Lưu ý khi “đối xử” với “cô bé” của nàng
Bạn có chắc chắn rằng mình là một người đàn ông giỏi trong “chuyện ấy”? Bạn có biết hết những quy tắc khi “đối xử” với “cô bé” của nàng?
Cô bé là điểm nhạy cảm nhất trên cơ thể người phụ nữ. Đây là một vùng mà nàng chăm sóc cẩn thận nhất, bởi vậy khi được “đặc ân” thám hiểm vùng đặc biệt quan trọng này của nàng hãy lưu ý những điều sau.
1. Hiểu biết kĩ về “cô bé”
Rất nhiều nam giới nghĩ rằng mình có kĩ năng tình trường dựa vào số bạn gái và số lần quan hệ, nhưng thực ra anh ta lại không hiểu gì về những điều cơ bản nhất của tình dục cũng như cơ thể bạn tình.
Những quan điểm cá nhân hay những điều “lưu truyền” của cánh đàn ông với nhau không hẳn là điều chính xác của khoa học, vì vậy, hãy tăng cường đọc và tìm hiểu các kiến thức sinh lý để hiểu rõ về từng bộ phận của cơ thể nàng. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ tìm ra cách đối xử tốt nhất với nàng.
2. Vuốt ve, âu yếm trước khi bắt đầu
Video đang HOT
Với người phụ nữ, “màn dạo đầu” là tối quan trọng, vì thế bạn tuyệt đối không nên bỏ qua điều quan trọng này. Trước khi vuốt ve, âu yếm “cô bé” của nàng, hãy làm thế với toàn bộ cơ thể nàng. Nếu bạn khiến nàng thực sự hưng phấn thì không cần phải làm gì, nàng đã tự tiết ra chất nhờn giúp cho “cậu bé” của bạn xâm nhập dễ dàng.
3. Nhẹ nhàng là điều tối quan trọng
Phụ nữ rất thích sự nhẹ nhàng, tình cảm, nhất là trong chuyện “yêu” và cô bé của nàng thì cực kì muốn điều đó. Bởi đây là nơi rất nhạy cảm và rất dễ khiến nàng đau đớn. Do đó, hãy chú ý sự chậm rãi, nhẹ nhàng và nhịp điệu đều đặn chính là chìa khóa để nàng lên cận “đỉnh sung sướng”.
4. Sạch sẽ và thơm tho
Chắc chắn rồi, khi bạn làm “chuyện ấy” với nàng, sự sạch sẽ là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, có một số lưu ý nhỏ với bạn. Đó là, nếu bạn sử dụng tay để thám hiểm cô bé của nàng thì cần cắt tỉa móng tay thật gọn gàng. Tốt nhất nam giới không nên để móng tay bởi nó mất đi sự nam tính.
Ngoài ra, chỉ cần một vết xước trên móng tay cũng có thể khiến vùng nhạy cảm này của nàng đau đớn. Vì thế, hãy hạn chế đến mức thấp nhất những điều khiến “cô bé” tổn thương.
5. Không cần phải “vào” quá sâu
Nhiều nam giới có quan niệm sai lầm rằng, càng đưa “cậu nhỏ” vào trong thì nàng càng đê mê. Thực chất không phải như vậy, “cô bé” nhạy cảm nhất là ở 1/3 đầu tiên từ ngoài vào nên chỉ cần “tạm dừng” ở mức độ vừa phải như vậy là nàng đã thực sự hạnh phúc. Không nhất thiết bạn phải đưa quá sâu vào làm gì bởi nó có thể gây đau đớn cho nàng.
Theo Eva
Gay và nỗi sợ bác sĩ
"Bác sĩ bảo thẳng là 'cái chỗ ấy' để đi vệ sinh chứ để quan hệ à...", Hùng, 30 tuổi, bức xúc kể lại nỗi niềm khi đi khám bệnh.
Linh - quan hệ tình dục nam bị bệnh chỗ kín, cũng thổ lộ nhiều lần bị chính bác sĩ đang khám cho mình mắng mỏ. "Tôi rất xấu hổ dù lúc ấy trong phòng không có ai ngoài bác sĩ, từ đó không trở lại khám nữa", Linh nói.
Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khi đi khám đã có chút ngại ngần, nhưng với những người đồng tính, đó thực sự là trải nghiệm đau đớn. Họ không chỉ bị cộng đồng, người thân kỳ thị mà ngay cả nhân viên y tế - những người đáng lẽ phải hiểu họ nhất - cũng nhìn với ánh mắt xoi mói, thiếu thiện cảm.
Chính vì sự kỳ thị, người đồng tính không dám đi khám mà cố chịu đựng hoặc mua thuốc về tự điều trị, bệnh không khỏi mà càng nặng hơn - Ảnh: internet
"Ngay khi bước qua cánh cổng bệnh viện là họ đã bị kỳ thị, chỉ trỏ, xầm xì, thậm chí từ chối khám bệnh vì con trai nhưng lại ăn mặc, trang điểm như con gái...", anh Huy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ánh sao đêm (một câu lạc bộ của những người đồng tính ở Đà Nẵng) chia sẻ.
Một chuyên gia đầu ngành về nam khoa tại Việt Nam cũng từng thể hiện thái độ kỳ thị, thậm chí là khinh miệt ra mặt với người đồng tính. Trong khi thế giới đã khẳng định đồng tính không phải bệnh, thì ông vẫn giữ quan điểm đây là một dạng bệnh hoạn. Nguyên nhân là do thói đua đòi, tập nhiễm, ảnh hưởng của môi trường. Vì thế, những người đồng tính đến xin ông khám bệnh hay phẫu thuật chuyển giới đều bị từ chối khéo.
Mới đây, trong một buổi tọa đàm về tình dục đồng giới, Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường đã công bố kết quả nghiên cứu về kỳ thị với đồng tính nam ở một số cơ sở y tế tại Hà Nội và TP HCM. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 25 nhân viên y tế và 28 đồng tính nam vào tháng 11/2010.
Kết quả cho thấy, người đồng tính còn gặp rất nhiều rào cản khi tiếp cận các dịch vụ y tế, đặc biệt là thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử của y bác sĩ, chị Thu Nam, đại diện nhóm tác giả nghiên cứu cho biết.
Sự phân biệt ở đây trước hết thể hiện ở việc người đồng tính bị "dán nhãn" - cứ ai có cử chỉ, hình dáng giống phụ nữ thì bị coi là gay, và cho rằng đây chỉ trào lưu. "Giới trẻ hiện nay ngày càng làm theo trào lưu trong khi bản thân không hề có xu hướng đồng tính. Họ thích theo mốt để nổi tiếng", một nữ nhân viên tư vấn, Trung tâm hỗ trợ cộng đồng tại Hà Nội cho biết.
Theo báo cáo của Ủy ban AIDS châu Á, đến năm 2020, ước tính có đến 46% bệnh nhân nhiễm HIV mới thuộc nhóm đồng tính nam, tăng 13% so với năm 2008.
Vì thế, theo chị Thu Nam, cần tập huấn cho đội ngũ nhân viên y tế về người đồng tính, về sự kỳ thị và định kiến trong cơ sở y tế. Đồng thời, cung cấp thông tin chi tiết về các dịch vụ sẵn có qua nhiều kênh để họ có sự lựa chọn tốt hơn.
"Chúng ta cần chung tay hành động mạnh mẽ hơn nữa để xây dựng một môi trường pháp lý và xã hội thuận lợi, bảo vệ quyền của những người nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới ở Việt Nam", ông Eamonn Murphy, Giám đốc Quốc gia Chương trình phối hợp phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc nhấn mạnh.
Theo Alo
Xấu hổ vì chồng thô lỗ Đã hơn 20 năm qua, tôi chịu đựng sự thô lỗ của chồng trong sự tủi hổ đau đớn. Họ đều là người có học, hơn thế, còn có chức có tước. Không phải không yêu vợ, cũng không phải muốn bỏ vợ, nhưng nhiều ông chồng luôn đối xử với vợ một cách hết sức thô lỗ khiến người vợ lúc nào...