Lưu ý quan trọng khi tuyển sinh vào các trường công an
Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (CAND) vừa có thông tin tuyển sinh mới nhất vào các trường CAND 2018, trong đó có lưu ý về độ tuổi và sức khỏe.
Ảnh minh họa/internet
Giới hạn về độ tuổi
Thực hiện theo quy định của Bộ Công an, đối tượng tuyển sinh như sau: Đối với cán bộ, chiến sỹ Công an trong biên chế, không quá 30 tuổi (tính đến năm dự thi).
Đối với học sinh Trung học phổ thông không quá 20 tuổi, học sinh người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi (tính đến năm dự tuyển). Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong CAND có thời gian phục vụ từ đủ 24 tháng trở lên (tính đến tháng dự tuyển), không quy định độ tuổi.
Đồng thời, công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia CAND hoặc hoàn thành nghĩa vụ quân sự được dự thi thêm một lần trong thời gian 12 tháng kể từ ngày có quyết định xuất ngũ đến ngày dự tuyển (thời gian dự tuyển là thời gian đăng ký sơ tuyển, tháng 2-3/2018), không quy định độ tuổi.
Video đang HOT
Về trình độ văn hóa, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, trong các năm học THPT hoặc tương đương đạt học lực trung bình trở lên theo kết luận tại học bạ. Không sơ tuyển học sinh lưu ban trong các năm học THPT và tương đương.
Trong những năm học trung học phổ thông đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên; tiêu chuẩn chính trị đảm bảo theo quy định hiện hành của Bộ Công an đối với việc tuyển người vào lực lượng CAND.
Đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong CAND, công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia CAND, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thời gian tại ngũ, hàng năm đều hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên. Chỉ những thí sinh đảm bảo tiêu chuẩn về chính trị mới được nhập học vào các trường CAND. Không giải quyết nhập học đối với các thí sinh vi phạm cam đoan trong lý lịch tự khai.
Tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sức khỏe
Tiêu chuẩn sức khỏe: Thực hiện theo tiêu chuẩn ban hành tại Hướng dẫn số 3026/H41- H50 ngày 20/10/2017 của Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật về khám thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND năm 2018, riêng chỉ số BMI của thí sinh phải đạt từ 17.9 (đối với nam), 18.02 (đối với nữ) đến dưới 30 (đối với cả nam và nữ).
Thí sinh bị cận thị được đăng ký dự tuyển vào các trường CAND phải cam kết chữa trị khỏi khi trúng tuyển. Các tiêu chuẩn cơ bản như: Chiều cao: từ 162 cm (đối với nam), 158 cm (đối với nữ) đến dưới 195cm; Cân nặng: từ 47kg trở lên (đối với nam), từ 45kg trở lên đối với nữ.
Không nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy; màu và dạng tóc bình thường; không bị rối loạn sắc tố da; không có vết trổ (xăm) trên da, kể cả phun xăm trên da; không bấm lỗ tai, lỗ mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức (riêng đối với thí sinh nữ có bấm lỗ tai vẫn cho sơ tuyển); không mắc các bệnh mãn tính, bệnh xã hội; không có sẹo lồi co kéo vị trí vùng đầu, mặt và các vùng da hở.
Việc tuyển học sinh nữ vào các trường CAND được thực hiện theo chỉ tiêu riêng với tỷ lệ 10% tổng chỉ tiêu ở từng trường theo từng ngành học; không hạn chế tỷ lệ nữ sơ tuyển, đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp. Học sinh phổ thông chưa kết hôn, chưa có con đẻ.
Theo giaoducthoidai.vn
Tuyển lái tàu: Thiếu tinh hoàn, sa tử cung sẽ bị loại
Nam và nữ giới nếu muốn trúng tuyển lái tàu, phụ tàu sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe về hệ sinh dục, tiết niệu khá kì lạ.
Dự thảo thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp lái tàu được Bộ Y tế đưa ra lấy ý kiến đến hết ngày 15-5-2018 đòi hỏi người lái tàu phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn sức khỏe, trong đó có nhiều chi tiết khiến người dân không khỏi thắc mắc vì có yếu tố lạ.
Thông tư này quy định về: Tiêu chuẩn sức khỏe cho các đối tượng khi tuyển dụng vào làm nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; Tiêu chuẩn sức khỏe khi khám sức khỏe định kỳ của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng và quy định về điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khám sức khỏe tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên đường sắt sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.
Đồng thời thông tư này áp dụng đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (sau đây gọi là nhân viên đường sắt), người sử dụng nhân viên đường sắt, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khám sức khỏe cho nhân viên đường sắt và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó quy định này hướng dẫn khám sức khỏe ở 13 mục bao gồm ngoại hình, u các loại, nội tiết chuyển hóa, ngoài da hoa liễu, hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, mắt, mũi... và hệ tiết niệu sinh dục..
Tiêu chuẩn ở hệ tiêu hóa quy định cả nam lẫn nữ lái tàu từ khi khám tuyển đến khám đăng ký đều không mắc bệnh trĩ, các bệnh như rò hậu môn, nứt hậu môn, điều trị nhưng không khỏi, trĩ ngoại độ II, III, trĩ nội đã điều trị nay tái phát nếu có sẽ không đủ tiêu chuẩn.
Điều gây ra thắc mắc nhiều hơn trong dư thảo quy định này là yêu cầu khám tuyển đầu vào lái tàu, phụ lái tàu.. về hệ tiết niệu sinh dục. Cụ thể nếu là nam mắc trường hợp bị tràn dịch màng tinh hoàn, bệnh đường niệu đạo - dương vật phải can thiệp phẫu thuật, thiếu tinh hoàn hoặc thiếu tinh hoàn ẩn sẽ bị loại.
Với nữ, các trường hợp viêm cạnh tử cung, viêm mạn tính vòi trứng điều trị không kết quả cũng không được chấp thuận.
Với các nhân viên đường sắt ở chức danh kể trên đã được tuyển dụng, khi khám định kỳ phát hiện mắc các bệnh này cũng được coi là không đủ điều kiện.
Dự thảo này cũng cho biết với nhân viên gác đường ngang, nhân viên gác cầu chung, nhân viên tuần đường, dự thảo này cũng cho hay người bị bệnh gout, thừa cân béo phì (chỉ số khối cơ thể trên 25) là thuộc nhóm không đủ tiêu chuẩn sức khỏe.
Được biết dự thảo quy định này do Bộ Y tế chủ trì xây dựng, đây là dự thảo lần 1, dự kiến được đưa ra họp lấy ý kiến vào đầu tuần tới.
Theo Hà Phượng (PLO)
Mẹ chồng tôi chưa bao giờ nấu đồ ăn tươi cho cháu Bà đoi danh chăm chau nhưng nâu rât măn, đô ăn đêu la đô thưa, chưa bao giơ la đô tươi. ảnh minh họa Đoc bai "Bô chông không muốn tôi vê ăn Têt năm nay", co môt khia canh ma chuyên gia noi vê tinh yêu vi ky qua mưc, tôi muôn noi đên chuyên cua minh. Tôi 29 tuôi, sinh sống...