Lưu ý về đề tham khảo thi quốc gia 2018
Đề thi không chỉ có bài tập vận dụng, đề thi còn có rất nhiều câu hỏi lý thuyết và cả ứng dụng thực tế, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức và hiểu biết rộng. Nội dung thi đều được chia đều, hỏi rất chi tiết, sâu sắc với nhiều ý tưởng lẫn kiến thức khác nhau, đây là điều mà đề thi tự luận không thể làm được. Đặc biệt là đề thi có những dạng bài mới, chưa từng xuất hiện trong đề thi của những năm trước.
ảnh minh họa
Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm qua, 24/1, chính thức công bố đề thi tham khảo trung học phổ thông quốc gia 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giới thiệu đề thi tham khảo vào cuối tháng 1/2018 để giáo viên và học sinh có thể tham khảo, làm quen với định dạng của các đề thi trong quá trình dạy học và ôn tập, phục vụ cho kỳ thi quốc gia năm 2018.
Theo đó, phương thức tổ chức các môn thi, bài thi của kỳ thi quốc gia trong những năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017; nội dung thi năm 2018 bao gồm chương trình lớp 12 và lớp 11, tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12.
Theo bộ đề thi tham khảo mà Bộ công bố thì đề thi khoa học tự nhiên gồm các bài thi thành phần Vật lý, Hóa học và Sinh học, mỗi môn 50 phút. Đề thi khoa học xã hội gồm bài thi lịch sử, địa lý và giáo dục công dân, mỗi môn 50 phút. Đề thi ngoại ngữ 60 phút với 50 câu…
Nhận xét về đề tham khảo môn Vật lý, Thạc sỹ Phạm Quốc Toản cho biết: Nhìn chung đề ra vẫn theo tinh thần thống nhất từ đầu của Bộ: Thứ nhất, đề gồm 40 câu hỏi chủ yếu nội dung kiến thức lớp 12 THPT (85% – 34 câu hỏi) và một phần nhỏ kiến thức lớp 11 (15% – 6 câu). Trong đó, vẫn có khoảng với 60% cơ bản và 40% mang tính phân loại.
Thứ hai, các câu hỏi mang tính phân loại cao khai thác tư duy Vật lí sâu sắc như: kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng, câu hỏi khai thác đồ thị. Thứ ba, các câu hỏi nặng về mặt toán học không còn, phân loại chủ yếu bằng tư duy Vật lí. Thứ tư, vẫn có những câu hỏi đòi hỏi học sinh phải tính ra kết quả cuối cùng mới chọn được đáp án đúng (gần nhất). Thứ năm, câu hỏi được sắp xếp từ mức độ dễ đến khó. Thứ sáu, kiến thức lớp 11.
Nhận xét về đề thi Toán, thầy Nguyễn Quốc Chí, giáo viên hệ thống giáo dục trực tuyến Tuyensinh247.com đánh giá: Đề thi gồm 30 câu dễ (chiếm 60 %) và 15 câu khó (chiếm 30%). Và 5 câu phân loại mức điểm 10 (chiếm 10%) Trong số các câu dễ, có rất ít câu học sinh có thể sử dụng máy tính. Chứng tỏ khâu ra đề đã được phản biện rất kĩ và hợp lý.
Đề thi minh họa năm nay bao gồm kiến thức sâu và rộng hơn kiến thức nắm trước vì đề thi bao gồm kiến thức cả lớp 11 và 12. Đề thi không chỉ có bài tập vận dụng, đề thi còn có rất nhiều câu hỏi lý thuyết và cả ứng dụng thực tế, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức và hiểu biết rộng. Nội dung thi đều được chia đều, hỏi rất chi tiết, sâu sắc với nhiều ý tưởng lẫn kiến thức khác nhau, đây là điều mà đề thi tự luận không thể làm được. Đặc biệt là đề thi có những dạng bài mới, chưa từng xuất hiện trong đề thi của những năm trước.
Đúng theo thông tin Bộ GD&ĐT đã công bố đề năm 2018 so với năm 2017 là sự xuất hiện của mảng kiến thức lớp 11 nhưng phần lớn kiến thức vẫn là lớp 12. Đề thi có tính phân hóa rất cao, bao gồm đầy đủ 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phân hóa mức độ rõ ràng như vậy nên có thể đánh giá được đúng năng lực của từng học sinh. Tóm lại, đề thi năm nay đúng như Bộ GD&ĐT đã trước đó là đề thi đã có sự phân hóa hơn, để có thể làm tốt đề thi năm nay, học sinh cần phải có kiến thức sâu rộng, với học sinh muốn dành điểm cao thì dành thời gian suy nghĩ cho những câu vận dụng, vận dụng cao.
Về mặt kiến thức, học sinh cần phải nắm chắc kiến thức cả lớp 11 và 12 nhưng phần lớn vẫn là kiến thức lớp 12. Ngoài ra, học sinh phải thật bình tĩnh, suy nghĩ sáng suốt khi làm bài, không được để bản thân quá áp lực dẫn đến việc làm bài không tốt, thầy Chí nhấn mạnh.
Theo Phapluatvn.vn
Video đang HOT
Thầy cô "chấm điểm" đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2018
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2018 sẽ diễn ra vào tháng Sáu tới. Các giáo viên đã có những nhận định, đánh giá về đề thi, nhằm giúp học sinh có định hướng ôn tập tốt hơn.
ảnh minh họa
Môn Toán: 40% câu hỏi khó và rất khó
Nhận xét về đề thi minh họa, thầy Nguyễn Quốc Chí, giáo viên có rất nhiều năm luyện thi của Hệ thống giáo dục trực tuyến tuyensinh247.com, cho rằng, đề thi không chỉ có bài tập vận dụng mà còn có rất nhiều câu hỏi lý thuyết và cả ứng dụng thực tế. Điều này đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức và có hiểu biết rộng.
Nội dung thi đều được chia đều, hỏi rất chi tiết, sâu sắc với nhiều ý tưởng lẫn kiến thức khác nhau. Đề có mở rộng nội dung lớp 11 nhưng kiến thức chính vẫn là chương trình lớp 12.
Đề thi có tính phân hóa cao với 30% câu hỏi khó và 10% câu hỏi rất khó. Phân hóa mức độ rõ ràng như vậy nên có thể đánh giá được đúng năng lực của từng học sinh.
Những câu mang tính chất vận dụng cao có thể rơi bất kỳ vào một mảng kiến thức nào nên đòi hỏi học sinh phải ôn tập rất kỹ và sâu.
Thầy Chí cho rằng, để có thể làm tốt đề thi năm nay, học sinh cần phải nắm chắc kiến thức cả lớp 11 và 12. Ngoài ra, học sinh phải thật bình tĩnh, suy nghĩ sáng suốt khi làm bài, không được để bản thân quá áp lực dẫn đến việc làm bài không tốt.
Môn Lịch sử: Chương trình lớp 12 chiếm 70%
Là một giáo viên lịch sử với nhiều năm kinh nghiệm, cô giáo Lê Thị Thu, giáo viên trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành nhận định đề thi minh họa môn Lịch sử vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố là một đề hay, khoa học. Đề thi bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, nhằm phân loại chất lượng học sinh.
Đề gồm 40 câu hỏi, chủ yếu tập trung ở chương trình lớp 12 với 32 câu, chiếm 80%. Chương trình lớp 11 có 8 câu, chiếm 20%. Nội dung phần lịch sử thế giới có 12 câu, chiếm 30%. Lịch sử Việt Nam có 28 câu, chiếm 70%.
Cô Thu cho biết, năm 2017, đề thi nằm trọn trong chương trình lớp 12, nhưng năm nay lại mở rộng sang lớp 11 nên rất nhiều học sinh lo lắng liệu đề thi có khó không, nội dung thi được đặt trọng tâm vào phần kiến thức nào.
Tuy nhiên, với đề thi minh họa này đã giúp các em bớt hoang mang và đề ra chiến thuật ôn thi khoa học, hợp lý nhất. Kiến thức lớp 11 của đề tương đối cơ bản, chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản thì học sinh sẽ giải quyết dễ dàng.
Học sinh ôn lại bài trước khi bước vào phòng thi (Ảnh: TTXVN)
Môn Văn: Cấu trúc đề thi không đổi
Nhận xét về đề thi minh họa môn Ngữ văn, cô Phạm Thu Phương, giáo viên trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành cho rằng, tuy có mở rộng chương trình sang lớp 11 nhưng về cơ bản, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn không khác các năm trước.
Đề gồm hai phần là đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu chiếm 30%, phần làm văn chiếm 70% tổng số điểm bài thi.
Cũng tương tự như đề thi các năm trước đó, phần đọc hiểu sẽ được dẫn một ngữ liệu thuộc lĩnh vực xã hội và có 4 câu hỏi đi kèm theo từng mức độ, từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Ngữ liệu với các câu hỏi trong đề vừa sức với học sinh.
Đối với câu hỏi số 1 của phần này, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức về các phương thức biểu đạt là có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Với câu hỏi số 2, số 3, học sinh cần đọc kỹ lại thông tin trong bài ngữ liệu để tìm câu trả lời.
Riêng câu hỏi 4, các em có thể đưa ra những suy nghĩ riêng của mình nhưng cần phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Phần làm văn bao gồm có 2 câu hỏi.
Một là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận xã hội được rút ra từ ngữ liệu của phần đọc hiểu, với dung lượng 200 chữ (không quá một mặt giấy A4), chiếm 20% tổng điểm phần làm văn.
Vấn đề nghị luận thường gần gũi và thiết thực với học sinh, yêu cầu học sinh có những hiểu biết sâu rộng về vấn đề nghị luận, cần biết kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản.
Câu hỏi còn lại của phần làm văn là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, chiếm 50% trên tổng số điểm bài thi. Tuy nhiên, so với các đề năm trước, đề nghị luận văn học năm nay đã có thêm kiến thức lớp 11.
Kiến thức lớp 11 chiếm 30% trong câu nghị luận văn.
Cô Phương cho rằng, xét về mức độ, so với đề thi năm trước, đề nghị luận ở đề thi minh họa năm nay khó hơn.
Học sinh muốn làm tốt đề này không chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản, thành thạo kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học mà còn cần phải tư duy tổng hợp để bài viết chính xác và phong phú.
Với một kết cấu đề như vậy, cô Phương cho rằng một việc quan trọng là học sinh cần phân bố thời gian hợp lý để làm bài. Thời gian luôn tỷ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu.
Cụ thể, với 120 phút của môn Ngữ văn, phần đọc hiểu, thí sinh cần dành 20 phút để làm bài. Câu 1 phần làm văn cần dùng 20 phút. 80 phút còn lại nên dành trọng cho câu nghị luận văn học.
"Phân bố thời gian hợp lý cũng là bí quyết để có bài thi tốt," cô Phương nói.
Môn Hóa: Tính phân hóa chưa cao
Thầy Phạm Thanh Tùng, giáo viên Hệ thống giáo dục trực tuyến tuyensinh247.com, cho rằng đề thi môn Hóa chưa có tính phân loại cao, nhất là ở mảng lý thuyết.
"Cơ cấu đề thi minh họa cho thấy mức câu hỏi dễ chiếm 50% của đề. Những câu hỏi này, học sinh không phải suy nghĩ quá nhiều để tìm ra đáp án. Mức độ câu khó để phân loại học sinh có khoảng 8 câu cuối của đề, chiếm 20%. Khoảng 30% câu hỏi còn lại là mức độ trung bình khá," thầy Hùng nhận định.
Xét về kết cấu nội dung, đề thi phân bố đều vào các phần, tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12. Phần hóa vô cơ chiếm 55%, phần hóa học hữu cơ chiếm khoảng 45%.
Với đề minh họa như vậy, thầy Tùng cho rằng học sinh cần học chắc và bám sát kiến thức trong sách giáo khoa Hoá học lớp 12, chương trình cơ bản. Trong quá trình học kiến thức Hóa học lớp 12, nếu phần kiến thức nào cần sử dụng kiến thức thuộc chương trình hóa học lớp 11 thì cần chủ động xem lại các phần kiến thức thuộc lớp 11.
"Để đạt điểm tối đa, học sinh cần lưu ý đến một số dạng câu hỏi khó hoặc câu hỏi gây tranh cãi như: dạng bài đếm phát biểu đúng sai, dạng bài về giá trị gần đúng nhất, dạng bài về thí nghiệm thực hành, dạng bài liên quan đến thực tế cuộc sống," thầy Tùng
Theo Vietnamplus
Thi học sinh giỏi quốc gia THPT: Thêm phần thi độc thoại cho các môn Ngoại ngữ Sáng 11/1, hơn 4.400 học sinh xuất sắc trong cả nước bắt đầu bước vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học Phổ thông năm 2018. Kỳ thi kéo dài trong ba ngày, từ ngày 11-13/1. ảnh minh họa Toàn quốc có trên 4.400 học sinh của 70 đơn vị, gồm các sở GD-ĐT và trường THPT chuyên trực thuộc...