Lưu ý rèn kỹ năng làm bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT
Cô Trần Thị Thanh Trang – Trường THPT Chi Lăng, An Giang – cho biết: Theo đặc thù môn Ngữ văn, tính phân hóa trong đề thi minh họa thể hiện không rõ ràng ở số câu hỏi mà nằm ở kỹ năng viết, kỹ năng làm bài của học sinh.
Ảnh minh họa/internet
Vì vậy, bên cạnh ôn tập lý thuyết, giáo viên cũng phải rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh.
Nhận định với đề thi tham khảo như Bộ GD&ĐT đã công bố, công tác dạy và học của giáo viên, học sinh trở nên nhẹ nhàng hơn, cô Trần Thị Thanh Trang lưu ý học sinh, để làm tốt phần đọc hiểu, học sinh cần nắm vững kiến thức lý thuyết liên quan; thường xuyên làm các bài tập vận dụng.
Video đang HOT
Phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, thí sinh cần nắm kỹ năng viết đoạn, tìm ý, triển khai ý, cách khai thác thác dẫn chứng,…
Phần bài văn nghị luận văn học, học sinh cần nắm kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, nghệ thuật mỗi bài. Trong các tiết ôn tập, giáo viên nên dành nhiều thời gian để rèn luyện kỹ năng viết bài văn cho học sinh.
Chia sẻ kinh nghiệm về dạy học, ôn tập với môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2020, cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Trường THPT Võ Thành Trinh, An Giang cho biết mình tập trung hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức đọc hiểu, làm văn. Cùng với đó, rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và nghị luận Văn học. Giao bài tập về nhà, gồm bài tập đọc -hiểu; lập dàn ý cho các dạng đề nghị luận.
“Các thầy cô trong tổ soạn hệ thống bài tập để ôn tập cho học sinh. Thực hiện kiểm tra thường xuyên trong quá trình ôn tập. Việc ôn tập cần tổ chức với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn học sinh, ví dụ như hái hoa học tập trên lớp hoặc dưới cờ (nếu có)” – cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung chia sẻ thêm.
Lưu ý học sinh, cô Trang cho rằng, cần nắm kiến thức của Tiếng Việt; biết cách phân tích và nhận dạng đề. Đồng thời, nắm kỹ dàn ý của nghị luận xã hội: nghị luận về tư tưởng đạo lí, Nghị luận về hiện tượng đời sống.
Học sinh cũng nắm thật kỹ các dạng đề khác nhau của nghị luận văn học. Thường xuyên làm bài tập và giải đề. Đối với học sinh trung bình- yếu, cần tăng cường trả bài, có thể trả bài theo hình thức đôi bạn cùng tiến, giáo viên trả bài giấy…
“Khi làm bài, điều tối quan trọng là thí sinh cần đọc kĩ và phân tích đề trước khi làm bài. Việc thuộc các đoạn thơ, bài thơ, thuộc các dẫn chứng (văn xuôi) là lợi thế quan trọng. Đọc và tìm kiếm những tư liệu liên quan để dẫn chứng cho bài làm cũng là nội dung thí sinh cần lưu ý” – cô Tuyết Nhung cho hay.
Với mục đích xét tốt nghiệp, đề thi nên như thế nào?
Do kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 chỉ để xét tốt nghiệp nên Bộ GD-ĐT sẽ công bố đề thi minh họa lần 2 trong năm nay, thay thế cho đề thi minh họa vừa công bố mới đây.
Thí sinh tại TP.HCM tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 - NGỌC DƯƠNG
Lãnh đạo Bộ cũng cho biết đề thi lần này sẽ rút ngắn thời gian làm bài, giảm số câu hỏi, giảm độ khó, nhưng vẫn phân loại được thí sinh...
Chúng tôi thấy hơi băn khoăn vì khi độ khó của đề giảm xuống, thời gian và số lượng câu hỏi giảm xuống, có thật dễ dàng phân loại thí sinh? Hơn nữa, đối với môn thi tổ hợp (tích hợp 3 môn trong một bài làm, lấy 1 đầu điểm) thì với cách giảm trên, sẽ rất khó đánh giá được kiến thức một cách cơ bản của các môn (tự nhiên, xã hội) tích hợp trong đó. Vì vậy, Bộ nên cân nhắc để hài hòa những điểm này.
Đối với môn ngữ văn, chúng tôi kiến nghị Bộ nên xây dựng đề minh họa theo hướng sau: Về thời gian làm bài, đề thi nên giữ nguyên 120 phút như cũ, tương đương thời gian đề thi tốt nghiệp năm 2014. Về cấu trúc, đề thi nên giảm câu 1 (viết đoạn văn ngắn, khoảng 200 chữ) của phần làm văn. Đưa yêu cầu câu này lên thành câu hỏi 4 của phần đọc hiểu văn bản.
Theo đó, cấu trúc đề thi nên như sau: Phần một, đọc hiểu văn bản (4 điểm), gồm 4 câu hỏi. Từ câu 1 đến câu 3 (3 điểm) nhằm đánh giá kỹ năng đọc hiểu như đề thi cũ. Câu 4 viết đoạn văn ngắn bày tỏ cảm nhận/suy nghĩ theo một yêu cầu nhất định. Ở phần hai, nghị luận văn học (6 điểm), câu hỏi nên có 2 vế: Vế đầu yêu cầu cơ bản (5 điểm); vế sau là phần nâng cao (1 điểm), câu hỏi này nhằm phân loại thí sinh, tạo hứng thú cho thí sinh khi làm bài.
Trần Ngọc Tuấn
ĐH Đà Nẵng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, Học viện Ngoại giao xét tuyển IELTS 6.5 3 phương thức xét tuyển năm 2020 của Học viện Ngoại giao, ĐH Đà Nẵng công bố 3 điểm mới trong công tác tuyển sinh năm học mới, đó là những sự kiện "nóng hổi" có trong bản tin tuyển sinh 18/5. 3 phương thức tuyển sinh của Học viện Ngoại giao năm 2020 Năm nay, Học viện Ngoại giao xét tuyển trên...