Lưu ý quan trọng với phụ huynh có con vào lớp 1 năm 2020, năm đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới
Bắt đầu từ năm 2020, Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được áp dụng cho học sinh lớp 1 với một số thay đổi lớn.
Theo lộ trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng như sau:
Năm học 2020-2021 đối với lớp 1
Năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6
Năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 sẽ bắt đầu áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10
Năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11
Năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Như vậy, năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 sẽ bắt đầu áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các trường sẽ tự chọn bộ sách giáo khoa
Ngày 21/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, có 32 bản thảo sách giáo khoa của 3 nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản ĐHSP TP.HCM và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Video đang HOT
Từ năm học 2020, các trường sẽ tự chọn SGK.
Các địa phương sẽ tiến hành quy trình chọn SGK để giảng dạy bắt đầu từ năm học 2020. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không quy định mỗi một tỉnh, thành phố chỉ chọn một bộ sách giáo khoa rồi sử dụng trong toàn tỉnh mà hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học. Căn cứ vào điều kiện của địa phương, UBND tỉnh xây dựng các tiêu chí để lựa chọn được sách giáo khoa phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức dạy học tại địa phương mình.
Dự kiến các sách giáo khoa mới sẽ có giá cao hơn so với sách hiện hành.
Các môn học ít hơn
Nếu như trước đây học sinh lớp 1 phải học đến 10 môn thì trong chương trình giáo dục mới, các em sẽ phải học 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Cụ thể:
Cấp Tiểu học
- Các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.
- Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2).
- Môn học mới: Tin học và Công nghệ.
Học sinh được giảm số môn học nhưng lại tăng tiết học. Chương trình áp dụng cho học sinh tiểu học được quy định cứng là 2.838 giờ, trong khi chương trình hiện hành học sinh học 2.353 giờ (tăng 485 giờ). Điều này được lý giải, so với chương trình hiện hành, học sinh tiểu học áp dụng chương trình mới trên toàn quốc sẽ được học 2 buổi/ngày.
Trong chương trình mới, thời lượng môn giáo dục thể chất bậc tiểu học tăng lên 35 tiết so với hiện nay.
Học 2 buổi/ngày
Chương trình mới thống nhất thực hiện dạy học 02 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 07 tiết học; mỗi tiết học 35 phút; có điều kiện tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí nhiều hơn.
Ngoài ra, còn được thiết kế theo hướng mở và trao quyền chủ động cho nhà trường, cho chính giáo viên. Thầy cô giáo sẽ có quyền trong việc xây dựng kế hoạch dạy học với mục tiêu là dạy học phát triển năng lực cho học sinh.
Những trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giảm kiến thức lý thuyết
Chương trình hiện nay thiên về trang bị kiến thức, do đó chứa đựng nhiều nội dung hàn lâm, không phù hợp và không thiết thực đối với học sinh. Chương trình mới lấy việc phát triển phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh làm mục tiêu, lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp và giảm bớt đáng kể kiến thức kinh viện, làm cho bài học nhẹ nhàng hơn.
Ngay từ lớp 1, học sinh sẽ được học về các hoạt động trải nghiệm, và đây được coi là một hoạt động giáo dục bắt buộc. Cụ thể, học sinh được học một số việc tự chăm sóc bản thân; Sắp xếp nhà cửa gọn gàng; Làm quen với bạn mới; Thiết lập mối quan hệ với hàng xóm…
Theo Helino
Thay đổi đối tượng lựa chọn SGK: Lo xáo trộn, lãng phí
Nhà trường, giáo viên được quyền lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong năm đầu tiên triển khai Chương trình Giáo dục Phổ thông mới. Bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi, việc lựa chọn SGK thuộc UBND tỉnh khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực.
Theo các nhà quản lý giáo dục, điều này sẽ gây xáo trộn cho giáo viên, học sinh và lãng phí sách.
Giáo viên, chuyên gia cho rằng việc lựa chọn SGK nên giao cho giáo viên. Ảnh: Ngọc Châu
Giáo viên sốt ruột chờ bản mẫu SGK
Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên Trường tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) có 15 năm dạy lớp 1 cho rằng, giáo viên mới là người hiểu SGK thế nào, phù hợp với học sinh hay không, học sinh thích cách trình bày nào. Nếu được lựa chọn, cô sẽ nghiên cứu 5 bộ sách và đưa ra nhận xét từng bộ để ban giám hiệu lựa chọn. Mọi băn khoăn, khúc mắc giáo viên sẽ trực tiếp trao đổi với tác giả trong quá trình tập huấn.
Tuy nhiên, cô Huyền cũng bày tỏ sự lo lắng khi đến thời điểm này, giáo viên dạy lớp 1 chưa được tiếp cận bản mẫu. Trong năm tới việc chọn SGK lại giao cho UBND tỉnh/TP, có thể sẽ nảy sinh nhiều bất cập cho giáo viên vì sẽ phải tập huấn lại từ đầu.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho rằng, Bộ GD&ĐT nên có hướng dẫn sớm để các trường chủ động trong lựa chọn SGK và việc năm nay trường chọn, năm sau tỉnh chọn SGK sẽ gây ra bất cập, lãng phí. "Học sinh năm sau không học được sách của học sinh năm trước.
Bộ GD&ĐT cho rằng, kể cả UBND tỉnh chọn và hướng dẫn sẽ có sự kế thừa, tôn trọng ý kiến các trường. Nhưng tôn trọng làm sao khi địa phương rộng, mỗi trường chọn một kiểu để dạy?", vị này đặt câu hỏi. Vì thế, bà mong nên có sự thống nhất ngay từ chủ trương, không nên đẩy thế khó cho nhà trường, giáo viên và học sinh.
Có thể xảy ra tiêu cực
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ quan điểm, trong cùng một địa phương không nhất thiết chỉ chọn 1 bộ sách, căn cứ tình hình thực tế, có thể chọn 2-3 bộ phù hợp. Đồng thời, việc lựa chọn SGK nên có sự thống nhất ngay từ đầu, nếu giao cho các trường thì tính tự chủ của các trường sẽ lớn hơn còn giao UBND tỉnh/TP thì phải lấy ý kiến rộng rãi từ cơ sở.
"Trong Luật Giáo dục sửa đổi quy định "UBND các tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK chứ không phải quyết định lựa chọn". Do đó, sau một năm thực hiện, UBND có thể làm văn bản giao quyền, hướng dẫn các trường tự lựa chọn bộ sách phù hợp. Thực hiện như thế sẽ phù hợp hơn, không nên để xảy ra chuyện năm nay quyết một đằng năm sau chọn nẻo khác", GS Nguyễn Minh Thuyết
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, nếu năm nay việc lựa chọn SGK thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, sang năm lại thực hiện theo Luật Giáo dục sửa đổi không cẩn thận sẽ gây xáo trộn trong các trường học. Theo ông Khuyến, một chương trình chỉ có 5 bộ sách vẫn là hơi ít để lựa chọn. Sắp tới, Bộ GD&ĐT nên tập trung hướng dẫn tiêu chí lựa chọn các bộ sách như thế nào.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông mới cho rằng, để nảy sinh những băn khoăn như hiện nay về lựa chọn SGK có phần trách nhiệm của Quốc hội. "Nghị quyết 88 ra đời năm 2014, lúc đó có thể Quốc hội khoá 13 đã bàn và dự kiến giao cho nhà trường, giáo viên lựa chọn. Khi đó, các đại biểu bàn, thống nhất việc giao cho các nhà trường sẽ khách quan hơn, hạn chế được tiêu cực.
Tuy nhiên, đến Quốc hội khoá này bàn thảo lại vấn đề chọn SGK và đi đến ý kiến khác là giao cho UBND tỉnh trái với Quốc hội khoá trước. Đây là điều đáng tiếc", ông Thuyết nhìn nhận.
GS Thuyết cho rằng, khi có nhiều bộ SGK, có thể nảy sinh chuyện "đi đêm", "cạnh tranh không lành mạnh" giữa các NXB. Vì vậy, cơ quan quan lý nhà nước cần cầm trịch việc này để đảm bảo yếu tố khách quan. Điều quan trọng nữa là giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK, không chọn cảm tính hay chịu một yếu tố tác động nào.
Theo Tiền phong
Các trường sẽ chọn sách giáo khoa lớp 1 mới ra sao? Việc chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 sẽ do các trường học quyết định; đến năm học sau, thẩm quyền lựa chọn này mới thuộc về UBND các tỉnh. Đây là nội dung khác với những thông tin mà Bộ GD-ĐT cung cấp tại cuộc họp báo về SGK mới ngày 22/1 (mà theo đó thì UBND cấp tỉnh quyết...