Lưu ý những vi phạm liên quan “công nghệ thấp”
Bên cạnh các vi phạm quy chế thi cử liên quan đến yếu tố công nghệ cao, những vi phạm mang tính truyền thống (phao thi…) hay ném lời giải từ ngoài vào phòng thi (với điểm thi gần đường, nhà dân) luôn được các trường lưu tâm.
Cán bộ, giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng tham gia phục vụ công tác thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: NTCC
Công nghệ thủ công
Nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực coi thi và thanh tra thi, ThS Trần Thị Nguyệt Sương (Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Trường ĐH Tôn Đức Thắng TPHCM – TDTU) cho rằng: Vi phạm liên quan đến “công nghệ thấp” (phao, ghi vào tay…) của thí sinh vẫn là vấn đề các giám thị cần lưu ý.
“Thí sinh có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: Viết giấy nhỏ, viết lên tay, lên thước, nắp máy tính. Việc thí sinh vi phạm hay không phụ thuộc vào khâu phổ biến quy chế, làm việc kỹ với thí sinh, kiểm tra đầu vào cẩn thận trước khi cho thí sinh vào phòng thi; thông báo với thí sinh các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý ở mức độ nào. Như ở TDTU, sinh viên đem tài liệu vào phòng thi dưới bất kỳ hình thức nào sẽ bị đình chỉ thi môn đó đồng thời đưa ra hội đồng kỷ luật sinh viên ở mức cảnh cáo”, ThS Sương chia sẻ.
Theo ông Đinh Hồng Vân – Phụ trách Ban Khảo thí Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM (HUFLIT), trong quá trình coi thi còn phát hiện trường hợp thí sinh viết kiến thức cần nhớ ra mặt sau máy tính bằng bút chì, giấu phao trong ruột bút, thậm chí viết trên móng tay…
“Việc viết kiến thức cần nhớ ra mặt sau máy tính bằng bút chì là cách làm truyền thống nhưng được nhiều người đánh giá hiệu quả. Khi học sinh sử dụng phương pháp này, giám thị phải nhìn rất kĩ mới có thể phát hiện được nội dung”, ông Đinh Hồng Vân nhận định.
Theo ông Vân, viết công thức lên móng tay tuy khó nhưng vẫn xảy ra. Một số thí sinh sử dụng cách này để ghi các công thức toán, lý, hóa. Hay giấu phao trong ruột bút là một phương pháp được cho là truyền thống và thịnh hành nhất. Giấu phao trong bút cũng có nhiều biến thể phức tạp. Nhiều người còn chế tạo ra cách để có thể rút ruột phao ra ngoài dễ dàng rồi lại cuốn lại ngay ngắn.
Video đang HOT
Ngoài ra theo một số cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm coi thi, chống tiêu cực trong thi cử cần chú ý tới lực lượng giám thị coi thi. Bởi phần lớn giáo viên THPT coi thi chéo nhưng vẫn trên “sân nhà” nên dễ có tình trạng gửi gắm hay dễ dãi với thí sinh.
ThS Nguyễn Thị Bích Ngọc (Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TPHCM) chia sẻ: “Trong khi gác thi, thỉnh thoảng tôi phát hiện vài trường hợp thí sinh trao đổi, hỏi bài nhau. Một số ít chuẩn bị cả tài liệu photo thu nhỏ để dùng. Với trường hợp trao đổi qua lại tại phòng thi, tôi cũng thông cảm và nhắc nhở để các em không tái phạm. Tuy nhiên, trường hợp dùng tài liệu đã chuẩn bị sẵn, tôi phải lập biên bản theo quy định vì đây là việc các em đã dành thời gian chuẩn bị chứ không phải tự phát. Ngoài ra, một số em viết tài liệu vào một số dụng cụ học tập để dùng. Những trường hợp này không hiếm và cũng dễ qua mắt nếu giám thị không tinh ý”.
Cách gì để phòng chống
Một kỳ thi nghiêm túc, phản ánh đúng thực chất luôn là kỳ vọng của ngành Giáo dục, dư luận. Tuy để phòng ngừa những vi phạm có thể xảy trong kỳ thi liên quan đến các yếu tố “công nghệ thấp”, giám thị coi thi cũng không thể chủ quan.
Theo ThS Trần Thị Nguyệt Sương, Hội đồng thi cần làm kĩ quy trình coi thi, tập huấn chi tiết cho giám thị, tập huấn các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời, hệ thống giám sát giám thị và thí sinh phải phát huy hiệu quả thông qua hoạt động giám sát liên tục các phòng thi, bảo đảm giãn cách giữa các thí sinh, kiểm tra kĩ vật dụng được mang vào phòng thi. Mỗi phòng thi có khoảng 24 thí sinh, giám thị làm việc đúng vị trí của mình, dù các em gian lận như thế nào đi nữa cũng phát hiện được.
“Cách ngăn ngừa khá hiệu quả là chất lượng đề thi, việc thí sinh viết tài liệu mang vào phòng thi do các câu hỏi chỉ ở mức nhớ, biết. Trong khi tập trung mức vận dụng, phân tích, so sánh và sáng tạo, phao chẳng giúp ích gì cho quá trình làm bài” – ThS Trần Thị Nguyệt Sương chia sẻ.
Ở góc độ khác, ông Đinh Hồng Vân cho rằng: Hiện tượng vi phạm quy chế vẫn thường xảy ra đối với các môn thi đề đóng, môn phải học bài thuộc lòng. Do đó, để hạn chế, giám thị cần phổ biến kĩ nội quy thi và mức độ xử lý khi vi phạm để thí sinh biết và có “quyền lựa chọn”. Bên cạnh đó, giám thị cần quan sát, kiểm soát được phòng thi, nhắc nhở khi thấy thí sinh có dấu hiệu muốn vi phạm.
ThS Ngọc cho rằng, giám thị cần nghiêm túc khi kiểm tra thông tin thí sinh, quan sát kĩ và chú ý đến không gian làm bài chung cho tất cả thí sinh. Đề thi ra cần bám sát chương trình học, tránh để các em mất tự tin mà mang theo phao thi. Thầy cô giáo cần nhắc nhở các em không học tủ, học gạo, cũng đừng mang theo những thứ không cho phép vào phòng thi, nhiều trường hợp đã bị kỉ luật và ảnh hưởng tương lai về sau của các em. Phụ huynh cũng không nên quá tạo áp lực bởi các con có thể vì lo sợ bị la mắng vì điểm thấp mà dễ làm điều không đúng.
Để hạn chế gian lận khi thi cử, tôi nghĩ nên kiểm tra kĩ tất cả vật dụng thí sinh mang theo người vào phòng thi, nhất là những em mang theo cả áo khoác. Bên cạnh đó, tâm lý thí sinh khi gian lận cũng không được ổn định, các em sẽ có những hành động khác thường. Giám thị cần chú ý sẽ phát hiện được. – ThS Nguyễn Thị Bích Ngọc
Thi vào lớp 10: Kiến thức vững vàng chưa đủ, 2K5 cần chuẩn bị điều này trước khi vào phòng thi
Bên cạnh việc chuẩn bị kiến thức vững vàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, các sĩ tử 2K5 cũng cần chuẩn bị tâm lý tốt, sức khỏe ổn định và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, đi thi đúng giờ,...
Thi sinh 2K5 cần chuẩn bị sức khỏe, tâm lý vững vàng trước khi đi thi. Ảnh minh họa
Chuẩn bị sức khỏe, tâm lý tốt
Theo các chuyên gia, để hoàn thành tốt kỳ thi diễn ra trong nhiều ngày, thí sinh không chỉ cần trang bị kiến thức tốt mà còn cần chuẩn bị cả về sức khỏe, tâm lý. Yếu tố đặc biệt quan trọng còn ở việc nắm vững quy chế, tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra. Vào thời điểm này thí sinh không nên thức đêm để học bài, nên để đầu óc thoải mái, ngủ sớm.
Trải qua mỗi một môn thí, thi sinh thường dành nhiều thời gian để trao đổi về môn thi cũ dẫn đến tâm lý không tốt cho việc làm bài môn thi tiếp theo. Do đó, làm bài môn thi nào thí sinh nên quên bài môn thi đó và tập trung vào cho môn thi tiếp theo. Khi làm bài thi, thí sinh nên làm thật kỹ lưỡng. Với bài thi trắc nghiệm thì tô ô trắc nghiệm phải thật cẩn thận.
Không nên ăn quá no trước khi đi thi
Phụ huynh nên chuẩn bị đồ ăn sáng tại nhà cho thí sinh trước khi đến điểm thi, tránh khả năng bị ảnh hưởng sức khỏe do đồ ăn bên ngoài.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, trong ngày thi, thí sinh cũng không nên ăn quá no vì cơ thể sẽ mất rất nhiều năng lượng để tiêu hóa nên có thể làm giảm khả năng tập trung. Các em chỉ nên ăn vừa phải, thi xong mình sẽ ăn tiếp.
Kiểm tra những giấy tờ cần thiết
Vào những kỳ thi trước, rất nhiều thí sinh bị quên giấy tờ cần thiết để làm thủ tục dự thi dẫn đến mất bình tĩnh khi bước vào phòng thi. Vì vậy, buổi tối trước ngày đi thi, thí sinh nên chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết như giấy báo dự thi, ... cho vào một túi hồ sơ nhỏ để trong cặp xách. Phòng bất trắc xảy ra, thí sinh có thể photo công chứng thêm một bản. Trong trường hợp khi đến phòng thi nhưng phát hiện ra mình bị quên giấy tờ thì nên báo ngay cho hội đồng thi.
Các giáo viên cũng lưu ý thí sinh nên kiểm tra đầy đủ thông tin cá nhân, môn đăng ký dự thi, địa điểm thi, phòng thi.
Để tránh tình trạng ngủ quên, thí sinh nên đặt đồng hồ báo thức. Việc di chuyển của thí sinh rất quan trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn thường xuyên kẹt xe. Vì vậy, nên đi sớm để có chuẩn bị kỹ càng, vì đi trễ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý trước khi làm bài.
Chú ý vật dụng mang vào phòng thi
Theo quy định, thí sinh được phép mang vào phòng thi gồm bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ. Do đó, thí sinh chuẩn bị sẵn thước kẻ, ê ke, compa, bút chì, cục gôm. Tuyệt đối không dùng bút xoá, không dùng mực màu sáng.
Lưu ý thí sinh nên chuẩn bị 2 -3 cây bút cùng màu, đầy mực; thường dùng bút bi màu xanh, tránh dùng bút máy. Thi môn văn dùng bút mực nhưng thi các môn trắc nghiệm tô bằng bút chì nên chỉ cần tô mờ máy không nhận. Bên cạnh đó, tờ giấy thi nhàu, mồ hôi chảy ướt giấy cũng khó khăn khi chấm.
Kiểm tra kỹ máy tính đảm bảo đủ pin, loại máy tính được phép cho vào phòng thi. Máy tính phải thay pin mới. Không mượn máy tính lạ, chưa quen sử dụng. Bên cạnh đó, thí sinh nên có một đồng hồ đeo tay để có thể kiểm tra và phân bố thời gian làm bài thi hợp lý. Tuyệt đối không được mang điện thoại di động vào phòng thi để xem giờ.
Thí sinh không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.
Bí quyết làm bài trắc nghiệm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt điểm cao Để đạt điểm số cao trong bài thi trắc nghiệm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, thí sinh có thể "bỏ túi" một số kinh nghiệm dưới đây.