Lưu ý khi chọn nguyện vọng và bài thi THPT quốc gia 2019
Năm 2018, cả nước có gần 80% thí sinh tốt nghiệp năm 2018 có nguyện vọng sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào ĐH.
Để sử dụng phương thức này có hiệu quả, thí sinh tốt nghiệp năm 2019 cần lưu ý các vấn đề sau:
Nên chọn một bài thi để tập trung
Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức gồm 5 bài thi, trong đó có 3 bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn vật lý, hóa học, sinh học), khoa học Xxã hội (tổ hợp các môn lịch sử, địa lí, giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT; tổ hợp các môn lịch sử, địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT). Việc chọn bài thi tùy thuộc vào mục tiêu của thí sinh, trong đó, thí sinh có nguyện vọng sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyền vào ĐH thường chọn bài thi theo thế mạnh của mình hoặc theo tổ hợp xét tuyển vào ĐH.
Năm 2018, số lượt thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội (KHXH) cao hơn chọn bài thi khoa học tự nhiên (KHTN), 55% – 45%. Có 13 tỉnh thành có số lượt chọn bài thi KHTN cao hơn bài thi KHXH, chủ yếu là các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ và các tỉnh lân cận TP HCM. Số thí sinh chọn cả 2 tổ hợp xét tuyển chỉ khoảng 4%.
Thí sinh nên tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các trường để xác định chọn bài thi để tập trung làm tốt hơn là dàn trải.
Lưu ý về đăng ký nguyện vọng
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Hoàng Triều
Video đang HOT
Phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào ĐH cùng lúc với làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia nếu muốn dùng phương thức kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển.
Để sử dụng phương thức này, thí sinh cần lưu ý thêm các thông tin sau:
Không giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT).
Các nguyện vọng đều có giá trị như nhau.
Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT một lần trong thời gian quy định.
Các trường đại học có thể có một hoặc nhiều đợt xét tuyển. Thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia các đợt xét tuyển tiếp theo.
Chú ý về ngưỡng đảm bảo chất lượng
Những thí sinh tốt nghiệp THPT có nguyện vọng theo học các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề cần lưu ý:
Nếu dùng phương thức sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia nên ước lượng kết quả thi THPT quốc gia của mình với điểm bình quân của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD-ĐT. Năm 2018, mức điểm này đối với ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ ĐH, CĐ, trung cấp lần lượt là 17 điểm – 15 điểm – 13 điểm. Năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục định ngưỡng đầu vào khối ngành sức khỏe.
Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh, ngành nghề
Học sinh lớp 12 tham khảo thông tin ngành nghề trên báo Người Lao Động. Ảnh: Bảo Lâm
Với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia thì điểm bình quân 3 môn thi liên quan đến tổ hợp xét tuyển càng cao thì đồng nghĩa với cơ hội trúng tuyển cao. Vì vậy, thí sinh nên cân nhắc sức học, điểm chuẩn các năm và đặc biệt đối chiếu với quy định của Bộ GD-ĐT về điều kiện tối thiểu trong tuyển sinh đối với một số ngành đặc thù để có lựa chọn và sắp xếp các phương án dự phòng.
Ngoài phương thức xét tuyển ĐH dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh có thể tìm hiểu thêm phương thức xét tuyển dựa vào điểm học bạ THPT hoặc kỳ thi đánh giá năng lực của các trường thành viên ĐHQG TP HCM và các trường có sử dụng kết quả này.
Cần nỗ lực để có kết quả tốt nghiệp tốt
Bộ GD-ĐT sẽ tăng tỷ lệ kết quả thi THPT quốc gia trong xét công nhận tốt nghiệp THPT (tăng là 70%). Với mức tăng này, nếu áp dụng cho kết quả năm 2018 và không tính điểm ưu tiên thì có khoảng 25% trường THPT không bị ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng nhẹ. Vì vậy, học sinh cần cố gắng hơn để tốt nghiệp THPT vì đây là điều kiện bắt buộc để đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Theo Người lao động
Phụ huynh Hà Nội tố suất ăn bán trú 22.000 đồng quá đạm bạc, chỉ có tép khô, vài miếng thịt
Phụ huynh tố suất ăn bán trú của trẻ tại trường tiểu học ở Hà Nội quá đạm bạc khi chỉ có tép khô, su hào xào và vài miếng thịt.
Phụ huynh A.T. có con theo học tại Trường Tiểu học Thị trấn Yên Viên, Gia Lâm phản ánh, trong lần kiểm tra bữa ăn của con gần đây nhất, anh này thấy suất ăn chỉ có ít cơm, tép khô, ít su hào xào và mấy miếng thịt gà. Buổi chiều, các cháu được một hộp sữa chua. Anh T. cho rằng, suất ăn bán trú như vậy là quá đạm bạc.
Một số người khác thậm chí còn cho ăn tại nhà, vì cho rằng suất ăn nha vậy là không đủ chất. "Cháu về nhà hay nói đi học ăn đói, thức ăn nghèo nàn nên tôi đột ngột kiểm tra bữa ăn thì cũng thấy đúng như những gì con nói", một phụ huynh cho hay.
Suất ăn của học sinh Tiểu học Thị trấn Yên Viên. (Ảnh: PHCC)
Nhiều phụ huynh khác cũng không yên tâm khi với mức tiền 22.000 đồng/bữa gồm một bữa chính khoảng 18.000 đồng, bữa phụ buổi chiều 4.000 đồng mà bữa cơm nghèo nàn.
Được biết, nhà trường chưa tổ chức cuộc họp toàn trường với phụ huynh để cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc trên. Trong các cuộc họp của lớp, nhà trường không thông báo cho phụ huynh về việc người nhà các cháu được đến trường giám sát hoạt động bếp ăn bán trú.
Trả lời VTC News về vụ việc trên, bà Đào Thị Mai, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn Yên Viên khẳng định những hình ảnh mà phụ huynh tố suất ăn của trường đạm bạc là chưa có căn cứ xác đáng. Theo bà, đây có thể là hình ảnh sau khi các cháu đã ăn. Nhà trường không và chưa bao giờ để các cháu đói hay để suất ăn không đủ chất.
"Việc giám sát bếp ăn luôn được thực hiện hằng ngày. Chúng tôi sẽ kiểm tra cụ thể hình ảnh phụ huynh phản ánh là ở lớp nào rồi sẽ thông báo sau", bà Mai cho hay.
Theo thông tin từ đại diện Công ty Cổ phần suất ăn Hà Nội - nhà cung cấp suất ăn cho trường lại cho cho biết, thực phẩm của công ty mua để phục vụ các cháu ở trường tiểu học Thị trấn Yên Viên có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trong siêu thị....
Theo vtc.vn
Gian lận thi THPT quốc gia: Công khai danh tính thí sinh hay không? Trước nhiều ý kiến về việc công bố danh tính của thí sinh liên quan tới gian lận điểm thi THPT quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết việc công bố danh tính là thẩm quyền của cơ quan điều tra... Lãnh đạo Bộ GD-ĐT trả lời những vấn đề báo chí quan tâm trong cuộc họp...