Lưu ý dành cho 97ers với thay đổi mới
“Tổ chức một kỳ thi chung ngay từ năm 2015″, đây là thông tin mới và không khỏi làm các bạn băn khoăn thắc mắc, đặc biệt là 97ers.
Đến thời điểm hiện tại thì kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2014 cơ bản đã kết thúc. Cũng như mọi năm, đây là kỳ thi quan trọng đối với mỗi sĩ tử và gia đình. Nó một phần cũng là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời vì bao đời nay tư tưởng “bằng cấp” đã ăn sâu vào trong tiềm thức của hầu hết người Việt Nam.
Tuy nhiên trong thời gian ngày, cũng là lúc Bộ Giáo dục đưa ra phương án: “Tổ chức một kỳ thi chung ngay từ năm 2015″, đây là thông tin mới và không khỏi làm các bạn băn khoăn, thắc mắc, đặc biệt là 97ers.
Đã có rất nhiều bài báo phân tích, những ví dụ thực tế thành công mà không kinh qua Đại học, Cao đẳng. Trên quan điểm cá nhân thì yếu tố quyết định với các bạn sẽ là: Tố chất trên một lĩnh vực đam mê cộng với sự quyết tâm theo đuổi thì thành công sẽ đến với bạn. Tất nhiên môi trường góp một phần không nhỏ, và các bạn yên tâm rằng, nước ta đang trong quá trình cải cách giáo dục từ căn bản đến bậc cao với mong muốn tiệm cận với trình độ của các nước phát triển. Tất cả đều vì các bạn, sâu xa hơn là đầu tư vào con người để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh. Nhiều lý do xã hội khác nên những năm gần đây có một số sự thay đổi trong thi tuyển, nhưng thực tế thì nội dung đào tạo của 97ers so với các năm trước chưa có gì thay đổi. Đây chỉ là thay đổi hình thức xét tuyển, thi tuyển để hạn chế căng thẳng, tốn kém cho xã hội và cũng làm thay đổi trong cách dạy và học.
Dù hình thức như thế nào thì vẫn theo quan điểm trên, yếu tố cá nhân sẽ quyết định sự “thành công thực sự” của bạn, hay ví von hơn là “Cây ngay không sợ chết đứng”.
Với những sự thay đổi cho năm 2015, các bạn học sinh cần nên biết những thông tin cơ bản như sau: Đây là kỳ thi Quốc gia có hai chức năng xét tốt nghiệp và phân loại năng lực của thí sinh – căn cứ quan trọng cho các trường xét tuyển Đại học. Sẽ không thi thành các môn theo khối mà có thể sẽ có bốn bài thi theo nhóm: Toán – Tư duy, Văn – Khoa học Xã hội, Khoa học Tự nhiên, Ngoại ngữ. Điều này sẽ chưa chắc chắn giảm tải được cho học sinh mà tránh tình trạng học lệch, học tủ. Tuy nhiên, số lượng các môn nhiều nhưng sẽ có sự phân loại như đã nói ở trên. Vì thế, tùy theo mục tiêu của các bạn mà không bắt buộc ai cũng phải học “siêu” tất cả các môn.
Kỳ thi sẽ diễn ra ở ngay tại địa phương theo học sinh theo học, cùng với đó là sự tăng cường giám sát của giảng viên, cán bộ các trường Đại học và Bộ…Việc chấm thi cũng do các giảng viên kết hợp với giáo viên địa phương chấm. Đây là kỳ thi đầu tiên thay đổi khá căn bản về hình thức nên việc đảm bảo an toàn, chất lượng sẽ được đảm bảo cao nhất.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất, các bạn nên bình tĩnh và thường xuyên cập nhật tin tức từ các nguồn chính thống. Đây cũng là hình thức mới nên sẽ có nhiều đợt tập huấn sớm cho các cán bộ, giáo viên các cơ sở và trường tổ chức. Vì thế các bạn sẽ sớm nhận được thông tin chính xác tin cậy từ trường của mình. Đương nhiên, không thể có cái gì mới mà hoàn thiện ngay từ đầu.
Theo Trithuctre
Công bố dự thảo "một kỳ thi quốc gia"
Ba phương án tổ chức "một kỳ thi quốc gia" vừa được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển giới thiệu với các nhà quản lý giáo dục tại hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014 sáng nay, 29/7.
Phương án 1: Thi theo môn
Video đang HOT
Theo phương án này, thí sinh sẽ thi 8 môn, gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ; với 8 buổi thi trong 4 ngày, mỗi buổi thi 1 môn.
Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
Kết quả của 4 môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Kết quả này cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo.
Ngoài 4 môn thi nói trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn thi của Kỳ thi THPT quốc gia còn lại để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định.
Theo lộ trình đổi mới thi, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi với mức độ tích hợp từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao phù hợp với thay đổi việc dạy và học ở nhà trường trong quá trình triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW.
Thời gian làm bài thi: Các môn Toán, Ngữ văn: 180 phút; Các môn Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Vật lí, Sinh học và Ngoại ngữ: 90 phút.
Bộ GD-ĐT giải thích việc thi theo môn và cho thí sinh chọn môn thi phù hợp với định hướng của Nghị quyết 29-NQ/TW. Đồng thời, tạo thuận lợi cho việc ra đề thi, đảm bảo đánh giá được mức độ học vấn phổ thông và phân hóa tốt hơn trình độ thí sinh, giúp các trường ĐH, CĐ lựa chọn được thí sinh phù hợp với ngành đào tạo của trường.
Việc chuyển môn thi sang các bài thi (tổng hợp, tích hợp) được làm từng bước, phù hợp với thay đổi việc dạy học, kiểm tra đánh giá của nhà trường theo lộ trình đổi mới thi.
Đối chiếu hình ảnh của thí sinh dự thi ĐH, tại kỳ thi tuyển sinh năm 2014. Ảnh: Văn Chung
Phương án 2: Thi theo bài
Với phương án này, 8 môn học (Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ) được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm: Toán; Ngữ văn; Ngoại ngữ; Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa học và Sinh học); Khoa học Xã hội (gồm Lịch sử và Địa lí); có 5 buổi thi trong 2,5 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.
Mỗi thí sinh phải thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; 1 bài thi do học sinh tự chọn từ Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội.
Thời gian: Toán, Ngữ văn: 180 phút; Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội: 180 phút; Ngoại ngữ: 90 phút.
Phương án này diễn ra trong 2,5 ngày.
Bộ GD-ĐT nhận định, việc thi theo các bài thi tổng hợp chưa được giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ, do đó có thể sẽ gây lo lắng, tác động đến tâm lý.
Phương án 3: Thi theo bài
Cũng là phương án "thi theo bài", nhưng số lượng bài thi không phải là 5 mà là 4.
Cụ thể, 11 môn học ( Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân) sẽ được tổng hợp thành 4 bài thi gồm: Toán - Tin (gồm các môn Toán và Tin học); Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa học, Sinh học và Công nghệ); Khoa học Xã hội (gồm Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân); Ngoại ngữ. Thí sinh sẽ thi 4 buổi trong 2 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.
Mỗi thí sinh phải thi cả 4 bài thi nói trên trong thời gian 180 phút; riêng bài thi Ngoại ngữ là 90 phút.
Với phương án này, Bộ GD-ĐT dự báo việc thi theo các bài thi tổng hợp chưa được giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ, do đó có thể sẽ gây lo lắng, tác động đến tâm lý.
Còn đối với môn Ngoại ngữ thì không bắt buộc, chỉ phải thi các môn thi/bài thi ứng với mỗi phương án (gồm 2 môn thi/bài thi bắt buộc và 1 môn thi/bài thi tự chọn).
Cùng với việc đổi mới dạy, học ngoại ngữ, sẽ tích cực chuẩn bị các điều kiện để xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Đánh giá năng lực Ngoại ngữ quốc gia để tổ chức thi nhiều đợt trong năm. Khi đó, các thí sinh có thể đăng ký thi nhiều đợt trong năm, vào thời gian phù hợp; kết quả các lần thi này được sử dụng trong xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ....
Tổ chức vào tháng 6, theo các cụm ở tỉnh
Bộ GD-ĐT cho biết, mục đích tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia nhằm xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các căn cứ giúp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh.
Theo dự thảo, kỳ thi được tổ chức vào tuần thứ 2 của tháng 6 hằng năm.
Việc tổ chức thi được bố trí thành cụm theo địa bàn tỉnh. Tại mỗi tỉnh, có thể có một số cụm thi tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã, thị trấn.
Địa điểm diễn ra kỳ thi là các trường THPT, trường ĐH, CĐ. Bộ GD - ĐT sẽ thảo luận với các tỉnh để quyết định phương án thành lập các cụm thi quốc gia.
Thành viên Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi: Thành viên là cán bộ, giáo viên của sở GDĐT và cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ. Lãnh đạo các Hội đồng chủ yếu là lãnh đạo các trường ĐH và lãnh đạo sở GDĐT có uy tín, nhiều kinh nghiệm trong tổ chức các kỳ thi quốc gia.
Đề thi xây dựng theo hướng đánh giá năng lực
Một khâu quan trọng của kỳ thi này là đề thi, được xác định như sau: Trước mắt là do Bộ GD-ĐT. Trong tương lai, việc này sẽ do Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia đảm nhận.
Đề thi được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng khác nhau, các câu hỏi mở, tích hợp kiến thức trong từng môn và liên môn; cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi (yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó)....
Điểm thi của thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp. Như vậy, học sinh sẽ thi quốc gia trước, đăng ký vào học ở ngành và trường ĐH, CĐ sau khi đã có kết quả thi.
Khi nào thực hiện?
Bộ GD-ĐT mong nhận được các ý kiến góp ý của các chuyên gia, các cơ sở giáo dục, đào tạo và của toàn xã hội để hoàn thiện phương án. Trong trường hợp có sự đồng thuận cao, ngành Giáo dục dự kiến công bố phương án tổ chức thi chính thức trong tháng 9/2014 để triển khai áp dụng từ năm 2015.
Theo Vietnamnet
Sau năm 2016 sẽ chỉ còn một kỳ thi quốc gia Đề xuất đã có một kỳ thi chung từ năm 2013, tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, sau năm 2016 sẽ có một kỳ thi quốc gia chung. Trong cuộc họp báo ngày 18/6, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết "tổ chức một kì thi quốc gia" là một nội dung quan trọng nằm trong chương trình hành động của Chính phủ. Thứ trưởng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cách xưng hô đặc biệt và mối quan hệ của con trai NSƯT Chí Trung với bạn gái trẻ đẹp của bố
Sao việt
22:51:21 24/04/2025
Đinh Ngọc Diệp mong 'Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu' hòa vốn
Hậu trường phim
22:33:45 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt
Phim âu mỹ
22:24:36 24/04/2025
Vì sao Bùi Anh Tuấn tiếp tục gây tranh cãi?
Nhạc việt
22:21:04 24/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler
Sức khỏe
21:40:42 24/04/2025
Chưa từng có: 1 nam ca sĩ công khai xu hướng tính dục ngay tại concert!
Sao châu á
21:34:46 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?
Nhạc quốc tế
21:18:12 24/04/2025
Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump
Thế giới
21:17:51 24/04/2025