Lưu ý một số mẹo đồn thổi giúp ngừa Covid-19: Không có cơ sở khoa học
Để phòng Covid-19, rất nhiều người đã tìm đến các bài thuốc dân gian, truyền miệng nhằm tăng sức đề kháng.
Chẳng hạn như việc ăn tỏi sống, uống chanh sả gừng hay thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Thế nhưng, hãy nên cẩn trọng với những gì bạn đang làm, vì khoa học tiên tiến thực tế vẫn chưa công nhận những “bài thuốc” này có thể ngăn ngừa được Covid-19.
Người dân tiến hành xét nghiệm, sàng lọc Covid-19. (Ảnh minh họa: Quân đội nhân dân)
Theo Thanh Niên, khi được đặt câu hỏi về vấn đề liệu ăn tỏi và súc miệng nước muối có giúp phòng chống virus gây bệnh không, PGS.TS.Bác Sĩ Lâm Vĩnh Niên – hiện là Trưởng khoa dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết nó chưa có cơ sở khoa học.
Cụ thể, theo ông, việc vệ sinh răng miệng hay mũi họng bằng nước muối sinh lý vốn là cách làm quen thuộc giúp giảm nghẹt mũi trong trường hợp cảm lạnh thông thường. Một số ít người làm vậy đã có thể phục hồi bệnh tật nhanh hơn. Tuy nhiên, thông tin có thể ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng hô hấp, trong đó có nhiễm nCoV là điều chưa được kiểm chứng.
Đối với tỏi sống cũng vậy. Dù đây vốn là lại củ giàu dinh dưỡng như protein, sắt, canxi, kali và 1 số loại vitamin khác nữa để kháng khuẩn trong y học, nhưng việc ăn tỏi sống để bảo vệ bản thân, ngăn ngừa Covid-19 lại không có cơ sở khoa học để khẳng định. Ngay cả WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) dẫn lời trên trang BBC News cũng đã xác nhận điều tương tự.
Tỏi và nước muối được nhiều người dùng để kháng khuẩn. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Trước đó, dân tình cũng liên tục “kháo” nhau câu chuyện uống nước được pha từ hỗn hợp là chanh, sả, gừng cũng có thể phòng chống được dịch bệnh. Tuy nhiên, theo lời Bác sĩ Phạm Ánh Ngân – Bệnh viện Đại học Y dược, cơ sở 3 (TP.HCM) chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ, thông tin này không chính xác.
Các gia đình không nên thay thế nước lọc hằng ngày mà chỉ nên uống xen kẽ, từ 2-3 cốc trong 1 tuần. Thậm chí, theo phản ánh của không ít cư dân mạng, một số người lớn tuổi, cao huyết áp đã gặp phải các triệu chứng như sốt, mệt mỏi và nôn mửa sau khi uống loại nước này.
Những bài đăng kêu gọi uống nước chanh sả gừng trên mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Video đang HOT
Có thể nói, việc sử dụng những bài thuốc dân gian chưa được khoa học kiểm chứng, tùy theo cơ địa của mỗi người đôi khi vẫn gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vì thế, trước tình hình dịch vẫn còn phức tạp, điều quan trọng nhất mà chúng ta nên làm chính là bình tĩnh trước mọi thông tin được lan truyền trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định nạp vào người những loại thực phẩm này một cách vô tội vạ.
Tiêm vắc xin là cách để phòng ngừa Covid-19 hiệu quả. (Ảnh minh họa: Bộ Y Tế)
Hiện nay, ngoại trừ các loại vắc xin đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam thì Bộ Y Tế chưa có bất cứ khuyến cáo về thuốc, thức ăn nào có khả năng dự phòng, ngăn ngừa Covid-19. Mặt khác, để chung sống an toàn với dịch bệnh, mỗi người luôn phải nhớ tuân thủ nguyên tắc 5K gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung và Khai báo y tế bạn nhé!
Tỏi đen có tác dụng gì, ai không nên ăn tỏi đen?
Tỏi đen được mệnh danh là "thần dược" mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được.
Ảnh minh họa.https://dulich.petrotimes.vn/
Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ. Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ 30 - 60 ngày. Do tỏi đen có quá trình lên men nên hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên nhiều như các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, đặc biệt hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 - 5 lần so với tỏi thường.
Tỏi đen có tác dụng gì?
Ngăn ngừa bệnh tim mạch : Chất allicin trong tỏi đen có tác động tích cực đến tim và hệ tuần hoàn, do là chất chống oxy hóa và cân bằng huyết áp. Các bài thuốc từ tỏi đen có tác dụng làm loãng máu, làm giảm tập hợp tiểu cầu, giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ và duy trì huyết áp khỏe mạnh.
Tác dụng lợi tiểu tự nhiên : Tỏi đen cùng rất tốt cho những người bị bí tiểu, edemas. Bởi vì, các bài thuốc từ tỏi đen cung cấp một lượng kali tốt.
Làm tăng collagen cho da : Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về da, từ viêm da đến mụn, bao gồm bệnh vẩy nến và rosacea cũng như một số vấn đề khớp thì có thể ăn tỏi sống. Tỏi đen cung cấp các hợp chất lưu huỳnh, tạo thuận lợi cho việc hình thành collagen. Ngoài ra, tỏi này cũng được khuyên dùng cho những người bị viêm khớp và đau cơ bắp.
Tăng cường hệ miễn dịch : Nếu bạn bị ốm vì hệ thống miễn dịch của bạn không khỏe mạnh thì bạn có thể ăn tỏi đen. Một bài thuốc từ tỏi đen giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn, đồng thời chống lại virus và vi khuẩn.
Cải thiện sức khỏe cơ bắp : Tỏi đen được khuyên dùng cho các vận động viên hoặc những người muốn cải thiện sức khỏe cơ bắp. Ngoài ra, tỏi đen cũng tốt cho việc chống lại mệt mỏi mãn tính hoặc kiệt sức do làm việc quá mức hay thiếu ngủ thường xuyên.
Ngăn ngừa lão hóa sớm : Tỏi đen là thực phẩm tốt có khả năng giúp bạn ngăn ngừa lão hóa sớm của tế bào. Thêm vào đó, tỏi đen giúp loại bỏ các gốc tự do mà nếu các gốc tự do này vượt quá thì có thể gây ra nhiều bệnh tật.
Giảm triệu chứng các bệnh về hô hấp : Sử dụng tỏi đen rất tốt để giảm các triệu chứng hen và dị ứng. Hơn thế nữa, tỏi đen giúp làm chữa cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản và các vấn đề hô hấp thông thường khác.
Tác dụng giảm căng thẳng : Tỏi đen được xem như một phương thuốc thiên nhiên làm giảm căng thẳng quá mức. Tỏi đen giúp trấn an sự lo lắng, chữa mất ngủ, giảm kích thích và tâm trạng ưu lo.
Bên cạnh các lợi ích trên, tỏi đen còn có nhiều tác dụng khác cho sức khỏe như chống lại táo bón, làm giảm cholesterol và có tính chất chống ung thư do hàm lượng cysteine.
Ai không nên ăn tỏi đen?
Mặc dù tỏi đen mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng một số trường hợp không nên dùng tỏi đen như:
- Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt... thì không nên dùng nhiều tỏi.
- Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
- Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.
- Người mắc bệnh tiêu chảy; Người bị huyết áp thấp.
- Người mắc bệnh về mắt: Những người phụ nữ sau khi đẻ hay người có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, thì không nên dùng tỏi đen. Việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.
- Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn. Do nó sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.
- Người bị bệnh về gan hoặc bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.
- Người dùng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi... dài ngày cũng cần thận trọng, tránh những tác động xấu cho sức khỏe.
Theo khuyến cáo, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 - 5 gram. Lưu ý, khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng, đồng thời không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.
Cứ xin nghỉ phép là đem nhà chồng làm 'bia đỡ' Khi thì bà nội chồng đau, mẹ chồng ốm, giỗ đầu chú ruột chồng... mỗi lần xin nghỉ, vợ tôi lại lấy lý do liên quan đến nhà chồng. Ảnh minh họa Gặp chị đồng nghiệp của vợ ngã tư đèn xanh đèn đỏ, tôi chỉ định chào xã giao rồi đi. Nào ngờ chị ấy đi cùng một đoạn và hỏi thăm...