Lưu ý trường tổ chức thi riêng
Kỳ thi năng lực do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức đề thi sẽ tập trung vào khối kiến thức lớp 12. Kỳ thi này sẽ được tổ chức 2 đợt, vào ngày 12.7 và 16.8…
Đại diện các trường đưa ra các lưu ý với thí sinh tại buổi tư vấn trực tuyến tại Báo Thanh Niên ngày 12.2 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Theo PGS-TS Trần Mạnh Hà, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, năm nay trường xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, kỳ thi riêng do trường tổ chức kết hợp xét học bạ, xét học sinh tốt nghiệp nước ngoài hoặc trường quốc tế, xét điểm bài thi quốc tế. Ngoài ra, năm nay trường bổ sung thêm phương thức xét kết quả thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức với từ 10 – 15%.
Với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, theo thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và truyền thông, sẽ có 4 phương thức xét tuyển trong năm nay. Cụ thể là xét kết quả thi THPT quốc gia, học bạ lớp 12 dựa vào tổng điểm 3 môn, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức và kỳ thi riêng do trường tự tổ chức.
Video đang HOT
Trong đó, theo thạc sĩ Phương, thí sinh cần lưu ý một số điểm đối với thí sinh muốn sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Công nghệ TP.HCM tổ chức. Năm nay trường dành 20% chỉ tiêu cho phương thức này (năm ngoái 10%). Trường mở cổng đăng ký từ 1.4 – 30.6 và ngày thi chính thức là 12.7.
Thạc sĩ Hồ Thanh Tình, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cũng thông tin năm nay sẽ dành 40% tổng chỉ tiêu xét điểm thi THPT quốc gia, 30% xét tuyển học bạ, 15% xét kết quả thi năng lực do trường tự tổ chức, 15% xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, 15% xét cử tuyển, xét tuyển thẳng và học sinh quốc tế.
Trong đó, riêng kỳ thi năng lực do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức đề thi sẽ tập trung vào khối kiến thức lớp 12. Kỳ thi này sẽ được tổ chức 2 đợt, vào ngày 12.7 và 16.8. Ngoài ra, một số ngành có tuyển sinh môn năng khiếu, trường tổ chức kỳ thi riêng tại trường theo 3 đợt. Tuy nhiên, thí sinh cũng có thể sử dụng kết quả thi năng khiếu môn tương ứng ở trường khác để xét tuyển vào các ngành như đạo diễn truyền hình, quay phim, piano… Tuy nhiên, tại Trường ĐH Việt Đức, việc tuyển sinh ngành kiến trúc có những quy định riêng. Theo tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng trường này, nếu thí sinh tham dự kỳ thi TestAs tháng 5 thì sẽ thi theo đề khối kỹ thuật, không yêu cầu thí sinh dự thi môn năng khiếu. Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia có thể sử dụng kết quả thi môn này từ trường khác để xét tuyển (khối V00, V02).
Theo thanhnien
Các trường đại học chạy đua tuyển sinh sớm
Dù còn lâu nữa mới bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2020 nhưng thời điểm này, hàng chục trường ĐH lớn ở khu vực phía Nam đã công bố phương án tuyển sinh.
Ảnh minh họa
Mới đây, ĐHQG TP HCM đã công bố kế hoạch tuyển sinh. Đáng chú ý là chỉ tiêu dành cho thí sinh đậu vào trường này theo phương án thi năng lực tăng lên. Thậm chí trường này còn tổ chức nhiều kỳ thi năng lực để chọn lựa thí sinh. Dự kiến, sẽ có tới 50% số chỉ tiêu năm học 2020-2021 của trường này (gồm nhiều trường thành viên khác nhau) được xét tuyển qua kỳ thi năng lực. So với khoảng 3-4 năm trước, việc các thí sinh có điểm thi THPT quốc gia cao đã không còn là ưu tiên được xét tuyển vào ĐH nữa. Đặc biệt hơn nữa, có tới vài chục trường ĐH khác ở khu vực phía Nam gồm TP HCM hay các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng kết quả bài thi năng lực của ĐHQG TP HCM để làm phương án xét tuyển. Nghĩa là, các thí sinh không cần điểm thi THPT cao nhưng nếu có điểm thi năng lực cao thì vẫn dễ dàng vào được nhiều trường ĐH. Nhưng không chỉ có ĐHQG TP HCM mà nhiều trường khác như ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Quốc tế Hồng Bàng... cũng cho biết sẽ sử dụng các kỳ thi năng lực cho trường tự tổ chức để chọn lựa thí sinh.
Ngoài việc đẩy mạnh việc tuyển sinh bằng phương án sử dụng điểm thi năng lực, theo công bố của nhiều trường thì năm học 2020-2021 các phương án tuyển sinh khác như sử dụng học bạ, tổ hợp hỗn hợp các điểm thi, điểm học bạ... cũng được sử dụng nhiều.
Có thể nói, việc các trường nghiêng về lựa chọn riêng, tự sử dụng các kỳ thi cũng như phương thức riêng mình để lựa chọn thí sinh đang là xu thế mới. Đây là một ưu điểm nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm, nhất là chất lượng và tính công bằng, không tiêu cực trong việc thi và chấm bài thi năng lực.
Theo kế hoạch, kỳ thi THPT quốc gia 2020 là kỳ thi "2 trong 1" khi kết quả các môn thi của nó được các trường ĐH sử dụng làm số liệu xét tuyển ĐH, CĐ. Các Sở GDĐT địa phương sử dụng xét tuyển tốt nghiệp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó vấn nạn tiêu cực và nội dung đề thi không phân loại được các lớp (trung bình, khá, giỏi...) thí sinh khiến cho kết quả điểm thi THPT đã không còn nhiều giá trị. Tất nhiên, các thí sinh vẫn buộc phải ôn thi để có kết quả tốt trong kỳ thi THPT này nhưng đây không phải là lựa chọn duy nhất. Dù không có điểm cao ở kỳ thi THPT này nhưng các em có điểm cao trong kỳ thi năng lực do các trường ĐH đưa ra thì vẫn dễ dàng đậu vào trường ĐH mình mong muốn.
Một chuyên gia giáo dục cho biết, sau gần chục năm tổ chức, kỳ thi THPT Quốc gia đã bộc lộ khá nhiều hạn chế. Nhiều trường ĐH không tin tưởng vào kết quả điểm thi khi có nhiều khâu có thể xảy ra tiêu cực. Nó dẫn tới tình trạng thí sinh điểm cao nhưng năng lực thực sự lại thấp. Vì thế, để đảm bảo chất lượng đầu vào (là thương hiệu của riêng trường), nhiều trường ĐH đã tự tổ chức các kỳ thi nhằm tìm kiếm các thí sinh phù hợp. Một số trường chưa đủ năng lực tổ chức kỳ thi đã sử dụng kết quả thi năng lực của trường khác, thay vì kết quả là điểm thi THPT...
Đoàn Xá
Theo daidoanket
Thi đánh giá năng lực có thật hiệu quả? Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều lần nhắc nhở các trường ĐH không thể dựa mãi vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Tuy nhiên, các trường tổ chức thi riêng có thực sự đạt được mục đích? Các trường ĐH phải làm gì để thoát tình trạng hụt hẫng khi không thể dựa vào điểm...