Luyện khả năng tư duy bằng tiếng Anh
Thay vì dùng từ điển song ngữ, bạn nên tra cứu bằng từ điển Anh – Anh để cải thiện khả năng đọc và tư duy bằng tiếng Anh, hạn chế phụ thuộc vào tài liệu dịch.
Suy nghĩ bằng tiếng Anh là phương pháp giúp bạn cải thiện khả năng ngôn ngữ nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen suy nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ trước rồi chuyển thông tin sang. Dưới đây là năm phương pháp giúp học cách suy nghĩ bằng tiếng Anh.
1. Bắt đầu với những từ đơn giản
Khi mới học tiếng Anh, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi phải nghĩ bằng ngôn ngữ này và không ngừng dịch sang tiếng mẹ đẻ. Việc dịch mọi thứ sang ngôn ngữ mẹ đẻ là thói quen làm chậm quá trình học tiếng nên bạn cần cố gắng khắc phục sớm.
Hãy bắt đầu suy nghĩ tiếng Anh từ các từ hoặc câu đơn. Khi nhìn ngắm các đồ vật xung quanh, hãy thầm gọi tên chúng bằng tiếng Anh. Ví dụ, khi thức dậy vào buổi sáng, bạn có thể nghĩ rằng “Good morning” (Chào buổi sáng) và khi lên giường đi ngủ sau một ngày mệt mỏi, hãy tự nói với bản thân “Good night” (Chúc ngủ ngon).
Ngoài ra, có một số thói quen nhỏ giúp bạn học cách suy nghĩ bằng tiếng Anh như dán ghi chú liệt kê đồ vật trong nhà. Ví dụ, dán ở phòng tắm những đồ vật có trong phòng để ghi nhớ và học cách nghĩ bằng tiếng Anh. Hoặc bạn hãy tự thử thách bản thân nghĩ bằng tiếng Anh trong 1, 2, 5 phút.
2. Sử dụng từ điển Anh – Anh
Người học thường sử dụng từ điển tiếng Anh và ngôn ngữ mẹ đẻ. Đây là nguồn tư liệu giá trị nhưng bạn nên làm quen với từ điển Anh – Anh. Bạn càng hạn chế phụ thuộc vào tài liệu dịch, khả năng đọc và tư duy ngoại ngữ sẽ được cải thiện.
Nếu là người mới học, bạn có thể tham khảo từ điển Vocabulary.com, từ điển Merriam-Webster. Đây là nguồn từ điển sử dụng từ vựng đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trẻ em hoặc người học tiếng.
Video đang HOT
Ảnh: Shutterstock.
3. Viết mà không dịch
Khi muốn viết đoạn văn bằng tiếng Anh, nhiều người viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ trước rồi chuyển sang ngôn ngữ học. Đây không phải cách thích hợp để học và còn tốn thời gian do bạn phải nghĩ bằng một ngôn ngữ khác trước khi viết.
Vì vậy, bạn nên viết một mạch bằng tiếng Anh. Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy hành động này rất khó do chưa quen viết mà không nghĩ bằng tiếng Việt và do bạn có vốn từ chưa đủ sâu. Hãy bắt đầu bằng những từ, câu đơn giản và thả lỏng khi viết, dù có thể bạn sẽ viết sai ngữ pháp, viết những điều không có nghĩa. Nhưng cùng với việc trau dồi vốn từ, khả năng tư duy ngoại ngữ của bạn sẽ được cải thiện và việc viết không dịch sẽ trở nên dễ dàng hơn trước đó.
4. Luyện nói một mình
Khi có người luyện nói tiếng Anh cùng, bạn có thể dự đoán trước những điều họ sẽ nói. Nếu chỉ có một mình, hãy tự sáng tạo cuộc hội thoại của riêng bạn. Ví dụ, tưởng tượng bạn đang tham gia buổi phỏng vấn tuyển dụng, thử nghĩ ra các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể dùng và tự trả lời chúng. Trong quá trình sáng tạo, đừng quên nghĩ thêm những câu hỏi, câu cảm thán của người tuyển dụng.
Bạn nên tưởng tượng những tình huống có hai người với hai quan điểm khác nhau và bạn phải lập luận cho cả hai phía. Ngoài tưởng tượng cuộc hội thoại, bạn có thể kể chuyện về những điều bạn nghĩ, bạn yêu thích hoặc bắt gặp trong ngày.
Hãy luyện nói với chính mình trước khi trò chuyện với người khác. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy tự tin, phản xạ tốt và có thể làm chủ câu chuyện trong bối cảnh thật.
5. Sáng tạo
Khi đang trò chuyện với bạn bè hoặc luyện nói tiếng Anh một mình, nếu không thể nghĩ ra một từ cần diễn đạt, bạn sẽ làm gì? Hầu hết người mới học sẽ lôi điện thoại ra tra từ điển. Cách làm này vừa khiến người trò chuyện với bạn không thoải mái, mất thời gian, hình thành thói quen ỷ lại vào từ điển và việc suy nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ. Thay vì vậy, hãy học cách diễn đạt từ hoặc câu chuyện đó theo một cách khác với những từ bạn đã biết.
Ví dụ, bạn muốn nói là “I lost my key” (Tôi đã làm mất chìa khóa) nhưng không nhớ từ “key” thì hãy giải thích bằng cách khác như “I can’t open my door because it’s locked” (Tôi không thể mở cửa vì nó bị khóa) hoặc cụ thể hơn: “I can’t get into my house, I lost the thing you use to unlock the door” (Tôi không thể vào nhà, tôi làm mất vật dùng để mở cửa).
Sáu cách giúp con thích đọc tiếng Anh
Cô Moon Nguyen chia sẻ cách giúp hai con có thể ngồi đọc sách ba buổi trong những ngày nghỉ phòng Covid-19 mà không biết chán.
Để con yêu thích và có thể tự đọc tiếng Anh về sau này, đầu tiên bố mẹ cần đầu tư thời gian đọc tiếng Anh cùng con. Khi đó, bố mẹ có thể cùng con giải thích những từ khó và hướng dẫn cách đọc, tư duy để hiểu câu chuyện. Điều này cũng tăng cường sự gắn bó với nhau. Dưới đây là 6 kinh nghiệm mình đã áp dụng tương đối thành công giúp con yêu sách.
1. Để con tự chọn sách
Khi chọn cuốn sách muốn đọc, con chắc chắn sẽ hào hứng hơn. Tuy còn nhỏ, việc trao quyền tự chủ cho con là cần thiết, giúp chúng trở nên tự tin hơn. Nhà mình có thói quen ra hiệu sách để con chọn sách, bao giờ con đọc xong thì lại đi mua sách mới. Với những cuốn có nhiều tập như Diary of a Wimpy Kid, sau khi mua vài tập và thấy con muốn đọc, mình có thể đặt hàng online để tiết kiệm thời gian.
2. Thiết lập thời gian và không gian cố định để đọc sách
Việc thiết lập thời gian cố định khá quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc sách cho con. Ví dụ, bố mẹ có thể đọc sách cho con trước khi đi ngủ và chọn một không gian cố định để đọc. Bình thường, khi phải đi học, con thường đọc sách sau khi làm xong bài tập. Đợt nghỉ dịch này, chúng đọc sách cả sáng, chiều và tối, nên lượng đọc cũng tương đối lớn.
Ảnh: Shutterstock.
3. Giúp con tăng cường hiểu nghĩa của câu chuyện
Bố mẹ không giỏi tiếng Anh có thể sử dụng audio đọc mẫu và cùng con tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Những bố mẹ tiếng Anh đã tốt có thể đọc cho con nghe, lưu ý dùng ngữ điệu khi đọc để lời các nhân vật trở nên sinh động, tránh giọng đều đều. Điều quan trọng là trong quá trình đọc, bố mẹ nên hỏi con một số câu để xem chúng có hiểu không, và giải thích nếu cần thiết. Khi đọc sách có tranh, bố mẹ có thể dùng tranh để con phán đoán câu chuyện, hoặc đoán từ mới dựa trên ngữ cảnh.
4. Vừa đọc vừa chỉ vào chữ cho các bé chưa biết nhiều chữ
Trẻ nhỏ chưa biết đọc sẽ không hiểu mối liên hệ giữa "tiếng" và "chữ". Việc đọc cho con những mẩu sách đơn giản, vừa chỉ tay vào chữ vừa đọc cũng giúp con hiểu rằng chữ và tiếng có liên hệ, và dần nhận biết mặt chữ tốt hơn. Nếu chữ đó thường xuyên lặp lại trong bài, bố mẹ có thể đôi khi dừng lại và để con "thử" tự đọc chữ đó xem sao.
5. Giúp con liên hệ những gì đã đọc với thực tế
Ví dụ trong mẩu truyện mình đọc cho con về "cleaning up", mình có thể giúp con liên hệ với bản thân con đã "clean up" (dọn dẹp) sau khi chơi đồ chơi chưa và có nên làm như vậy không.
6. Chuyển sang các loại sách mới
Khi mới đọc sách, quan trọng nhất là hứng thú nên bố mẹ cần lựa chọn những loại mà con thích. Về sau này, dần dần có thể hướng con đọc những loại sách "hàn lâm" hơn như khoa học, lịch sử, danh nhân. Khi chuyển đổi loại sách, mặc dù con có khả năng đọc tốt rồi, bố mẹ vẫn dành thời gian ngồi đọc, đồng hành cùng con.
Tiếng Anh là ngoại ngữ với trẻ, việc đọc mà không hiểu là rất bình thường. Do đó, nếu bố mẹ ngồi đọc và giảng giải trong thời gian đủ lâu, các con sẽ dần tò mò và ưa thích những loại sách mới này. Đây là tiền đề giúp chúng tự đọc về sau.
Moon Nguyen
Với tiếng Anh, chăm chưa đủ, hãy học thông minh Có một sự thật nghịch lý mà không phải ai cũng biết: Học nhiều, học chăm chưa chắc sẽ học giơi tiếng Anh. Muốn giao tiếp tiếng Anh tốt, điều bạn cần nhất chính là một phương pháp học hiệu quả. Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi cho bản thân mình: Tại sao tôi học tiếng Anh chăm chỉ, cần...