Lưu ý tác dụng phụ khi dùng thuốc trị mất ngủ
Khi bị mất ngủ sẽ rất mệt mỏi vào ngày hôm sau. Do đó người mất ngủ kéo dài thường tìm đến các phương pháp giúp ngủ ngon, trong đó có giải pháp dùng thuốc ngủ.
Tuy nhiên việc dùng thuốc ngủ khá phức tạp…
1. Những nguy cơ khi bị mất ngủ
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến hiện nay. Người bị mất ngủ sẽ khó vào giấc, ngủ không sâu/khó duy trì giấc ngủ… Ngủ đủ giấc là rất quan trọng đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
Khi mất ngủ, người bệnh sẽ gặp phải các nguy cơ:
- Tăng nguy cơ gặp tai nạn do lái xe trong trạng thái buồn ngủ; thiếu tập trung trong công việc.
- Suy giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư: Thiếu ngủ kéo dài có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch đồng thời còn làm giảm hoạt động của các tế bào giết tự nhiên và làm tăng 36% nguy cơ ung thư đại trực tràng.
- Gây các rối loạn tâm lý, tâm thần: Thiếu ngủ một đêm sẽ khiến cơ thể ủ rũ và cáu kỉnh vào ngày hôm sau. Người mất ngủ mạn tính có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm hay lo âu. Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường: Các nghiên cứu cho thấy những người thường ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường gấp 3 lần so với người ngủ đủ giấc.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Thiếu ngủ kéo dài có liên quan đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tăng nồng độ các chất liên quan đến quá trình viêm. Từ đó làm tăng gánh nặng cho tim và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Mất ngủ sẽ gây mệt mỏi, mất tập trung vào ngày hôm sau.
2. Các loại thuốc trị mất ngủ
Các nhóm thuốc ngủ thường gặp bao gồm:
Video đang HOT
- Nhóm benzodiazepines: Là loại thuốc an thần gây ngủ khá quen thuộc. Các hoạt chất thuốc thường dùng là diazepam, bromazepam, clonazepam…
- Nhóm barbiturate: Là các thuốc phenobarbital (gardenal), pentobarbital (nembutal). Loại thuốc này hiện nay ít được dùng để an thần, gây ngủ do có nhiều tác dụng không mong muốn hơn.
- Thuốc ngủ “Z - drugs”: Là các thuốc zolpidem (stilnox, ambien), eszopiclone (lunesta), zaleplon (sonata). Đây là loại thuốc được ưa dùng trong rối loạn giấc ngủ nhờ tác dụng gây ngủ êm dịu và ít khi xảy ra nhờn thuốc và hội chứng cai thuốc khi ngừng thuốc.
- T huốc kháng histamine H1 : Hai loại thuốc kháng histamine như promethazine và diphenhydramin có tác dụng an thần đáng kể nên có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc và ngủ chập chờn. Chính vì thế trong một số trường hợp còn được dùng để điều trị chứng mất ngủ.
- T huốc chống trầm cảm gây ngủ: Một số thuốc trong nhóm này như amitriptylin, sertraline….
Ngoài các thuốc tây y, thì một số sản phẩm từ thảo dược cũng có khả năng chữa mất ngủ như:
- R otudin: Được chiết xuất từ lá vông nem chữa chứng mất ngủ. Lá vông nem có tác dụng gây ngủ, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, trấn tĩnh và ức chế hệ thần kinh trung ương. Mặc dù là sản phẩm chiết xuất từ lá vông nem, nhưng rotudin cũng là thuốc qua kê đơn.
- C ây lạc tiê n: Sử dụng thảo dược này có thể giúp ngủ ngon, giảm tình trạng giấc ngủ đến muộn, ngủ không sâu giấc và thường xuyên thức giấc giữa đêm.
3. Thận trọng cần ghi nhớ khi dùng thuốc ngủ
- Ở liều dùng phù hợp, thuốc ngủ có thể mang lại lợi ích trên những người bị lo âu, căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ kéo dài. Tuy nhiên, do thuốc ngủ có nhiều loại và dùng cho những chứng mất ngủ khác nhau, nên việc lựa chọn thuốc cho từng trường hợp cũng khác nhau. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc trị mất ngủ.
- Hầu hết các loại thuốc ngủ đều có những tác dụng phụ đáng kể, nên trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần đi khám tại chuyên khoa thần kinh hoặc tâm thần. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi và hại của việc dùng thuốc rồi mới kê đơn.
Hâu hết các thuốc ngủ đều gây ra tác dụng phụ khá nghiêm trọng, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Các tác dụng phụ của thuốc có thể gặp như:
- Nhóm b enzodiazepines : Gây cảm giác uể oải mệt mỏi vào ngày hôm sau, khả năng phối hợp kém; cảm giác hoang mang, lo lắng, chán nản; đau đầu, chóng mặt, gây vấn đề rối loạn thị lực…
Hơn nữa, đây là nhóm thuốc có thể gây nghiện, chỉ định sử dụng ngắn, không quá một tuần trong đợt điều trị. Bệnh nhân mất ngủ rất dễ lạm dụng thuốc và sử dụng lâu dài, có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc. Khi đã nghiện thuốc, cần phải có quá trình cai thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu ngừng thuốc thuốc đột ngột có thể dẫn đến tình trạng run, chuột rút và co giật, thậm chí là đe dọa tính mạng. Các triệu chứng cai thuốc cũng khiến bệnh nhân rất khó chịu: Chán nản, vã mồ hôi, khó ngủ…
- Nhóm “Z - drugs”: Thuốc ít tác dụng phụ hơn, tác dụng gây ngủ êm dịu và ít khi xảy ra nhờn thuốc và hội chứng cai khi ngừng thuốc. Nhưng thuốc vẫn gây ra một số triệu chứng khó chịu như: Choáng váng, khô miệng, táo bón… Thuốc vẫn có nguy cơ gây lệ thuộc thuốc do đó không nên tự sử dụng quá 4 tuần và chỉ sử dụng sau khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
- K háng histamine H1: Tác dụng phụ có thể gặp là mệt mỏi, choáng váng, giảm khả năng phối hợp và suy giảm hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra thuốc cũng có thể gây táo bón, mờ mắt, khô miệng và đau đầu.
Trong quá trình dùng thuốc ngủ, tuyệt đối không được uống rượu vì nguy cơ tương tác thuốc – rượu và nguy cơ làm tăng tác dụng bất lợi của thuốc.
Lợi ích sức khỏe của chất chống oxy hóa trong cà phê
Có nhiều quan điểm khác nhau về cà phê, có ý kiến cho rằng cà phê tốt cho sức khỏe và cung cấp năng lượng, trong khi một số người cho rằng nó gây nghiện và có hại.
Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho biết chất oxy hóa trong cà phê có lợi cho sức khỏe.
Cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh gan và bệnh Alzheimer. Nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của cà phê có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Các nghiên cứu cho thấy cà phê là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống của con người.
Cơ thể thường bị các gốc tự do tấn công, có thể làm hỏng các phân tử quan trọng như protein và DNA. Chất chống oxy hóa góp phần vô hiệu hóa các gốc tự do, ngừa lão hóa và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật một phần do stress oxy hóa, bao gồm cả ung thư.
Cà phê đặc biệt giàu một số chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bao gồm acid hydrocinnamic và polyphenol. Acid hydrocinnamic rất hiệu quả trong việc trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa stress oxy hóa. Hơn nữa, polyphenol trong cà phê có thể ngăn ngừa một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư và đái tháo đường type 2.
1. Cà phê chứa một số chất dinh dưỡng và có hàm lượng chất chống oxy hóa cao
Nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của cà phê có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Một tách cà phê 240 ml thông thường chứa:
Vitamin B2 (riboflavin): 11% DV (giá trị hàng ngày)Vitamin B5 (acid pantothenic): 6% DVVitamin B1 (thiamine): 2% trong số DVVitamin B3 (niacin): 2% DVFolate: 1% DVMangan: 3% DVKali: 3% DVMagie: 2% DVPhốt pho: 1% DV
Con số này có vẻ không nhiều nhưng hãy thử nhân nó với số cốc cà phê tiêu thụ mỗi ngày - nó có thể bổ sung một phần đáng kể vào lượng chất dinh dưỡng hàng ngày. Nhiều người tiêu thụ khoảng 1 - 2g chất chống oxy hóa mỗi ngày, chủ yếu từ đồ uống như cà phê và trà.
Đồ uống là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn hơn nhiều trong chế độ ăn uống so với thực phẩm. Trên thực tế, 79% chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống đến từ đồ uống, trong khi chỉ 21% đến từ thực phẩm. Đó là bởi vì mọi người có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ uống giàu chất chống oxy hóa hơn là thực phẩm.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã xem xét hàm lượng chất chống oxy hóa trong các loại thực phẩm khác nhau theo khẩu phần.
Cà phê đứng thứ 11 trong danh sách sau một số loại quả mọng. Tuy nhiên, vì nhiều người ăn ít quả mọng nhưng uống nhiều tách cà phê mỗi ngày nên tổng lượng chất chống oxy hóa do cà phê cung cấp vượt xa quả mọng mặc dù quả mọng có thể chứa lượng lớn hơn trong mỗi khẩu phần.
Trong các nghiên cứu của Na Uy và Phần Lan, cà phê được chứng minh là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất cung cấp khoảng 64% tổng lượng chất chống oxy hóa cho mọi người. Trong những nghiên cứu này, lượng cà phê trung bình tiêu thụ là 450 - 600ml mỗi ngày hoặc từ 2 - 4 cốc.
Ngoài ra, các nghiên cứu từ Tây Ban Nha, Nhật Bản, Ba Lan và Pháp kết luận rằng cà phê cho đến nay là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống.
2. Chất chống oxy hóa trong cà phê liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh
Cà phê là nguồn cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa.
Cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh. Những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 thấp hơn 23 - 50%. Mỗi cốc hàng ngày có liên quan đến việc giảm 7% rủi ro.
Cà phê dường như cũng rất có lợi cho gan, vì những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh xơ gan thấp hơn nhiều. Hơn nữa, nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan và đại trực tràng, đồng thời một số nghiên cứu đã quan sát thấy nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ giảm.
Uống cà phê thường xuyên cũng có thể làm giảm 32 - 65% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê cũng có thể có lợi cho các khía cạnh khác của sức khỏe tâm thần. Phụ nữ uống cà phê ít có khả năng bị trầm cảm. Hơn nữa, uống cà phê có liên quan đến việc kéo dài tuổi thọ và giảm tới 20 - 30% nguy cơ tử vong sớm.
Cần lưu ý, hầu hết các nghiên cứu này đều mang tính quan sát. Họ không thể chứng minh rằng cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh, chỉ có điều những người uống cà phê ít mắc các bệnh này hơn.
Có nhiều loại chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống và cà phê là nguồn cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa đó. Tuy nhiên, nó không cung cấp các chất chống oxy hóa giống như các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây và rau quả. Vì vậy mặc dù cà phê có thể là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống nhưng cần bổ sung đa dạng các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa. Để có sức khỏe tối ưu, tốt nhất nên bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và hợp chất thực vật từ nhiều nguồn khác nhau.
Mướp đắng rất bổ dưỡng nhưng không nên ăn cùng những thực phẩm này Mướp đắng là loại rau củ tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên có một số thực phẩm được khuyến cáo không nên ăn cùng mướp đắng. Quả mướp đắng từ lâu đã là nguyên liệu được nhiều chị em nội trợ yêu thích vì có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, có hương vị hấp dẫn. Ngoài ra mướp đắng cũng...