Luyện nghe tiếng Anh thế nào cho hiệu quả?
Theo Hoàng Ngọc Quỳnh, người học cần tự tạo môi trường để nghe tiếng Anh chủ động, một ngày 1-2 tiếng, sau đó cải thiện từ vựng và phát âm.
Hoàng Ngọc Quỳnh, sinh năm 1990, là cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc trường Nottingham Business, Đại học Nottingham Trent, Anh năm 2017, chị tiếp tục giành học bổng tiến sĩ toàn phần của Đại học Lancaster, Anh trị giá 89.000 bảng Anh (khoảng 2,6 tỷ đồng). Từ kinh nghiệm học tiếng Anh và đồng sáng lập chuỗi trung tâm tiếng Anh, chị Quỳnh chia sẻ cách luyện nghe hiệu quả.
Sống trong một môi trường mà rất ít người sử dụng tiếng Anh, bạn sẽ thấy việc thực hành nghe và nói ngôn ngữ này không dễ dàng. Việc nghe hiểu những cuộc hội thoại thường ngày của người bản ngữ, các bản tin hay xem phim tiếng Anh không cần phụ đề đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực của người học. Đối với cá nhân mình, việc luyện nghe tiếng Anh là một quá trình dài đầy kiên nhẫn. Dưới đây là một vài chia sẻ của mình dành cho các bạn đang muốn cải thiện khả năng nghe hiểu tiếng Anh.
Tạo môi trường nghe tiếng Anh thật nhiều
Điều kiện tiên quyếtđể cải thiện kỹ năng nghe là bạn phải nghe đủ nhiều. Bạn nên tạo một môi trường để mỗi ngày nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Những lúc rảnh rỗi như nghỉ trưa, đi bộ hay nấu ăn, bạn có thể mở radio hoặc một kênh Youtube nói tiếng Anh, vừa nghe vừa thư giãn để não bộ “hấp thụ” tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.
Việc thực hành này giúp cho bạn làm quen dần với âm thanh, ngữ điệu, từ vựng, và thậm chí cả ngữ pháp tiếng Anh, tạo tiền đề cho việc thực hành nghe hiểu tiếng Anh một cách hiệu quả nhất.
Nghe tiếng Anh chủ động
Cách tạo môi trường nghe tiếng Anh có thể gọi là luyện nghe thụ động, tức là nghe mà không nhất thiết phải hiểu. Tuy nhiên, việc này chưa đủ nếu bạn muốn thực sự cải thiện khả năng nghe hiểu. Do đó, bạn cần học cách nghe chủ động, tức nghe để hiểu, nhớ và áp dụng vào việc nói, viết, đọc.
Để nghe chủ động hiệu quả, trước hết bạn cần đặt quyết tâm mỗi ngày nghe ít nhất khoảng 1-2 tiếng và cần duy trì việc này đều đặn. Khi mới luyện nghe, bạn nên chọn nguồn tài liệu phù hợp theo các lĩnh vực mà bạn thích như sức khoẻ, thể thao, giáo dục, môi trường… Khi đã thực hành được một thời gian, bạn nên đa dạng dần các chủ đề và tìm đến một số nguồn nghe mang tính học thuật nhiều hơn gồm Ted Talks, Discovery, BBC Learning English, Engvid…
Nguồn tài liệu nghe không nên quá khó hay quá dễ, cần đảm bảo bạn hiểu được 70-80%. Bạn có thể thực hành nghe và ghi chép lại từ khoá, nghe để nắm ý chính hoặc nghe và tự tóm tắt lại nội dung bài. Bạn nên “tương tác” với bài nghe nhiều nhất có thể, và cố gắng tập trung tối đa khi nghe.
Video đang HOT
Hoàng Ngọc Quỳnh tại Đại học Lancaster, Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nghe tiếng Anh tập trung
Một vấn đề lớn thường cản trở người học khi cố gắng luyện nghe tiếng Anh chính là sự mất tập trung. Điều này khiến bạn khó có thể hiểu hay “tương tác” với những gì mình đang nghe. Bạn cần gác lại mọi hoạt động khác, chọn cho mình một không gian yên tĩnh, xa các thiết bị công nghệ, tin tức hay thông báo dễ gây phân tán như mạng xã hội, tin nhắn…
Hồi mới học tiếng Anh, mình thường lưu các file vào máy nghe nhạc và nghe các bài nói đó trong khoảng 1-2 tiếng đi bộ mỗi ngày. Mình cảm thấy cách này thực sự rất hiệu quả, vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa nghe tập trung và rất thư giãn.
Trong khi nghe, bạn cũng có thể thực hành chép lại từ khóa để buộc bản thân phải tập trung. Việc xem video hay xem phim để luyện nghe cũng có thể giúp bạn tập trung, nếu nội dung đủ hấp dẫn. Bạn cũng nên linh hoạt thay đổi nguồn nghe tiếng Anh liên lục để không cảm thấy nhàm chán, bởi khi không đủ hứng thú, bạn sẽ nhanh chóng mất tập trung và từ bỏ.
Cải thiện từ vựng và phát âm
Cuối cùng, bạn không thể quên trau dồi vốn từ vựng theo nhiều chủ đề và cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh của mình. Từ vựng tốt là chìa khóa để bạn nghe tiếng Anh dễ dàng hơn vì nếu nghe nhiều nhưng không hiểu, khả năng cao là vốn từ của bạn hạn chế. Ngoài ra, việc phát âm tốt sẽ giúp bạn nghe tiếng Anh chuẩn dễ dàng hơn.
Khi luyện tập, bạn cần kết hợp thực hành từ vựng, phát âm, nghe, nói, đọc, viết cùng lúc để bổ trợ cho nhau. Mỗi ngày khi thực hành nghe tiếng Anh, bạn tra và lưu lại từ mới, luyện thực hành nói và phát âm theo văn bản, tra cứu các cấu trúc ngữ pháp hay.
Cách học reading không nhàm chán
Nếu không tiến bộ ở kỹ năng reading (đọc), bạn cần thay đổi tài liệu học và áp dụng cách luyện đọc tập trung thông qua một từ khóa.
Hoàng Ngọc Quỳnh, sinh năm 1990, cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân, tốt nghiệp loại xuất sắc trường Nottingham Business, Đại học Nottingham Trent, Anh năm 2017. Năm ngoái, chị giành học bổng tiến sĩ toàn phần của Đại học Lancaster, Anh trị giá 89.000 bảng Anh (khoảng 2,6 tỷ đồng) và đồng sáng lập một trung tâm tiếng Anh. Chị Quỳnh chia sẻ cách học reading hiệu quả.
Việc thực hành kỹ năng đọc thường xuyên tạo nền tảng "đầu vào" vững chắc giúp bạn cải thiện nhanh các kỹ năng tiếng Anh khác như nghe, nói, viết. Ngoài ra, luyện đọc hiểu tiếng Anh là cách rất hiệu quả cho việc ghi nhớ từ vựng sâu theo ngữ cảnh và học ngữ pháp.
Tuy nhiên, nhiều người học tiếng Anh luôn gặp trở ngại khi luyện đọc như việc đọc không tập trung, không thực sự hiểu, không tương tác được với tài liệu hoặc cảm thấy nhanh chán và không hứng thú.
Việc quan trọng nhất giúp bạn có thể đọc tiếng Anh hiệu quả hơn là tích lũy từ vựng đa dạng theo nhiều chủ đề, cũng như biến việc đọc tiếng Anh thành việc cần làm hàng ngày. Mỗi ngày, chỉ cần dành 10-20 phút để đọc tập trung vào mỗi buổi sáng (hoặc bất cứ khi nào rảnh) sẽ hiệu quả hơn so với việc bạn cố gắng đọc tài liệu tiếng Anh vài tiếng vào cuối tuần. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách sau để luyện đọc hiệu quả, không cảm thấy nhàm chán và mất động lực khi học.
Luyện đọc tập trung thông qua một từ khóa
Mình đã áp dụng cách này khi bắt đầu học IELTS và cảm thấy nó giúp tăng khả năng đọctập trung lên khá nhiều. Bạn sử dụng laptop, mở file cần đọc, chọn ctrl F (find) và gõ một từ khóa (thường liên quan tới chủ đề của bài) rồi bấm enter.
Từ khóa đó sẽ được hiển thị nổi bật xuyên suốt cả bài và bạn chỉ đọc các đoạn hoặc câu xung quanh từ đó thôi, tập trung đọc cho tới khi hết bài. Sau đó thay đổi từ khóa và làm lại từ đầu. Bạn có thể áp dụng cách học này để luyện đọc toàn bộ bài, nhất là khi cảm thấy thiếu sự tập trung hoặc cần làm mới việc đọc một chút.
Hoàng Ngọc Quỳnh giao lưu với sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Đọc một cách thực sự chủ động
Khi bắt đầu nghiên cứu và phải đọc rất nhiều tài liệu trong một ngày, mình phát hiện sự chủ động khi đọc giúp đọc hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu chỉ đọc hiểu, bạn có thể chỉ cần vừa đọc vừa ghi chú lại thông tin trong bài đọc đó (sử dụng các loại bút để đánh dấu, ghi chú thông tin). Trường hợp cần hiểu và ghi nhớ thông tin, bạn có thể áp dụng cách của mình, đó là vừa ghi chú thông tin vào tài liệu, vừa ghi chép lại thông tin quan trọng vào một cuốn sổ riêng. Trong cuốn sổ đó bạn có thể ghi chép các ý hay, câu trích dẫn, hoặc ý tưởng, đoạn tóm tắt (summary), câu hỏi của chính bạn.
Những việc làm này sẽ giúp bạn thực sự "tương tác" với tài liệu mà mình đang đọc, ghi nhớ được nhiều ý hay và cảm thấy hứng thú hơn khi học. Mình thường áp dụng cách thực hành "đọc - dừng - chiêm nghiệm" để tương tác với tài liệu đọc tốt hơn. Trong khi đọc bạn có thể dừng lại ở bất cứ đoạn nào cảm thấy ấn tượng, tự suy nghĩ, chiêm nghiệm và có thể đặt nhiều câu hỏi để tương tác với tác giả của bài viết, chẳng hạn "Ý chính của phần này là gì?", "Cái được nhấn mạnh trong phần này là gì?", "À, cái này có liên quan tới cái mình đã đọc rồi", "Tác giả nói như vậy đã hợp lý hay chưa?", "Mình không đồng ý với ký kiến này, vì...".
Thay đổi nguồn tài liệu đọc
Một trong những lý do mà khả năng đọc hiểu tiếng Anh không được cải thiện là bạn không thường xuyên "bước ra khỏi vùng an toàn" và đọc nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Hãy chọn một trang báo hoặc một cuốn sách tiếng Anh chưa từng đọc và thử thách bản thân với tài liệu mới mẻ này.
Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là bạn cần hiểu được tài liệu mình đang đọc (ít nhất khoảng 80%) để không bị mất động lực khi học. Trong lúc đọc, nếu những từ vựng không quá cần thiết phải tra từ điển (khiến mạch đọc và suy nghĩ của bạn bị gián đoạn), bạn có thể tạm thời bỏ qua và cố gắng hiểu nghĩa chung toàn câu.
Luyện tăng tốc độ đọc
Với việc đọc tiếng Anh, hiểu được tài liệu và tương tác được với tài liệu là quan trọng nhất, tuy nhiên đôi khi bạn cũng cần đọc nhanh. Giả sử, bạn cần thi IELTS, hoặc cần đọc nhiều tài liệu trong thời gian ngắn để viết bài, kỹ năng này vô cùng cần thiết.
Để luyện tăng tốc độ đọc, bạn có thể sử dụng một số trang web hoặc ứng dụng. Với tài liệu in, để đọc nhanh, bạn có thể áp dụng cách đọc bài theo từng cụm từ, rồi tới cách đọc cả dòng, đọc zigzag từ trái qua phải. Bạn cần loại bỏ thói quen đọc từng từ, bấm giờ và đọc lướt thật nhanh hết đoạn văn. Lưu ý, cần tập trung để đọc nhanh và hiểu, lấy các từ khóa và ý chính, chứ không phải đọc nhanh nhưng không hiểu. Cuối cùng, việc đọc hàng ngày và đều đặn sẽ giúp bạn "tự nhiên" đọc nhanh hơn mà không cần thực hành quá nhiều.
Đối với mình, vì hàng ngày đều phải đọc rất nhiều để phục vụ cho việc học và công việc nên dù mình không cố gắng luyện đọc nhanh, khả năng đọc cũng tự nhiên nhanh hơn. Vì thế, bạn không cần quá áp lực về các phần thực hành luyện tăng tốc đọc mà hãy tập trung nhiều hơn vào việc tích lũy từ vựng, và đọc hàng ngày. Bạn chắc chắn sẽ sớm đọc hiểu tiếng Anh nhanh và thành thạo.
Dưới đây là các trang báo tiếng Anh giúp luyện đọc, các bạn có thể tham khảo: The Guardian, Financial Times, The New York Times, The Washington Post, Daily Mail, BBC, The Economist, Science and Technology, History and Trivia, Fashion and Style.
Sáu trở ngại luyện nghe tiếng Anh Ngoài phát âm sai, từ vựng kém, Hoàng Ngọc Quỳnh cho rằng trở ngại khi luyện nghe tiếng Anh còn là chọn sai tài liệu và thiếu tập trung. Hoàng Ngọc Quỳnh, sinh năm 1990, cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân, tốt nghiệp loại xuất sắc trường Nottingham Business, Đại học Nottingham Trent, Anh năm 2017. Năm ngoái, chị giành...