Lựu pháo tự hành Type-83 của Trung Quốc có gì đặc biệt?
Pháo tự hành Type-83 là một sản phẩm sao chép từ 2S3 Akatsiya với tầm bắn tối đa khoảng 17 km.
Tính năng của lựu pháo tự hành PLZ-83 không có gì nổi trội so với các loại khác.
Lựu pháo tự hành Type-83 (PLZ-83) là sản phẩm của Công ty máy móc xây dựng số 1 Cáp Nhĩ Tân. Nó được phát triển trong những năm 1980, chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1983.
PLZ-83 sao chép từ lựu pháo tự hành 2S3 Akatsiya của Liên Xô, nó có thiết kế tiêu chuẩn lựu pháo tự hành hiện đại.
PLZ-83 sử dụng pháo chính Type-66 cỡ 152 mm tương tự 2S3. Pháo có một bộ phận triệt tiêu khí thuốc ở giữa nòng.
Pháo có tầm bắn tối đa khoảng 17,2 km. Type-83 sử dụng kiểu nạp đạn bằng tay, cơ số đạn pháo mang theo là 30 quả.
Vũ khí phụ có 1 đại liên 12,7 mm gắn trên nóc tháp pháo ở vị trí chỉ huy. Nó được sử dụng cho nhiệm vụ đối phó với các mục tiêu đường không tầm thấp hoặc tiêu diệt bộ binh.
Video đang HOT
Ê kíp vận hành gồm 4 người: chỉ huy, lái xe, pháo thủ và người nạp đạn.
PLZ-83 được trang bị động cơ diesel WR4B-12V150LB 12 xy lanh, công suất 520 mã lực. Type-83 có trọng lượng chiến đấu 30 tấn, tốc độ tối đa 55 km/h, dự trữ hành trình 450 km.
PLZ-83 có thể sử dụng để pháo kích các mục tiêu tầm gần khá hiệu quả. Khả năng cơ động cũng là một ưu thế của nó.
Tuy nhiên, so với các lựu pháo hiện đại khác thì PLZ-83 còn kém xa. Nó được xem là bước đệm để Trung Quốc phát triển các lựu pháo tự hành hiện đại hơn như PLZ-05, PLZ-45.
Theo Tri Thức Trẻ
Lựu pháo cấp chiến dịch thế hệ mới nào phù hợp với Việt Nam?
Trang bị một loại lựu pháo nòng dài cấp chiến dịch thế hệ mới nhằm thay thế D-20 và M-46 đang dần trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với lực lượng pháo binh Việt Nam.
Những lựu pháo cấp chiến dịch chủ lực của Việt Nam
Lực lượng pháo binh Việt Nam hiện đang được trang bị 3 loại lựu pháo xe kéo cấp chiến dịch gồm D-74 (122 mm), D-20 (152 mm) và M-46 (130 mm), trong đó đáng chú ý nhất là M-46 và D-20.
Pháo nòng dài M-46 cỡ 130 mm
M-46 130 mm là lựu pháo nòng dài do Liên xô nghiên cứu chế tạo vào giai đoạn 1946 - 1950, mã NATO của nó là M1954, Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên Xô (GRAU) đặt định danh 52-P-547.
Pháo M-46 có trọng lượng 7.700 kg; chiều dài 11,73 m; chiều rộng 2,45 m; chiều cao 2,55 m; kíp chiến đấu 8 người.
Nòng của M-46 có chiều dài gấp 52 lần đường kính (6,76 m) cho tầm bắn rất xa, xấp xỉ 27,5 km đối với đạn thường và lên tới 38 km khi sử dụng đạn tăng tầm; góc nâng hạ -2,5o - 45o; góc xoay ngang 50o; tốc độ bắn 5 - 8 phát/phút.
Pháo M-46 còn được sản xuất theo giấy phép tại Trung Quốc với 2 biến thể Type-59 và Type-59-1.
Trong kháng chiến chống Mỹ, M-46 giữ vai trò chủ lực của pháo binh Việt Nam, đã "át vía" hoàn toàn "Vua chiến trường" M107 của Mỹ nhờ tầm bắn xa, tốc độ bắn cao và rất chính xác.
Pháo D-20 cỡ 152 mm
D-20 152 mm là loại pháo mặt đất hạng nặng do Liên Xô sản xuất từ năm 1950, phương Tây nhận ra sự có mặt của nó vào năm 1955 nên đặt định danh là M1955, Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên Xô (GRAU) gọi nó là 52-P-546.
D-20 có trọng lượng 5.700 kg; chiều dài 8,69 m, nòng dài 5,195 m (34 cal); chiều rộng 2,35 m; chiều cao 1,93 m; kíp chiến đấu 6 - 8 người.
Pháo có góc nâng hạ -5o - 63o; góc xoay ngang 58o; tốc độ bắn 5 - 6 phát/phút, 65 phát/giờ; sơ tốc đạn 650 m/s; tầm bắn tối đa 17,4 km và lên tới 24 km khi sử dụng đạn tăng tầm.
Pháo 152 mm D-20 khá nặng nề và khó kéo theo trên trận địa, nhưng bù lại khuyết điểm đó là tầm bắn khá và uy lực rất lớn. Với kính ngắm PG1M hay OP4M, D-20 còn có thể hạ nòng bắn thẳng để chống lại xe tăng, thiết giáp.
Phiên bản tự hành của D-20 chính là 2S3 Akatsiya, ngoài ra nó còn được sản xuất tại một số quốc gia khác trong đó có Trung Quốc với tên gọi Type-66.
Ứng viên lựu pháo cấp chiến dịch thế hệ mới nào phù hợp với Việt Nam?
Có thể nhận thấy 2 loại lựu pháo trên của Việt Nam tồn tại một số hạn chế: pháo D-20 có uy lực rất mạnh nhưng tầm bắn ngắn và độ chính xác không cao, trong khi đó M-46 bắn xa, nhanh và chính xác thì sức mạnh lại tương đối hạn chế.
Do vậy, yêu cầu trang bị một loại lựu pháo nòng dài cấp chiến dịch thế hệ mới nhằm thay thế cho D-20 và M-46 đang dần trở nên cấp thiết và ứng viên sáng giá nhất có thể là 2A65 Msta-B.
Pháo nòng dài 2A65 Msta-B cỡ 152 mm
Lựu pháo xe kéo 2A65 cỡ 152 mm (còn được gọi với cái tên M1987) hiện chỉ phục vụ trong quân đội Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
2A65 cũng thường được gọi là Msta-B vì dùng cùng loại nòng với pháo tự hành 152 mm 2S19 Msta-S (chữ B trong Msta-B là viết tắt của Buksiruemyi nghĩa là "được kéo").
2A65 Msta-B đặt trên khung bệ có 2 bánh xe để di chuyển, khi tác chiến 2 càng sẽ được hạ xuống còn trục thủy lực ngay dưới bệ pháo sẽ nâng lên, như vậy cơ cấu ổn định dựa trên 3 điểm là trục thủy lực và 2 càng pháo.
Ở mỗi bên càng có 1 bánh xe nhỏ dùng để di chuyển tới vị trí bắn, khi đã ổn định phần tử bắn thì bánh xe sẽ được gập 180o lên thân càng.
Nòng pháo 2A65 lắp loa giảm giật 3 khoang và cơ chế nạp bán tự động với đầu đạn và liều phóng riêng rẽ, pháo còn được lắp thiết bị giảm giật thủy lực và bộ phận làm mát bằng chất lỏng.
Thông số kỹ thuật cơ bản: trọng lượng 6.800 kg; khẩu đội 6 - 11 người; góc nâng hạ -3,5o - 70o; góc xoay ngang 28o.
Pháo 2A65 có tốc độ bắn 8 phát/phút; sơ tốc 828 m/s; tầm bắn 24,7 km với đạn OF-45 khi lắp liều phóng OF-72 (đạn OF-45 có thể gắn thiết bị đẩy để nâng tầm lên tới 28,9 km).
Ngoài ra, Msta-B còn bắn được các loại đạn cũ của pháo xe kéo D-20 và pháo tự hành 2S3 Akatsya.
2A65 Msta-B khai hỏa
Có thể thấy 2A65 Msta-B mang trong mình tất cả những ưu điểm của D-20 và M-46 như bắn xa, nhanh, chính xác và có uy lực rất lớn.
Bên cạnh đó với đơn giá vào khoảng 1,2 triệu USD/khẩu, Msta-B rẻ hơn rất nhiều so với các loại pháo hạng nặng nòng dài khác của phương Tây như M777 (4,5 triệu USD/khẩu) hay TRF-1 (trên 2 triệu USD/khẩu).
Do vậy trong tương lai, Việt Nam có thể tính đến phương án nhập khẩu lựu pháo 2A65 Msta-B để tăng cường năng lực chiến đấu cho lực lượng pháo binh, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Theo Đại Lộ