Luyện ‘chuyên nhân’
Cô giáo chủ nhiệm hồi cấp II của tôi từ 40 năm về trước vừa nhắn, rằng trường cũ sắp đập bỏ xây mới rồi. Thầy cô cũ mời một số cựu học sinh chúng tôi cùng về thăm lại trường xưa, để tranh thủ “níu giữ” kỷ niệm.
Ảnh minh họa
Vậy là dãy phòng xưa của những lứa lớp chuyên cấp II đầu tiên tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng sau 1975 sẽ không còn dấu tích. Cũng như dấu tích của những khối lớp chuyên cấp III đầu tiên của chúng tôi cũng đã bị xóa từ dăm bảy năm trước. Tất nhiên thành phố sau này đã có riêng ngôi trường chuyên với cơ sở vật chất đầy đủ, như mọi địa phương khác.
Là hồi ức chợt về, khi câu chuyện trường chuyên “giữ hay bỏ” lại đang gây tranh cãi, khi lại xuất hiện bảng điểm “toàn 10″ của những ứng viên thi vào trường Ams Hà Nội.
Thống kê của Bộ Giáo dục, hiện cả nước cứ 100 học sinh THPT thì có 2 em học trường chuyên. Khắp 63 tỉnh, thành đều có trường chuyên, và hầu hết được đầu tư từ ngân sách. Về thành tích gần đây, cứ 10 huy chương Olympic quốc tế các loại, thì học trò chuyên chiếm khoảng hơn 3 cái một chút.
Còn tôi, 5 năm học chuyên, đã cho tôi những gì? Cho tôi cách nạp và nén năng lượng để đi đường xa chăng? Cho tôi được gặp gỡ, va chạm với những đứa bạn “quái chiêu”, những thầy cô “quái kiệt”, để nuôi dưỡng cho mình một cá tính chăng? Những đứa bạn tôi ngày ấy thay nhau giành những giải thưởng quốc tế đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất. Còn tôi, giờ hình dung lại, thấy nhiều thứ khá mờ nhòa, ngoài cảm xúc.
Sự mờ nhòa có lẽ cũng là câu chuyện thực tế với trường chuyên bây giờ, khi chúng ta vẫn chưa thể nhận rõ triết lý đào tạo của mô hình trường chuyên là gì. Trường chuyên, tất nhiên vẫn là nơi tập hợp “bọn” học giỏi, và những thầy cô giỏi, để cùng nhau mài móng vuốt làm “gà nòi” đi thi đấu, và còn gì nữa? Bây giờ những huy chương Olympic quốc tế đã “nhạt” dần hương vị. Thì thành tích ấy thực sự có tác dụng gì, đối với khoa học kỹ thuật, với nền tảng sáng tạo và phát triển của một đất nước thông qua những thành tựu cụ thể, ít ai trả lời được. Cũng như những thủ khoa, dù chỉ là một cú khích lệ ban đầu, nhưng vẫn được trọng vọng hơn mức cần thiết. Chúng ta luôn kiếm tìm thành tích, mà ít nuôi dưỡng để tạo ra được những thành tựu.
Video đang HOT
Chúng ta chọn vào trường chuyên những điểm 10 tròn vo, đều tăm tắp trong bảng điểm. Như một lò luyện và bệ phóng để những “chuyên nhân” đua nhau kiếm những suất học bổng du học. Với tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối. Đó là mục tiêu thiết thực và rõ ràng nhất với trường chuyên, và học sinh chuyên bây giờ? Trong khi vẫn chưa có ai thống kê tỷ lệ những “chuyên nhân” ấy trở về nước sau khi học xong. Và tỷ lệ thành công trong việc đóng góp vào sự phát triển của đất nước hiện nay.
Từ nhiều năm trước, Bộ Giáo dục từng đưa ra bộ công cụ trắc nghiệm để tuyển sinh vào trường chuyên với các chỉ số IQ (thông minh), EQ (cảm xúc), và cả AQ ( Adversity Quotient) – chỉ số vượt khó, xoay chuyển nghịch cảnh để vươn lên mới được phát minh chừng mười năm trước. Nhưng những thước đo rất thiết thực ấy hầu như đã bị quên lãng, thay vào đó là những cột điểm 10 đều tăm tắp đến nhàm chán.
Trong khi AQ cũng là chỉ số hết sức cần kíp với đất nước học giỏi nhưng vẫn nghèo này.
Tăng tốc ôn thi tốt nghiệp
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, học sinh khối 12 của cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Hiện hầu hết các trường có cấp THPT trong tỉnh đều đang tăng tốc ôn luyện và thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
Một tiết ôn luyện của học sinh khối 12, Trường THPT Hòn Gai, TP Hạ Long.
Đảm bảo sức khỏe mùa nắng nóng
Tại Trường THPT Hòn Gai, TP Hạ Long, công tác ôn thi tốt nghiệp THPT cho khối 12 đã bước vào giai đoạn 2 (thời gian từ 1/6 đến 25/7). Theo đó, nhà trường đang tiếp tục củng cố kiến thức của 4 tuần dạy học online dạy bài mới trong giai đoạn nghỉ học ở trường do dịch Covid-19. Cùng với đó, các thầy cô trong trường còn chú trọng ôn tập theo chuyên đề để học sinh có cái nhìn tổng quan hơn theo từng môn học.
Thầy Nguyễn Linh, Hiệu trưởng Trường THPT Hòn Gai, chia sẻ: Năm nay, nhà trường phấn đấu đạt 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học là 93,4%. Cùng với đó, trường phấn đấu có điểm thi trung bình cao nhất trong các trường THPT không chuyên của Quảng Ninh.
Để đạt được kết quả này, Ban giám hiệu nhà trường đã và đang chỉ đạo các thầy cô giáo tham gia luyện thi cho học sinh khối 12 bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT và quy chế tuyển sinh của các trường CĐ-ĐH, ôn luyện cho học sinh các dạng bài và kỹ năng làm bài thi.
Thầy trò Trường THPT Hòn Gai, TP Hạ Long ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020.
Ngoài các dạng bài cơ bản, các thầy cô còn tiếp tục ôn tập thêm các dạng bài khó, đòi hỏi nhiều bước tư duy hơn nhưng phải phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với yêu cầu riêng của từng lớp.
Theo thầy Nguyễn Linh, từ đầu tháng 6, thời tiết khá khắc nghiệt, nắng nóng thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của học sinh. Vì thế, nhà trường đã sửa chữa và bổ sung kịp thời về cơ sở vật chất, đặc biệt là quạt mát, điều hòa nhiệt độ đều được đảm bảo trong những ngày nắng nóng.
Mặt khác, nhà trường còn quan tâm kiểm tra, đôn đốc bộ phận căng tin đảm bảo đồ ăn, thức uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường; tích cực kiểm tra vệ sinh trong và ngoài lớp, các nhà vệ sinh, để đảm bảo phòng học thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ, môi trường cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.
Trường THPT Hòn Gai còn tuyên truyền đến các bậc phụ huynh tích cực theo dõi, đôn đốc con về giờ giấc học tập, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, đảm bảo tốt nhất sức khỏe của học sinh trong quá trình ôn tập.
Ôn đến đâu chắc đến đấy
Công tác ôn thi cho học sinh cuối cấp cũng đang được Trường THPT Ngô Quyền, TP Hạ Long, tăng tốc thực hiện. Thầy Ngô Quốc Bình, Phó hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, cho biết: Năm nay, Trường có 224 học sinh lớp 12 dự thi tốt nghiệp THPT. Phương châm của nhà trường là ôn đến đâu chắc đến đấy. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp thiết thực.
Tiết học của học sinh Trường THPT Ngô Quyền, TP Hạ Long.
Các phòng học phục vụ công tác ôn tập của Trường đều đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên, đều có điều hòa, nước uống đảm bảo sức khỏe cho học sinh ôn tập trong thời tiết nắng nóng. Thời gian ôn tập chủ yếu được trường thực hiện vào buổi sáng và không học tiết 5.
Em Vũ Thị Khánh Huyền, lớp 12A3, Trường THPT Hòn Gai, nói: Mấy ngày gần đây, thời tiết rất nắng nóng, bản thân chúng em thấy cũng khá mệt mỏi. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của Trường rất tốt, thầy cô giáo lại tận tình ôn luyện nên chúng em thấy bớt căng thẳng đi khá nhiều.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đang đến gần, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các thí sinh lớp 12 của tỉnh năm nay cần nỗ lực, tăng tốc hơn trong việc ôn tập. Về phía ngành Giáo dục, hiện công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ kỳ thi cũng đang được tích cực thực hiện.
Cụ thể, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường THPT, trung tâm GDTX xây dựng kế hoạch để thực hiện các khâu của kỳ thi đảm bảo đúng hướng dẫn, hợp lý, khoa học, dự báo các khó khăn, vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Đồng thời, tích cực tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi, tuyển sinh cho các lực lượng tham gia kỳ thi; tăng cường truyền thông nhằm tạo sự ủng hộ của cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, nhân dân.
Tin rằng, với sự ôn tập kỹ lưỡng của thí sinh, sự chuẩn bị chu đáo của các nhà trường, các thí sinh của Quảng Ninh sẽ có hành trang tốt nhất để bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Giúp học sinh vững tin trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 Sau hai lần Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố đề thi tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh minh họa Nhiều giáo viên, học sinh nhận định, độ khó của đề giảm hơn so với đề năm 2019, phù hợp với tình hình thực hiện tinh giản chương trình, song vẫn đảm bảo phân loại học...