Luyện thi IELTS nên bắt đầu từ đâu?
Chứng chỉ IELTS được xem là tấm giấy thông hành mở ra cơ hội sự nghiệp và học tập mang tính quốc tế.
Vậy luyện thi IELTS nên bắt đầu từ đâu?
Thầy Jonathan – Giáo viên Tiếng Anh với hơn 5 năm kinh nghiệm luyện thi cho học sinh ở Hệ thống trung tâm Anh ngữ RES – chia sẻ những điều cần biết trước khi luyện thi IELTS. Đây có thể là lưu ý để học viên có khởi đầu suôn sẻ.
Hiểu rõ bản chất của chứng chỉ IELTS
Chứng chỉ IELTS là tên viết tắt của International English Language Testing System, tạm dịch là Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế. Hệ thống này bao gồm các bài kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo của một cá nhân. Bài thi gồm 4 phần cho 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc và viết.
Chứng chỉ IELTS có 2 loại: Academic (IELTS Học thuật) và General (IELTS Tổng quát). Thầy Jonathan cho biết, phụ huynh nên hướng con mình luyện thi chứng chỉ IELTS Academic nếu muốn đi du học, còn IELTS General sẽ dành cho các bạn muốn đi định cư, xuất khẩu lao động nước ngoài.
Chứng chỉ IELTS ngày càng được nhiều phụ huynh và học sinh lựa chọn ôn luyện.
Về cấu trúc, một bài thi IELTS hoàn chỉnh sẽ gồm 4 phần thi trong vòng 3 tiếng. Chi tiết bài thi như sau:
Phần nghe IELTS gồm 4 phần là những cuộc độc thoại hoặc đàm thoại bởi người bản xứ hoặc những người nước ngoài nói tiếng Anh. Cuộc đàm thoại có thể có 1-4 người. Đồng thời, độ khó giữa từng phần sẽ có chiều hướng tăng dần theo các phần thi. Thầy Jonathan chia sẻ đối với từng dạng bài, học sinh sẽ được dạy chiến thuật riêng để đạt được số câu đúng ở mức cao nhất có thể.
Phần thi nói diễn ra trong thời gian từ 11 đến 15 phút. Giám khảo sẽ đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn trong bài thi này. Phần thi nói sẽ gồm có 3 phần:
Phần 1 (4-5 phút): Giám khảo đưa ra cho bạn một số câu hỏi chung về bản thân hoặc về các chủ đề như: Gia đình, công việc, học tập, sở thích…
Phần 2 (3 phút): Giám khảo đưa ra cho bạn một chủ đề cụ thể và một tờ giấy nháp. Bạn sẽ có một phút để nháp các ý chính và 2 phút tối đa để trình bày về nội dung này.
Phần 3 (4-5 phút): Giám khảo sẽ hỏi bạn các câu hỏi mở rộng về chủ đề trong phần 2.
Phần thi Đọc diễn ra trong vòng 60 phút với 40 câu trắc nghiệm. Bài thi Đọc gồm 3 đoạn văn, mỗi đoạn dài 1.500 từ với độ khó tăng dần. Để chinh phục được điểm số cao ở kĩ năng đọc, thầy Jonathan khuyên các bạn nên tạo thói quen đọc tài liệu bằng tiếng Anh để quen dần với văn phong của ngôn ngữ này.
Phần thi viết diễn ra trong vòng 60 phút gồm Task 1 và Task 2. Chi tiết từng phần thi như sau:
Video đang HOT
Task 1 yêu cầu bạn phân tích số liệu của một biểu đồ hoặc mô tả và giải thích tóm tắt đồ thị, bản đồ, sơ đồ với độ dài tối thiểu 150 từ.
Task 2 yêu cầu bạn luận về một vấn đề trong xã hội với độ dài tối thiểu 250 từ.
Về điểm số, điểm trung bình (Overall) của IELTS sẽ được tính bằng trung bình cộng của 4 kỹ năng. Số điểm trung bình sẽ đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh hiện tại của bạn đang ở mức nào.
Xác định trình độ hiện tại của bản thân
Sau khi nắm được bản chất của chứng chỉ này, bạn cần biết được trình độ của mình đang ở đâu để lên được lộ trình học phù hợp với bản thân. Hiện nay, trên mạng có rất nhiều các website để học viên tự đánh giá khả năng của bản thân như Cambridge English Test, EF Test hay VOCA EPT: English Proficiency Test… Các bạn có thể truy cập và làm bài kiểm tra miễn phí để được đánh giá kỹ hơn.
IELTS hiện thực hóa giấc mơ du học của nhiều học sinh.
Xác định mục tiêu rõ ràng trước khi bắt đầu ôn luyện
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, bạn cần xác định bản thân cần chứng chỉ này với số điểm bao nhiêu. Theo một nghiên cứu của Cambridge, một người sẽ mất trung bình 200 giờ để tăng đến trình độ tiếp theo. Do đó, giả sử bạn đang mất gốc – band 1 (band 0 chỉ xảy ra khi đi thi để giấy trắng), bạn sẽ cần khoảng 1.000 giờ để đạt band 6 (với tần suất ôn luyện 3 tiếng/ngày). Theo kinh nghiệm luyện thi của thầy Jonathan, trung bình, các bạn học sinh cấp 2 với nền tiếng Anh tốt sẽ cần khoảng vài năm để chạm mốc 6.5 IELTS hoặc cao hơn ở kỳ thi này.
Hệ thống Anh ngữ RES là một trong những hệ thống đào tạo tiếng Anh hàng đầu Việt Nam có hơn 15 năm kinh nghiệm, với 40 cơ sở toàn quốc. Hệ thống này là đối tác xuất sắc nhất của IDP Việt Nam từ năm 2012 đến nay, với . Đồng thời, trung tâm là nhà bảo trợ chuyên môn và đồng sản xuất các chương trình tiếng Anh của VTV7 (kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia).
Độc giả có thể tham khảo khóa học IELTS thông qua số hotline 1900232325 và 0979043610 hoặc tại đây.
http://www.res.edu.vn/
VSTEP rẻ, dễ thi nhưng chỉ dùng để ra trường
Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP có thể phù hợp và là một lựa chọn tiết kiệm để xét tốt nghiệp cho sinh viên, nhưng các chuyên gia cho rằng nó không hợp để tuyển sinh đầu vào.
Thùy Linh (20 tuổi, sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân) vừa trải qua kỳ thi lấy chứng chỉ VSTEP để đạt yêu cầu chuẩn đầu ra của trường. Dù đạt bậc 4 của chứng chỉ này (tương đương B2), Linh vẫn nghĩ nếu muốn học lên cao hoặc áp dụng cho công việc, cô cần trau dồi thêm hoặc thi chứng chỉ ngoại ngữ khác.
VSTEP là từ viết tắt của tiếng Anh Vietnamese Standardized Test of English Proficiency. Đây là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1,C2 (đã bị bỏ từ năm 2020).
Theo danh sách Cục Quản lý chất lượng công bố hồi cuối tháng 8, cả nước có 25 trường đại học, học viện được tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung này. Lệ phí thi VSTEP khoảng 1,5-1,8 triệu đồng một lần thi, tùy nơi tổ chức.
Việc kỳ thi IELTS chỉ mới được cho phép tổ chức lại ở một số ít địa điểm và việc một số trường đại học vừa thông báo sử dụng chứng chỉ này để tuyển sinh, tốt nghiệp - bên cạnh các chứng chỉ phổ biến hơn như IELTS, TOEIC - khiến VSTEP được quan tâm nhiều hơn.
Dễ ôn, dễ thi, tài liệu rộng mở
Bài thi VSTEP được Bộ GD&ĐT ban hành từ năm 2014, gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết với thời gian thi gần 3 tiếng. Thang điểm cho mỗi kỹ năng của bài thi VSTEP bậc 3-5 là 10, điểm của từng kỹ năng làm tròn đến 0,5, sau đó quy ra 3 bậc tương ứng: từ 4/10 điểm đạt B1, từ 6/10 điểm đạt B2, từ 8,5/10 điểm đạt C1.
Dù nhà trường đưa ra nhiều loại chứng chỉ khác nhau cho yêu cầu đầu ra, Linh vẫn quyết định thi VSTEP bởi dễ ôn, đề thi không quá khó, tài liệu rộng mở và nhanh có kết quả.
Do có nền tiếng Anh, Linh chỉ ôn một tuần trước khi thi, tập trung vào kỹ năng Viết và dễ dàng đạt bậc 4. Thậm chí Linh cho rằng cô chỉ cần ôn thêm 2 tháng là có thể đạt bậc 5, 6. Tuy nhiên, những bạn mất gốc có thể mất nhiều thời gian hơn để đạt được kết quả như mong muốn.
Từng tham gia cả kỳ thi lấy chứng chỉ TOEFL ITP (3 kỹ năng Nghe - Đọc - Ngữ pháp) và đạt 530 điểm, tương đương bậc 4 của VSTEP. Tuy nhiên, Linh nhận định kỹ năng Nghe và Đọc của VSTEP dễ hơn nhiều.
Theo đó, các chủ đề từ vựng ở bài Đọc có phần quen thuộc hơn đối với thí sinh Việt Nam, tốc độ nói ở phần Nghe cũng chậm hơn. Trong khi đó, tốc độ bài Nghe của chứng chỉ TOEFL nhanh, bài Đọc yêu cầu vốn từ vựng chuyên sâu hơn với các chủ đề khoa học, thiên văn...
Linh cũng nhận xét cả 2 kỳ thi đều được tổ chức chuyên nghiệp, công bằng. Thủ tục đăng ký và hướng dẫn làm bài thi VSTEP còn có phần chuyên nghiệp hơn.
Dù vậy, Linh khẳng định VSTEP chỉ là chứng chỉ dùng trong nước, phù hợp với sinh viên cần đủ điều kiện ra trường, thay vì sử dụng vào mục đích đi làm, giao tiếp hàng ngày hoặc học lên cao.
Tương tự Linh, tháng 1/2020, Phùng Quân cũng lựa chọn thi chứng chỉ VSTEP để đạt yêu cầu đầu ra tiếng Anh B1 tại trường. Do mất gốc, Quân mất khá nhiều thời gian để ôn tập và đạt mức điểm mong muốn, dù cậu đánh giá đề không quá khó.
Do chỉ dùng để xét chuẩn đầu ra, Quân không chú trọng quá nhiều vào kiến thức học được, đa phần cậu học mẹo để qua yêu cầu. Dù đạt mức B1, 2 năm qua, Quân vẫn không thể dùng tiếng Anh vào thực tế đi làm hay giao tiếp.
Linh nhận định kỹ năng Nghe và Đọc của VSTEP dễ hơn TOEFL, thời gian ôn cũng ngắn hơn. Ảnh minh họa: SCMP.
Cô Huyền Trang - giáo viên giảng dạy và luyện thi VSTEP tại Hà Nội - cho biết VSTEP phù hợp với mọi đối tượng cần các chứng chỉ tương đương bằng A, B, C trước đây, cùng nhiều không gian sử dụng như xét chuẩn đầu ra đại học. Người học thạc sĩ, tiến sĩ trong nước cũng có thể dùng chứng chỉ này để xét đầu vào, nếu trường cho phép.
Với kinh nghiệm 7 năm luyện thi, cô Trang nhận thấy sinh viên cần chứng chỉ đầu ra có nhu cầu nhiều nhất, mục tiêu đưa ra là bậc 3, 4.
Theo nhận định của cô Trang, VSTEP là bài thi do Việt Nam tự thiết kế nhưng đề thi lại mang tính tổng hợp của nhiều loại đề thi chứng chỉ khác như IELTS, TOEFL.
Với ưu điểm đề thi dễ, phí ôn và phí thi thấp hơn so với các chứng chỉ quốc tế, tài liệu dễ tìm kiếm, đồng thời nhiều địa điểm tổ chức thi với tần suất dày, thuận tiện về địa điểm và thời gian, VSTEP ngày càng được nhiều người ưa chuộng cho việc sử dụng trong nước.
"Thí sinh mất gốc có thể dễ dàng đạt bậc 3, 4 nếu ôn tập 1-3 tháng. Tuy nhiên, để đạt bậc 5, 6 thì khó hơn. Thí sinh đạt được mức này nếu mất gốc phải ôn tập 6-12 tháng và phải học thực chất", cô Trang cho hay.
Dù đánh giá đây là bài thi khá hay, đánh giá tốt kỹ năng nói và viết của thí sinh, hạn chế được nhược điểm của các loại chứng chỉ trước đây nặng về ngữ pháp, cô Trang nhận định chứng chỉ này có thể thiếu công bằng bởi đề thi do các trường tổ chức tự thiết kế, xào nấu. Nội dung đề giữa các điểm thi không nhất quán, có trường dễ, trường khó, đội ngũ khảo thí cũng khó đạt chất lượng như quốc tế.
Đánh giá mức độ tổ chức, cô Trang cho biết thí sinh thi tại ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, đều phản hồi mức độ chuyên nghiệp, nghiêm túc cao, chính xác từng giây, từng phút. Tuy nhiên, một số địa điểm thi trên máy tính, thí sinh dễ gặp trục trặc về mặt kỹ thuật nhưng không được hỗ trợ kịp thời.
So với các chứng chỉ quốc tế, cô Trang nhận định chất lượng điểm 10 của VSTEP mới chỉ tương đương 6.5 IELTS. Bên cạnh đó, mức độ tổ chức, chất lượng đề thi chắc chắn không thể chuyên nghiệp bằng các chứng chỉ quốc tế. Tuy nhiên, trước tình hình chứng chỉ quốc tế bị hạn chế, với mục đích sử dụng trong nước, chứng chỉ nội địa được chú ý là điều đương nhiên.
Theo cô Huyền Trang, việc sử dụng chứng chỉ VSTEP hay bất kể chứng chỉ ngoại ngữ nào để xét tuyển đại học là chưa phù hợp. Ảnh minh họa: Enterprise.
Không hợp xét tuyển đại học, dù là VSTEP hay IELTS
Mới đây, ĐH Quốc gia TP.HCM vừa chính thức ra quyết định về việc sử dụng chứng chỉ VSTEP trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp tại 9 trường thành viên. ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng ra thông báo dự kiến sẽ đưa VSTEP vào tuyển sinh năm 2023.
Trước đó, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo sử dụng VSTEP để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đại học. Như vậy, tại Việt Nam đã có 3 trường đại học sử dụng và dự kiến sử dụng chứng chỉ tiếng Anh này cho quá trình tuyển sinh.
Theo cô Huyền Trang, việc sử dụng chứng chỉ VSTEP hay bất kể chứng chỉ ngoại ngữ nào để xét tuyển đại học là chưa phù hợp. Theo đó, việc ôn thi chứng chỉ chỉ mang tính chất "ăn xổi", thí sinh thường có tâm lý ôn thi để đạt đủ điều kiện, xét về năng lực ngoại ngữ đường dài thì chưa chắc tăng.
"Với học sinh THCS và THPT, nếu để các em chạy đua ôn theo chứng chỉ thì rất nguy hiểm. Đây là hướng ôn thực dụng, chăm chỉ có thể đạt điểm cao, nhưng để chú trọng vào việc tăng niềm yêu thích, trình độ ngoại ngữ thì chưa. Thực tế, tôi được biết nhiều học sinh dùng chứng chỉ tiếng Anh để xét tuyển vào đại học, giờ học trên lớp các em không tập trung, chỉ canh hết giờ để ra ngoài trung tâm luyện thi, nhất là học sinh cuối cấp", cô Trang cho biết.
Ngoài ra, cô Trang cũng thông tin về một số phụ huynh rất thực dụng khi chạy đua, cho con luyện thi IELTS ngay từ cấp tiểu học mà không nhận thức được mức độ nguy hiểm. Học sinh ở độ tuổi tiểu học khi ôn theo phong cách chứng chỉ quá sớm dẫn đến hạn chế niềm yêu thích với ngôn ngữ, văn hóa, con người nước đó.
Theo quan điểm cá nhân, cô Trang cho rằng việc sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc để xét tuyển là chưa phù hợp, thì việc sử dụng chứng chỉ trong nước như VSTEP càng khó khả thi.
Chất lượng bài thi ở mỗi điểm thi không đồng đều từ cách thiết kế cho đến cách chấm điểm. Chất lượng thí sinh và chất lượng chứng chỉ khó đảm bảo, dẫn đến việc xét tuyển không công bằng.
"VSTEP phù hợp với xét tuyển đầu ra, nhưng để xét tuyển đại học thì chưa chắc. Thậm chí việc dùng VSTEP để ứng dụng vào thực tế cuộc sống hoặc công việc còn khó bởi nhiều thí sinh chỉ thi chứng chỉ cho có, thi xong quên luôn là điều dễ gặp. Nếu việc ôn tập có chất lượng, thi xong không dừng lại mà tiếp tục trau dồi, VSTEP sẽ rất ổn", cô Trang nói.
Theo cô Trang, để chứng chỉ VSTEP đạt hiệu quả như mong muốn, tất cả địa điểm tổ chức thi cần được tập huấn khảo thí quốc tế về cách ra đề, chấm thi, coi thi để tạo chất lượng nhất quán, công bằng cho thí sinh.
Tăng tốc IELTS mùa hè, tại sao không? Bạn có thể bứt phá điểm số IELTS trong 3 tháng và thậm chí là hơn thế nữa nếu có một phương pháp học tập hợp lý. Đặc biệt là trong mùa hè, các bạn học sinh đừng bỏ phí thời gian nghỉ ngơi dài để tăng tốc và 'cân tất' cả 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết nhé!...