Lưu trữ vĩnh viễn bảng ghi điểm thi tốt nghiệp THPT
Bảng ghi điểm thi là một trong những hồ sơ được yêu cầu lưu trữ vĩnh viễn theo quy định tại dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể, theo dự thảo này, tính từ ngày thi cuối cùng của kỳ thi, các cơ quan quản lý giáo dục lưu trữ hồ sơ như sau:
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT lưu trữ vĩnh viễn danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT của các sở GD&ĐT.
Sở GD&ĐT lưu trữ vĩnh viễn: Bảng ghi điểm thi; bảng ghi thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT; danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT; sổ cấp Bằng tốt nghiệp THPT;
Lưu trữ trong 12 tháng: Các Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, Hội đồng thi và các bộ phận liên quan; báo cáo tổng kết kỳ thi kèm theo các loại thống kê số liệu; các biên bản của Hội đồng thi; những biên bản khác có liên quan đến kỳ thi; Quyết định thành lập Ban Phúc khảo, biên bản tổng kết, danh sách thí sinh thay đổi điểm do phúc khảo và các biên bản khác liên quan; hồ sơ kỷ luật (nếu có); các loại hồ sơ khác theo văn bản hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GD&ĐT; thiết bị lưu trữ dữ liệu (ổ cứng, thẻ nhớ) của hệ thống camera giám sát được sử dụng trong kỳ thi và máy chủ sử dụng chấm thi trắc nghiệm;
Lưu trữ trong 24 tháng: Bài thi của thí sinh và hồ sơ chấm thi liên quan; hồ sơ thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT, miễn thi tốt nghiệp THPT, hồ sơ khiếu nại của thí sinh hoặc giải quyết khiếu nại về hồ sơ thi.
Với trường phổ thông: lưu trữ 12 tháng đối với hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh. Học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) trong hồ sơ dự thi của thí sinh được các trường phổ thông trả lại thí sinh sau khi công bố kết quả công nhận tốt nghiệp THPT.
Hạnh kiểm từ trung bình trở lên mới được dự thi tốt nghiệp THPT
Một trong những điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT là thí sinh phải đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể, theo dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT, người đã học xong chương trình cấp THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn ở giáo dục thường xuyên (GDTX) thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.
Với đối tượng người đã học xong chương trình cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước: phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;
Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi đăng ký dự thi), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định.
Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp phải bảo đảm học và thi đạt yêu cầu đủ số lượng các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GD&ĐT.
Dự thảo cũng nêu rõ: Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn.
Cụ thể, đối tượng là người đã học xong chương trình cấp THPT trong năm tổ chức kỳ thi đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12. Các đối tượng còn lại đăng ký dự thi tại địa điểm (gọi là nơi đăng ký dự thi) do sở GD&ĐT quy định.
Kỳ thi THPT quốc gia 2020: Còn đó nỗi lo mang tên 'địa phương'? Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, một số địa phương đã làm khủng hoảng niềm tin của xã hội mà dư âm đến nay, sau 2 năm, vẫn còn "nóng". Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS -THPT Marie - Curie Hà Nội Theo thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS -THPT Marie - Curie Hà Nội, một trong...