà hay văn phòng là rất quan trọng.
Đặt tại lối vào nhà
Lối vào là nơi đầu tiên tiếp xúc với các nguồn năng lượng từ bên ngoài. Đặt một chậu cây trầu bà tại lối vào giúp hút năng lượng tích cực, tài lộc, mang lại sự thịnh vượng và giàu có cho gia chủ.
Video đang HOT
Bạn có thể đặt cây bên cạnh cửa ra vào, ở cả phía trong hoặc ngoài cửa. Đảm bảo cây luôn xanh tốt để thu hút và giữ lại năng lượng tích cực.
Phòng khách
Phòng khách là khu vực tụ khí, nơi các thành viên trong gia đình thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với bạn bè, đối tác.
Đặt cây trầu bà ở phòng khách giúp tăng cường sinh khí, cải thiện mối quan hệ và tạo không gian hòa thuận.
Nên đặt cây ở góc phòng khách, gần cửa sổ cây có ánh sáng gián tiếp. Có thể đặt chậu trầu bà lớn ở góc nhà, hoặc sử dụng các loại chậu cây treo trầu bà nhỏ trang trí tường.
Đặt cây trầu bà phong thủy trên bàn làm việc
Đặt cây trầu bà trên bàn làm việc giúp tăng cường tập trung, nâng cao năng suất làm việc và kích thích sự sáng tạo.
Cây trầu bà bố trí trong phòng làm việc.
Nó còn giúp giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần khi làm việc trong môi trường công sở.
Đặt cây nhỏ gọn trên góc bàn, nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng tránh để cây quá gần các thiết bị điện tử như máy tính, máy in vì có thể làm cây khô héo do nhiệt.
Đặt cây trầu bà phong thủy ở phòng bếp
Phòng bếp thường là nơi tích tụ các loại khí không tốt, nên việc đặt cây trầu bà trong phòng bếp giúp cải thiện không khí và hút các loại khí độc hại. Đồng thời, trầu bà còn giúp cân bằng năng lượng âm – dương trong không gian này.
Đặt cây trên kệ, tủ hoặc các vị trí thông thoáng, nơi có ánh sáng tự nhiên nhẹ nhàng. Tránh để cây quá gần bếp nấu để cây không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao.
Phong thủy mái nhà cần biết để mang lại cát khí, tài lộc
Phong thủy mái nhà là nơi có vai trò ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc của gia đình. Do đó, khi làm mái nhà, gia chủ cần chú ý đến những điều sau nhằm mang lại sự thuận lợi, cát khí cho gia đình.
Phong thủy mái nhà
Về phong thủy, mái nhà là điểm cao nhất của ngôi nhà, nơi đầu tiên đón ánh sáng và kết nối giữa trời và đất. Tại đây, năng lượng và các dòng khí tương tác với nhau.
Một mái nhà có phong thủy tốt sẽ mang lại luồng khí thông thoáng và năng lượng tích cực, trong khi một mái nhà phong thủy kém có thể tích tụ khí xấu và tiêu tán khí tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe và may mắn của gia đình.
Ảnh minh họa
Phong thủy mái nhà còn giúp cân bằng năng lượng và ngũ hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ), tăng cường sự thịnh vượng và may mắn cho gia đình.
Ngoài ra, mái nhà phong thủy tốt cũng làm tăng giá trị ngôi nhà khi bán hoặc cho thuê, thu hút những người quan tâm đến phong thủy, tạo lợi thế cho bạn trong giao dịch.
Phong thủy mái nhà đối với từng kiểu mái
Phong thủy mái bằng
Trong phong thủy, mái bằng tượng trưng cho hành Thổ với ý nghĩa bằng phẳng, vững chãi. Khi xây nhà nên xây theo hướng Nam, Tây Nam, hướng Tây để đón hành Hỏa và hành Kim tạo sự hài hòa.
Mái nhà có ý nghĩa riêng mà không phải ai cũng biết.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên nâng nền nhà để giảm độ truyền nhiệt của ngôi nhà vào mùa hạ và mùa đông. Đối với mái bằng gỗ, nếu có dùng giấy dán tường thì nên sử dụng ván ốp mỏng hoặc vải sẽ tốt hơn.
Mặt khác, dạng kiểu nhà châu Âu thì gia chủ thay đổi vật liệu hợp chất hóa học bằng ván gỗ mỏng và gỗ dày để mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Đối với thiết kế mái hình tam giác, mái dốc nhà kiểu nhọn
Dạng mái này thuộc hành Hỏa với hình dáng giống như ngọn lửa đang bùng cháy, tượng trưng cho nghị lực, mạnh mẽ và sự cầu tiến.
Do hình dạng tam giác, dạng dốc hay kiểu nhọn nên mái có độ dốc lớn dễ làm không khí bị biến đổi.
Mái nhà kiểu nhọn, hình tam giác, mái dốc.
Do đó, với dạng mái này, cần thiết kế nhà theo hướng Đông Nam, hướng Đông để đón thuộc tính Mộc cho nhà mát mẻ vào mùa hè và tạo sự ấm áp vào mùa Đông, tránh làm nhà theo hướng Bắc, hướng Tây hoặc hướng Tây Bắc.
Hoặc, gia chủ có thể cắt ngang mái nhà, lắp đặt một nóc mái mới ngiêng ra bên ngoài để tạo hành Hỏa sinh Thổ gia tăng vượng khí cho ngôi nhà.
Đối với mái hình vòm hay mái tròn
Trong phong thủy mái nhà, hình tròn, hình vòm hay bán nguyệt thuộc hành Kim. Khi xây dựng sẽ uốn sắt hay thép để tạo mái hình vòm, hình tròn cho kiến trúc.
Đây là kiểu kiến trúc thường sử dụng ở các trung tâm ngiên cứu, tòa án, các ngành tài chính, kinh tế.
Mái hình vòm hay mái tròn hành Kim.
Với kiểu mái này, khi xây nhà nên thiết kế theo hướng Tây thuộc Kim và hướng Bắc thuộc Thủy, cần tránh hướng Đông, Nam tránh khí Mộc và Hỏa. Ngoài ra, toàn bộ mái nhà nên sơn màu xám để giống như kim loại.
Những điều kiêng kỵ khi làm mái nhà cần lưu ý
Hướng lắp mái nhà tránh "Nhất góc ao - nhì đao đình"
Quy tắc "Nhất góc ao - nhì đao đình" là một nguyên tắc phong thủy quan trọng khi làm mái nhà.
Theo nguyên tắc này, cần tránh thiết kế và lợp mái sao cho các góc ao và góc mái đình, miếu không hướng chính diện vào nhà.
Mái nhà kiểu giữa cao, hai bên thấp thì bên thấp dễ bị úng nước.
Điều này tránh việc bố cục nhà bị lệch, gây va chạm khi di chuyển và gió lùa từ cạnh mái và cạnh tường vào nhà, ảnh hưởng xấu đến phong thủy bên trong.
Gác đòn dông mái nhà
Đòn dông là thanh xà gồ trên cùng của ngôi nhà. Theo phong thủy, không nên để đòn dông chĩa sang nhà bên cạnh vì sẽ mang lại điềm xui xẻo cho gia chủ.
Vì vậy,nhiều công trình và biệt thự hiện nay thường dùng thép làm nẹp và bịt kín đầu các xà gồ để tránh ảnh hưởng đến những nhà xung quanh.
3 loại cây thích hợp trồng ban công, dễ ra quả lúc lỉu, lại tốt về phong thủy Nếu bạn thích trồng cây ăn quả nhưng không có vườn, hãy tham khảo 3 loại cây thích hợp trồng ban công này, chúng dễ ra trái và mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Khác với trồng hoa hay cây cảnh, việc trồng cây ăn quả luôn có những yêu cầu khắt khe về đất cũng như điều kiện chăm sóc. Tuy...