Lưu trữ dữ liệu – điều cần thiết với mọi doanh nghiệp
Dữ liệu khách hàng và thị trường vừa là két sắt lưu trữ thông tin, vừa là chìa khóa mở ra cơ hội kinh doanh. Bởi vậy, việc lưu trữ bảo vệ nguồn tài nguyên này rất quan trọng.
Một nguồn dữ liệu phong phú, được bảo mật tốt có thể giúp các công ty có nguồn thông tin đầu vào chính xác, từ đó phân tích được xu hướng tiêu dùng của khách hàng, những biến động về giá, kiểm soát được đơn hàng, tình hình hàng tồn kho, tình hình tài chính của công ty, hay xa hơn là đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp. Điều này càng đúng trong bối cảnh chuyển đổi số đang là xu hướng chung. Chính vì thế, việc lưu trữ bảo vệ nguồn tài nguyên số của từng đơn vị càng trở nên quan trọng.
Tầm quan trọng của lưu trữ dữ liệu với doanh nghiệp
Các sản phẩm công nghệ phục vụ lưu trữ và khôi phục dữ liệu hiện tại vẫn chỉ được xây dựng theo hình thức build to order, tức chỉ được tạo ra khi các hãng cung ứng nhận được yêu cầu từ khách hàng đơn lẻ. Quá trình xây dựng cấu hình và lên danh mục mua sắm thường trải qua 6 bước: Nhận yêu cầu khách hàng, tạo lập cấu hình sơ bộ, căn chỉnh, tùy biến theo nhu cầu, làm báo giá và chốt báo giá. Các công đoạn này thông thường diễn ra trong thời gian khá lâu, kéo dài 3-4 tuần.
Doanh nghiệp phải đổ không ít tiền cho việc lưu trữ dữ liệu.
Trong thời buổi kinh tế số, chuyển dịch số diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, phương pháp tiếp cận truyền thống này không còn phù hợp khi bộc lộ một số hạn chế.
Video đang HOT
Thứ nhất, quy trình mua sắm build to order sẽ làm chậm đi thời gian cung cấp dịch vụ của khách hàng ra thị trường, thông thường sẽ chậm đi 3-4 tuần so với dịch vụ. Thứ hai, giá của gói sản phẩm lưu trữ thường không dự đoán trước được và phụ thuộc vào cán bộ bán hàng của hãng sản xuất thiết bị. Thứ ba, quy trình tư vấn và báo giá dành cho khách hàng cuối (EU) khá phức tạp, làm giảm đi khả năng mua sắm của khách hàng.
Những nhược điểm này vô tình trở thành rào cản đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chiếm trên dưới 40% số lượng doanh nghiệp trên thị trường, khi muốn tìm hiểu và triển khai hệ thống sao chép và khôi phục dữ liệu.
Giải pháp lưu trữ đa năng từ NetApp Express
Để giải quyết bài toán này, NetApp triển khai ra thị trường gói sản phẩm NetApp Express Pack (EP) với đa dạng cấu hình chuẩn, đóng gói sẵn với hơn 80 SKUs (đơn vị mã hàng hoá) và có thể tương thích với các mong muốn đa dạng của khách hàng.
Dù yêu cầu của khách hàng là sao lưu bảo vệ dữ liệu (data protection), dữ liệu camera (CCTV), phân tích dữ liệu (analytic), điện toán hiệu năng cao (HPC), cơ sở hạ tầng máy trạm ảo (VDI), hay hoạch định tài nguyên dữ liệu doanh nghiệp (ERP), Express Pack đều đáp ứng được yêu cầu.
Express Pack là tổ hợp các mã sản phẩm tiêu chuẩn trên các dòng sản phẩm chủ đạo của NetApp như E-series, EF, FAS, AFF và HCI. Qua đó, khách hàng vẫn có thể sử dụng các công nghệ giàu tiện ích khác như Fabric Pool, Snap Vol Software, Snap mirror, Dynamic Disk Pools, Snapshot cùng Express Pack trên cùng một sản phẩm.
Express Pack sở hữu nhiều ưu điểm.
Express Pack được triển khai với 3 tiêu chí đơn giản: Đơn giản về hệ thống lựa chọn với các cấu hình tiêu chuẩn, đơn giản hóa quá trình tính giá (khách hàng biết trước được giá của gói sản phẩm) và đơn giản hóa quá trình đặt hàng của khách hàng (giá được sẵn sàng báo ra cho khách hàng tại bất cứ thời gian nào).
Ba ưu điểm này giúp rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ ra thị trường của khách hàng đầu cuối, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi tính linh động, gọn nhẹ, giá cả hợp lý.
Phát động Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam
Tầm quan trọng của các sản phẩm Make in Vietnam được nhấn mạnh tại lễ phát động Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2020.
Chiều 19/8, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức lễ phát động Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2020. Giải thưởng có mục tiêu thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, công nghệ số Việt Nam và cũng là hoạt động nằm trong Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp, công nghệ số Việt Nam sẽ được tổ chức thường niên.
"Nếu không Make in Vietnam thì nước ta khó có thể trở thành nước phát triển, chúng ta cũng không thể đi ra nước ngoài được, không thể có những đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Cái thuận lợi của Make in Vietnam là chúng ta đã có đủ thời gian làm gia công cho nước ngoài, thậm chí có cả những công ty đã thiết kế thuê module, hoặc thiết kế thuê cả sản phẩm trọn vẹn", Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại sự kiện.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại lễ phát động cuộc thi.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chiến lược Make in Vietnam sẽ giúp tìm được lời giải cho những bài toán do Chính phủ, doanh nghiệp hoặc xã hội đặt ra.
"Đưa vấn đề của mình, bài toán của mình ra khỏi nhà của mình chính là cách tốt nhất để thúc đẩy Make in Vietnam", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Giải thưởng sẽ có 5 hạng mục, bao gồm giải dành cho Nền tảng số xuất sắc, Sản phẩm số xuất sắc, Giải pháp số xuất sắc, Thu hẹp khoảng cách số và Sản phẩm số tiềm năng. Thời hạn nộp hồ sơ trong 2 tháng, từ 19/8 đến 19/10. Giải thưởng sẽ được chấm theo hình thức công khai, trực tuyến, với thành phần ban giám khảo gồm nhiều chuyên gia, lãnh đạo ngành công nghệ Việt Nam.
Các sản phẩm, giải pháp công nghệ số đoạt giải sẽ được nhận cúp, giấy chứng nhận giải thưởng. Ngoài ra, sản phẩm đoạt giải còn được giới thiệu rộng rãi đến các địa phương, cơ quan nhà nước, đưa vào danh mục khuyến khích sử dụng trong quá trình chuyển đổi số và hỗ trợ kết nối, gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng.
Vì sao doanh nghiệp coi làm việc online chỉ là biện pháp tình thế thời COVID-19? Mặc dù làm việc tại nhà đem lại nhiều lợi ích lớn, đa số doanh nghiệp chỉ xem đây là giải pháp tình thế trước ngoại cảnh không thể tránh khỏi, chứ không phải lựa chọn khả thi lâu dài. Mô hình làm việc tại nhà đem đến nhiều lợi ích cho các tổ chức, không chỉ trên phương diện tăng năng suất,...