Lưu ý về dàn ý bài Nghị luận Văn học cho thí sinh
Thầy Phan Thế Hoài, giáo viên Ngữ văn tại TP.HCM hướng dẫn thí sinh về dàn ý câu Nghị luận Văn học theo đáp án của Bộ GD&ĐT cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019.
Theo mô hình đề tham khảo của Bộ GD&ĐT năm nay, câu Nghị luận Văn học có thể đi vào phân tích các chi tiết nhỏ của tác phẩm để làm rõ một vấn đề của nội dung tác phẩm. Theo đó, thí sinh cần chú ý cách làm dạng đề so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm theo dàn ý như sau:
Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và phong cách nghệ thuật của tác giả. Từ đó, dẫn dắt đến chi tiết mà đề bài yêu cầu.
Thân bài:
Phân tích chi tiết thứ 1: Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó; phân tích hành động của nhân vật trong chi tiết đó (nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật) hoặc phân tích sự vật, sự việc trong chi tiết đó; đánh giá chi tiết thứ nhất, giá trị, tác dụng của chi tiết đó tác động như thế nào đến nhân vật (sự vật, sự việc).
Học sinh TP.HCM ôn thi THPT Quốc gia 2019.
Video đang HOT
Phân tích chi tiết thứ 2: Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó; phân tích hành động của nhân vật trong chi tiết đó (nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật) hoặc phân tích sự vật, sự việc trong chi tiết đó; đánh giá chi tiết thứ hai, giá trị, tác dụng của chi tiết đó tác động như thế nào đến nhân vật (sự vật, sự việc).
Đánh giá, nhận xét chung về hai chi tiết, so sánh sự giống và khác nhau và lý giải sự giống và khác nhau đó của hai chi tiết. Nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm (ngôn từ, tình huống truyện, ý nghĩa của chi tiết…).
Kết bài: Tổng kết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Nêu vai trò của tác phẩm đối với nền văn học Việt Nam.
Theo VTC
Bạn đọc viết: Bạn có ép con học chữ trước khi vào lớp 1?
Một người bạn của tôi là giáo viên vừa gọi điện hối hả hỏi: "Con cậu có phải là thế hệ của công nghệ giáo dục?", "Cháu có học trước khi vào lớp 1 không?", "Học chữ ở đâu sẽ tốt?"... Sau hàng loạt câu hỏi là tiếng thở than của người mẹ có con gái sắp bước vào lớp 1 với áp lực tâm lý đè nặng.
Ảnh minh họa
Ngưỡng cửa con trẻ bước vào lớp 1 với những bỡ ngỡ buổi ban đầu làm quen việc học bao giờ cũng khiến bố mẹ, ông bà quay tít trong nhiều nỗi lo: Lo trẻ lạ lẫm với việc ngồi hàng giờ để viết chữ làm toán, lo trẻ không vào nề nếp trường lớp, lo trẻ thiếu ý thức trong học tập... Và nỗi lo lớn nhất của nhiều gia đình là trẻ không đuổi kịp với việc học trên lớp, bị bạn bè bỏ xa và trở thành "con vịt lạc đàn".
Bạn tôi cũng không ngoại lệ. Khi con gái bạn vào lớp 1, tôi nghĩ một giáo viên Ngữ văn cấp hai hoàn toàn có thể giúp con tập tành với việc nhận mặt số, làm toán, ghép chữ, đánh vần... Nhưng bạn lại chọn một giải pháp khác, đó là quay cuồng tìm chỗ gửi con học chữ từ hồi con mới lên 5 tuổi. Và giờ là 3 tháng hè tăng tốc ôn luyện để con vững vàng vào lớp 1.
Biết con gái tôi vừa lên lớp 2, bạn dò hỏi đủ điều những trọng tâm nhất vẫn xoay quanh chuyện tôi có cho con học chữ trước khi vào lớp 1 không. Tôi khẳng định là không hề ép con phải học sớm từ hồi mầm non và chỉ thật sự tập tành học chữ cái, làm toán vào 3 tháng hè trước khi con nhập học.
Tiếc là bạn dường như không tin điều đó. Bạn bảo nhiều người mẹ có kinh nghiệm đã dặn "không cho con học chữ trước sẽ không bao giờ theo kịp việc học trên lớp". Bạn kể nhiều người còn dọa rằng nếu trẻ không biết chữ vào lớp 1 sẽ làm khổ cô giáo, làm khổ thành tích lớp và sẽ bị quy vào nhóm "trò chậm tiến", "trò cần phụ đạo thêm".
Bạn sợ vô cùng cái viễn cảnh mọi người rỉ tai nhau vẽ ra đó nên con bạn đã cắp sách đến lớp học chữ từ sớm. Bây giờ thì cháu đã đánh vẫn rành rọt, làm toán cộng trừ thông thạo. Đó là cả một nỗ lực lớn lao của hai mẹ con suốt hơn một năm qua khi "lịch trình" mỗi ngày dường như kín mít: sáng đưa con đến lớp mầm non, chiều 5 giờ đón con đến lớp học chữ và tối quay lại đón con về nhà.
Nhưng chừng ấy dường như vẫn chưa làm bạn hài lòng. Mới đầu hè bạn đã xôn xao chuyện ôn luyện tăng tốc cho kịp năm học mới. Nhìn đứa trẻ mới 5, 6 tuổi phải gồng mình lên học để bằng bạn bằng bè, học vì nỗi lo mơ hồ của phụ huynh, học vì áp lực dư luận, tôi thấy con trẻ thật đáng thương.
Lớp 1 - ngưỡng cửa đầu đời này không quá kinh khủng như nhiều bố mẹ vẫn nghĩ. Con gái tôi vừa hoàn thành xuất sắc chương trình lớp 1 như bao đứa trẻ sinh năm 2012 khác. Con đã có một năm học vừa đủ áp lực với bài vở vừa hồn nhiên vui chơi với bạn bè cùng trang lứa. Và chỉ có khác là tôi đã không thúc ép con phải học trước chương trình.
Còn nhớ mùa hè năm ngoái, khi bọn trẻ rục rịch chuẩn bị lên lớp 1, tôi cũng đã nhận được vô số lời đề nghị thậm chí là đe nẹt của mọi người xung quanh vì cứ khăng khăng cho con vui chơi thỏa thích suốt năm cuối cùng của mầm non. Đến hè, tôi cũng chỉ dăm ba bữa dạy con ghép vần, làm toán. Nói là "dạy" chứ thật ra tôi chỉ gợi ra vấn đề để bé con nhà tôi tự mày mò đánh vần, làm phép tính.
Hồi đầu vào lớp 1, con còn đánh vần và đọc bì bõm trong khi có nhiều bạn đã đọc vanh vách. Tôi tranh thủ luyện đọc cùng con trên đường chở con đi học, đi chơi. Các bài tập chính tả, luyện từ và câu thì mình bày trò chơi về từ ngữ để hai mẹ con cùng giải. Môn toán con theo kịp các bạn nhưng chữ viết của con hơi xấu, nét chữ hơi run vì tay cầm bút chưa nhiều.
Sau khi thi giữa kỳ 1, nhà trường chọn các bạn có chữ đẹp thi cấp trường. Con không có tên trong danh sách lớp chọn đi thi nhưng chỉ sau một học kỳ, sổ liên lạc cuối kỳ của con đã có dòng chữ nhận xét "Chữ viết đẹp" của cô giáo. Tôi nghĩ đó là sự tiến bộ của con sau một thời gian luyện viết trên lớp, hết vở tập viết lại đến vở chính tả, vở thực hành, vở tăng tiết.
Và tôi tuyệt đối không bao giờ dạy cháu đọc trước bài đọc, viết trước bài chính tả hoặc là bày cho cháu cách giải bài toán, cách đặt lời giải toán. Tất cả đều là kết quả cháu tiếp thu sau bài học ở lớp với sự tập trung nghe cô giáo giảng và chăm chỉ luyện tập.
Vì không học trước bài văn, không biết trước cách giải toán nên mọi kiến thức đều mới mẻ và thu hút cháu. Giáo dục là phải gợi ra sự tò mò, sự hứng thú khám phá. Lời khuyên này tôi đã lặp đi lặp lại cho bạn mình nhiều lần nhưng có vẻ như mọi lời nói của tôi đều bất lực với quyết tâm của một người mẹ muốn "ép chín con". Tiếc thay!
Còn bạn, bạn có ép con học chữ trước khi vào lớp 1 và cố sức đẩy con đi trên con đường gập ghềnh của chữ nghĩa ngay ngưỡng cửa đầu tiên?
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Đáp án môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019 ở TP.HCM Sáng nay, học sinh TP.HCM đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2019. Chúng tôi cung cấp một số bài giải tham khảo như sau. Ảnh minh họa Bài làm do Trung tâm Vĩnh Viễn thực hiện được đăng tải trên báo VietNamNet: Câu 1 : a. Phép liên kết câu đoạn (1) văn bản (2) : phép...